Vì sao lá xanh chuyển sang màu nâu

Sự thay đổi màu sắc thú vị của lá vào mùa thu

[ VOH ] - Chúng ta biết rằng chất diệp lục có trong lá là nhân tố khiến lá có màu xanh. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao khi thu đến lá lại thay màu sang những sắc tố đỏ, vàng?

Mùa thu đến là lúc vạn vật được chiêm ngưỡng cây cối thay lá, khoác lên mình màu áo mới với những sắc đỏ, tím, cam hay vàng. Nhờ vào quá trình hóa học diễn ra bên trong cơ thể của cây cối, lá sẽ chuyển màu khi đến đợt giao mùa từ hè sang đông.

Lá có vai trò như một nhà máy cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây vào mùa xuân và mùa hè. Quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng diễn ra ở lá, nơi ở của các tế bào chứa chất diệp lục - sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây ở thực vật. Loại sắc tố kỳ diệu này hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt để trời phục vụ cho quá trình quang hợp: chuyển hóa carbon dioxide [CO2] và nước thành carbohydrate [đường và tinh bột].

Bên cạnh sắc tố vàng, cam và xanh lá, carotene và xanthophyll cũng là những sắc tố được tìm thấy ở các thực vật có quá trình quang tổng hợp, ví dụ như cà rốt. Hầu hết thời gian trong năm lá của thực vật có màu xanh, còn những màu sắc khác chỉ xuất hiện vào mùa thu để chuẩn bị cho mùa đông sắp đến.

Chất diệp lục bị phân hủy

Vào mùa thu ban ngày ngắn hơn ban đêm và sự thay đổi nhiệt độ diễn ra rõ rệt, vì vậy lá ngừng quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng. Chất diệp lục theo đó bị phân hủy khiến các sắc tố cảm quang khác [như đỏ, cam, vàng] có cơ hội “trổ” màu và đem lại sắc mới cho thực vật.

Đồng thời sự thay đổi hóa học cũng sẽ diễn ra, hình thành nên màu lá mới dựa vào sự phát triển của sắc tố anthocyanin đỏ. Các hỗn hợp màu sắc này tạo nên màu hơi ngả đỏ hoặc tím cho cây cối khi vào thu, ví dụ như cây chi giác mộc, chi muối; cây phong đường với màu cam rực rỡ. 

Sắc tím của cây chi giác mộc [Chi sơn thù du]

Một số loài thực vật chỉ mang sắc vàng; cây sồi thì hầu như giữ được sắc nâu của mình. Tất cả những sắc tố cảm quang này kết hợp với chất diệp lục dư thừa và tạo ra màu sắc cho lá khi mùa thu đến.

Lá của cây chi muối [cây sơn/cây muối] khi thu đến

Sự rụng lá ở cây

Màu sắc báo hiệu sự thay mùa mới của thời tiết. Khi gốc lá bám vào cành cây, một lớp tế bào đặc biệt sẽ phát triển và cắt đứt các mô nâng đỡ lá. Chất diệp lục sẽ bị phá vỡ thành chất dinh dưỡng dự trữ, làm lá chuyển màu và dần dần rụng đi do tác động sức gió. Sự rụng lá ở cây vào mùa thu giúp thực vật chống chịu với thời tiết khắc nghiệt và tiết kiệm năng lượng. 

Cây phong đường mùa thay lá

Đa số những cây có thân lá lớn đều lìa cành vào mùa thu. Tuy nhiên, các thân lá màu nâu của cây sồi và một số cây khác vẫn bám trên cành cho đến mùa xuân. Ở nơi nhiệt độ ấm hơn thì cây có thân lá lớn vẫn giữ được màu xanh vốn có khi mùa đông đến. 

Cây họ thông như cây thông, tùng, chi lãnh sam, chi thiết sam, chi tuyết tùng, v.v. luôn xanh tươi quanh năm và rất hiếm khi rụng lá kể cả ở những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt hay ôn hòa. 

Thời tiết tác động đến màu lá

Nhiệt độ, ánh sáng, nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ và thời gian duy trì màu lá. Nhiệt độ thấp nhưng chưa đến mức đóng băng sẽ tạo điều kiện cho sắc đỏ của anthocyanin xuất hiện ở cây phong. Tuy nhiên sương giá của cái rét sẽ làm cho màu đỏ của cây phong nhạt đi. Ngày mưa và u ám sẽ khiến sắc lá đậm hơn bình thường, vì vậy khoảng thời gian tốt nhất để chiêm ngưỡng màu sắc mùa thu là vào những ngày khô ráo, đẹp trời và thoáng mát. 

Cùng một loại cây nhưng màu lá khác nhau do sự thay đổi của các nhân tố ngoại cảnh.

Sự thay đổi sắc lá chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, và quá trình này rất quan trọng để thực vật có đủ năng lượng dự trữ cho mùa đông sắp tới. Tùy từng vùng miền khí hậu khác nhau mà lá cây đổi màu sớm hay muộn. Lượng ánh nắng mặt trời trong mùa thu thấp hơn nhiều so với mùa hè, và sang đông thì hầu như không có ánh nắng. Vậy nên mùa thu là thời điểm tốt nhất để cây tích trữ năng lượng bằng cách phá vỡ chất diệp lục và hút chất dinh dưỡng của lá, khiến lá có màu đỏ, vàng.

Khám phá công dụng lá sầu đâu mà ít người biết : Cây sầu đâu hiện có tên trong danh sách dược liệu của Việt Nam. Nhiều bộ phận của cây được ứng dụng làm thuốc, nhất là lá sầu đâu.

Cỏ 4 lá và những điều có thể bạn chưa biết: Cỏ 4 lá từ lâu đã là biểu tượng may mắn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vốn là một biến tướng hình dạng của cỏ 3 lá, đây là loại cỏ mọc nhiều ở Ireland.

Lá được hình thành từ chất diệp lục.

Như nhiều bạn có thể đã biết, cây xanh lấy năng lượng nhờ quang hợp. Trong quá trình quang hợp này, những bào quan lục lạp - chứa diệp lục - hấp thu ánh sáng mặt trời và tạo nên một chuỗi phản ứng. Quá trình này tạo nên một chất quen thuộc với chúng ta - đường glucose – cây sử dụng loại đường này để tạo nên năng lượng.

Trong quá trình này, chất diệp lục không thể hấp thụ 100% ánh nắng mặt trời, một số tia sáng vẫn được phản ngược lại ra môi trường. Chúng phản xạ ra ánh sáng màu xanh lá cây – những chiếc lá xanh ngát chúng ta thường thấy chính là những chiếc lá chứa nhiều chất diệp lục.

Vậy tại sao lá lại chuyển từ màu xanh sang màu nâu?

Ngày ngắn hơn là thay đổi lớn nhất của mùa thu so với mùa hè. Điều này làm giảm thời gian quang hợp của cây. Nhiệt độ cũng giảm dần để chuẩn bị bước sang mùa đông. Cây phải tự giảm chất diệp lục để làm quen với thay đổi trong thời tiết.

Kết quả của quá trình này tạo ra những màu sắc mới cho những chiếc lá. Những chiếc lá chứa những sắc tố mới như carotenes mang đến màu đỏ cảm cho chiếc lá, hay sắc tố xanthophylls mang đến màu vàng.

Những loại cây khác nhau sẽ có những màu sắc khác nhau. Bạn có thể thấy cây phong sẽ có lá màu đỏ rực, hay cây tần bì trong công viên lại có lá màu vàng. Còn cây sồi thì lại có rất nhiều sắc tố hòa trộn trong một chiếc lá, không có màu nào nổi bật, và tất cả tạo thành màu nâu đặc trưng cho cây sồi.

Các bạn có còn nhớ thì nghiệm trong môn Sinh học lúc cấp 2, chúng ta có thể loại bỏ chất diệp lục để xem những màu sắc khác ẩn mình trong những chiếc lá. 

Vẫn còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới sự thay đổi này.

Nếu như bạn là người hay quan sát, chắc hẳn bạn cũng nhận ra có những năm cây khoác lên mình một chiếc áo màu đỏ rực rỡ, có những năm màu đỏ này lại dịu dàng hơn nhiều. Đó là bởi còn có những yếu tố lớn khác ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, chính là nhiệt độ và thời tiết.

Những ngày nắng ấm thúc đẩy quá trình quang hợp, tạo nên đường [glucose] cho cây, thúc đẩy cây tạo nhiều sắc tố. Những chiếc lá sẽ trở nên rất rực rỡ chỉ sau vài ngày thời tiết tốt. Ngược lại, trong điều kiện lạnh lẽo, ít ánh nắng mặt trời, quá trình này sẽ chậm lại, và những chiếc lá lúc này sẽ mang màu sắc xám xịt.

Cây ở phía dưới được hưởng ít ánh nắng hơn các cây ở trên

Những thay đổi nhỏ trong thời tiết cũng khiến màu sắc của những chiếc lá thay đổi. Những cây mọc ở tầm thấp trong rừng, đặc biệt khi trời tối, sẽ chịu không khí lạnh hơn so với những cây mọc tầng cao. Điều này do đặc điệm vật lý, không khí ấm sẽ bay lên trên còn không khí lạnh sẽ ở phía dưới. Điều này làm cho những cây mọc phía dưới thay đổi màu sắc nhanh hơn trong khi những cây ở trên cao sẽ chậm hơn. Và những cây được trồng trong đô thị, ở trong môi trường nội đô ấm hơn, cũng sẽ thay đổi màu sắc chậm hơn.

Tại sao lá lại rụng?

Những cây bị rụng hết lá với chúng ta có thể sẽ không đẹp bằng những màu sắc sặc sỡ của chúng trong mùa thu. Nhưng từ góc nhìn khoa học, quá trình thay lá này của cây lại hết sức thú vị. Quá trình thay lá dựa vào một lớp đặc biệt của tế bào, tạm dịch là lớp thay thế [abscission layer], lúc đầu có nhiệm vụ gắn những chiếc lá lên cành cây.

Khi thời gian mặt trời chiếu sáng giảm đi, năng lượng cho cây giảm đi, cây cũng giảm sự lưu thông các chất tới lớp thay thế. Khi năng lượng tới những chiếc lá này không đủ, lớp thay thế này bắt đầu khô lại và làm lá phải lìa cành.

Khoảng thời gian rụng của mỗi cây tùy thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết không tốt, lá có thể rụng chỉ sau vài ngày sau khi thay đổi màu sắc. Vậy nên đứng chần chừ, hãy ra ngoài và thưởng thức khung cảnh rực rỡ của mùa thu ngay khi có thể.

Ở những vùng đất có khí hậu thay đổi rõ rệt vào các mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, chúng ta sẽ quan sát được những chiếc lá cây đổi màu. Đặc biệt ở Đà Lạt, có những chiếc lá phong tạo được sự thu hút rất lớn.


Với kinh nghiệp trồng và chăm sóc cây Phong lâu năm tại Đà Lạt, các bạn cần thông tin hỗ trợ gì đừng ngần ngại liên hệ với mình để cùng phát triển loại cây độc đáo này nhé :]

Giải thích hiện tượng lá đổi màu

Vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt độ cao, lá được tắm trong ánh sáng mặt trời và tạo ra chất dinh dưỡng từ quang hợp. Lúc này trong lá sẽ có rất nhiều chất diệp lục, nên sẽ có màu xanh tươi mát. 

Tuy nhiên, khi mùa thu đến, nhiệt độ bắt đầu giảm dần, năng lượng nhận được từ quá trình quang hợp sẽ thấp dần, cây sẽ không sẽ không đủ năng lượng để giữ lá. Chất diệp lục trong lá cũng dần biến mất, dẫn đến sự thay đổi màu lá.

Ban đầu, lá chứa rất nhiều carotenoids có vai trò hỗ trợ quang hợp. Đến khi trời lạnh, lá giảm hiện tượng quang hợp, hàm lượng chất diệp lục trong lá giảm làm cho sắc tố xanh giảm dần, do đó màu vàng của carotenoids trở nên nổi bật. Kết thúc quá trình lá chuyển hẳn sang màu vàng.

Hiện tượng lá vàng thì quá dễ hiểu phải không nào, thế nhưng tại sao có những loại lá cây lại chuyển sang màu đỏ?

Ở những nơi có khí hậu lạnh [dưới 10 ° C ], chúng ta sẽ dễ thấy hiện tượng lá đỏ hơn những vùng đất khác.

Bởi sự cân bằng giữa chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng và tạo ra chất dinh dưỡng không thành công. Sau đó, lá sẽ tạo thành chất Anthocyanin sắc tố màu đỏ để giữ sự cân bằng đó, cố gắng tiếp tục quang hợp cho đến khi lá rụng.

Ở Đà Lạt vào những năm gần đây, mùa Đông không còn lạnh như trước, lá Phong nơi đây cũng chỉ "hườm hườm" màu cam, chứ không đỏ hẳn.

Vào lúc chuyển mùa Đông sang Xuân, khí hậu ấm dần lên cũng là lúc những chồi lá non xuất hiện. Lúc này lá còn non và yếu ớt nên khả năng quang hợp còn kém, bởi vậy sẽ có sắc tố đỏ do Anthocyanin. 

Tuy nhiên lá đỏ chuyển sang màu xanh rất nhanh, bởi khí hậu những năm gần đây đang nóng dần lên, chất diệp lục được lá tạo ra nhiều, khiến màu đỏ trên lá cây chỉ tồn tại trong khoảnh khắc rất ngắn ngủi.

Cây phong lâu năm tuổi bên cạnh quán nướng Lá Phong

Mùa Đông ngắn ngủi khiến cây Phong bên cạnh BBQ the le'Map giữ sắc đỏ chỉ trong trong vài ngày. Màu lá luôn được cập nhật trên website, cũng như trên trang facebook, các bạn nhớ theo dõi để cập nhật màu lá nhé.

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề