Vì sao kim jong un đi tàu

Thay vì bay 3-4 giờ, tại sao ông Kim đi xe lửa 60 giờ đến Việt Nam?

[NLĐO] - Đoàn tàu chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến ga Đồng Đăng ở Lạng Sơn vào sáng 26-2 để thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.

  • Dàn cận vệ chạy theo xe, đưa Chủ tịch Kim Jong-un rời ga Đồng Đăng

  • Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Việt Nam lúc 8 giờ sáng 26-2

  • Triển khai xe bọc thép bảo vệ an ninh Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên

Câu hỏi đặt ra là tại sao nhà lãnh đạo Triều Tiên lại chọn hành trình bằng tàu lửa mất khoảng 60 giờ, thay vì tốn khoảng 3-4 giờ cho hành trình bằng máy bay.

Các chuyên gia tin rằng ông Kim chọn đoàn tàu bọc thép cho chuyến đi đến Việt Nam là để tiếp nối truyền thống của ông nội và cha. Hồi năm 1958, cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội ông Kim Jong-un, đi tàu đến Trung Quốc rồi đi máy bay đến Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam.

Ngoài ra, khi đoàn tàu đi qua Trung Quốc, hành trình này được xem là cách Triều Tiên cho thế giới thấy mới quan hệ thân cận với đồng minh này.

Đoàn tàu đặc biệt của ông Kim Jong-un đi qua Trung Quốc để vào Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh

P.Võ [Theo Yonhap, The Korea Herald]

[PLO]-Đoàn tàu bọc thép được cho là lựa chọn an toàn hơn cho ông Kim Jong-un khi chuyên cơ Chammae-1 của CHDCND Triều Tiên đã khá cũ.

Theo tờ The Straits Times, mọi hoạt động của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un từ trước đến nay luôn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Do đó, dĩ nhiên lần này việc ông Kim đi tàu lửa đến Việt Nam dự họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump thay vì máy bay cũng trở thành câu hỏi của không ít người.


Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tới ga Đồng Đăng, Lạng Sơn, Việt Nam sáng ngày 26-2. Ảnh: EPA

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 23-2 đã khởi hành từ thủ đô Bình Nhưỡng để tới Việt Nam trên chuyến tàu đặc biệt. Sau khi di chuyển với hành trình dài khoảng 60 giờ đồng hồ với quãng đường khoảng 4.500 km, ông Kim đã có mặt tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào sáng hôm nay, 26-2.

Trong khi đó, nếu ông sử dụng chuyên cơ và bay thẳng từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội thì khoảng cách chỉ là hơn 2.700 km và thời gian di chuyển chỉ mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ.

Giới chuyên gia cho rằng một trong những lý do khiến ông Kim di chuyển tới Hà Nội bằng tàu lửa bởi đây là cách ông nội ông – cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung [Kim Nhật Thành] đã di chuyển khi tới thăm Việt Nam năm 1958 và 1964. Ông Kim Jong-un thường có xu hướng lặp lại những truyền thống của thế hệ đi trước nhằm thể hiện ông là người kế thừa của gia tộc họ Kim.

Một nhận định khác nữa là trong hành trình này, đoàn tàu bọc thép của ông Kim phần lớn đi qua lãnh thổ Trung Quốc, do đó, đây được cho là cách mà Triều Tiên khẳng định mối quan hệ đồng minh thân thiết với Trung Quốc.

Tak Hyun-min, cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nhận định đi tàu là "lựa chọn tuyệt vời" của đội ngũ phụ trách hậu cần của Chủ tịch Kim Jong-un. "Việc đi tàu thu hút sự chú ý của công chúng" - ông Tak nói về hiệu ứng truyền thông giúp quảng bá hình ảnh của lãnh đạo Triều Tiên.


Đoàn xe môtô hộ tống Chủ tịch Kim Jong-un về khách sạn Melia ở thủ đô Hà Nội. Ảnh: REUTERS

"Thế giới và người dân Hàn Quốc được chứng kiến một sự thật đơn giản là có đường tàu nối thẳng từ Bình Nhưỡng đến Việt Nam. Điều đó khiến cho chúng ta hào hứng nghĩ về tương lai có một chuyến tàu xuất phát từ Busan đi qua Bình Nhưỡng đến khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam", ông Tak nhận định. 

Quan trọng hơn cả, đoàn tàu bọc thép được cho là một lựa chọn an toàn hơn cho ông Kim Jong-un khi chuyên cơ Chammae-1 của Triều Tiên khá cũ và Triều Tiên có thể không có nhiều phi công dày dặn kinh nghiệm cho các chuyến công du nước ngoài. Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Mỹ hồi năm ngoái, ông Kim đã sang Singapore bằng máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc.

Đoàn tàu bọc thép của ông Kim Jong-un được biết đến như "một khách sạn đặc biệt" di động. Đoàn tàu với số hiệu DF-0002 khác mẫu tàu DF-0001 mà cha ông, cố chủ tịch Kim Jong-il từng sử dụng.

Đoàn tàu bọc thép với các toa màu xanh, được trang bị các thiết bị tàng hình tránh được radar hoặc các thiết bị do thám, máy quét nhiệt và máy dò bom chống các cuộc khủng bố. Bên trong tàu còn có xe bọc thép và máy bay trực thăng để di tản lãnh đạo trong trường hợp khẩn cấp.

Các toa tàu được gia cố bằng thép chống đạn có thể chịu được các cuộc tấn công bằng hỏa lực thông thường từ bên ngoài. Sàn của đoàn tàu có thể chịu được mìn chống tăng. Khối lượng của đoàn tàu tăng đáng kể bởi những tấm thép chống đạn, do đó, tàu chỉ có thể đạt vận tốc tối đa 60km/giờ dù có đến hai đầu kéo.

Ông Kim Jong-un muốn kế thừa truyền thống 'ngoại giao tàu lửa'

[PLO]- Phía Trung Quốc không thông tin gì về chuyến đi bằng tàu lửa của ông Kim Jong-un xuyên qua nước mình.

THIÊN THANH

Video liên quan

Chủ Đề