Vì sao lại sử dụng đất hợp lý

Đất là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ… Tại sao phải sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh thực trạng hiện nay? Tại sao phải sử dụng đất hợp lý? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014

Chúng ta phải sử dụng đất hợp lý vì 3 lý do chính sau:

  1. Hướng đến phát triển bền vững với môi trường, thảm thực vật trong xanh, lành mạnh.
  2. Đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm đầy đủ cho con người: các loại cây ăn quả, rau cũ, lúa gạo, thịt cá…
  3. Bên cạnh đó, do dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở và các công trình công cộng, dẫn đến quỹ đất cũng ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý để hướng đến cho thế hệ tương lai.

Hệ số sử dụng đất chính là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn xây dựng trên tổng số diện tích lô đất. Tổng diện tích sàn xây dựng sẽ được tính bao gồm tất cả diện tích của sàn các tầng cộng lại chỉ trừ các tầng kỹ thuật; tầng mái; tầng hầm. Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn toàn công trình với diện tích toàn bộ lô đất.

Hệ số sử dụng đất nhằm khống chế số tầng cao trong khu đất xây dựng tương ứng với mật độ xây dựng cho phép. Đối với một công trình khác nhau sẽ có hệ số sử dụng đất khác nhau:

+ Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức; hộ gia đình; cá nhân bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

+ Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên; có nhiều căn hộ; có lối đi; cầu thang chung; có phần sở hữu riêng; phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình; cá nhân; tổ chức.

+ Công trình đa năng là công trình có nhiều công năng sử dụng khác nhau.

+ Chiều cao của nhà; công trình; kết cấu là chiều cao được tính từ cao độ mặt đất tới điểm cao nhất của nhà; công trình; kết cấu. Với công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Cách xác định chiều cao của nhà, công trình, kết cấu trong các trường hợp cụ thể.

Do tình hình của nước ta phân bố không đều là miền núi; đồng bằng; trung du; biển đảo nên tùy vào thực tế của mỗi địa phương thì mỗi địa điểm; vùng đất tương ứng mà hệ số sử dụng đất sẽ khác nhau.

Khi tính hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn xây [tất cả các sàn của các tầng cộng lại; trừ các tầng kỹ thuật, tầng mái, hố thanh mái] trên tổng diện tích lô đất. Hệ số sử dụng đất có tác dụng khống chế số tầng cao trong khu đất xây tương ứng với tỷ lệ xây cho phép.

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích sàn của công trình : Tổng diện tích lô đất

Ví dụ: Một lô đất có tổng diện tích là 100m2, dự kiến sẽ xây dựng một ngôi nhà 5 tầng với diện tích mỗi tầng là 50m2

Hệ số sử dụng đất  = [50 x 5] / 100 = 2,5 lần [hoặc 250%]

+ Hệ số sử dụng đất là căn cứ để xác định giới hạn số tầng ở các dự án khu đô thị tương ứng với mật độ xây dựng đựơc phép.

+ Hệ số sử dụng đất thể hiện quy mô công trình, phí xây dựng.

+ Hệ số xây dựng càng cao thì lợi ích kinh tế có thể sẽ cao vì tăng diện tích sàn; khi phối hợp với mật độ xây dựng sẽ giúp tiết kiệm được quỹ đất. Tuy nhiên, khi hệ số sử dụng quá cao sẽ tác động đến hệ thống hạ tầng khu vực, làm giảm mức độ cạnh tranh của dự án.

+ Hệ số sử dụng đất tỷ lệ thuận với mật độ dân cư khu vực; hệ số sử dụng càng thấp thì mật độ dân cư tai dự án càng thấp.

+ Hệ số sử dụng đất ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của chủ sở hữu căn hộ; tỷ lệ hệ số sử dụng càng thấp thì diện tích sử dụng càng lớn, khi đó càng có lợi cho chủ căn hộ.

Mục đích của hệ số sử dụng đất trong quy hoạch là để giới hạn số tầng ở các khu đô thị cho tương ứng với mật độ dân cư được cho phép. Hệ số này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thi công và xây dựng. Bởi vì hệ số này sẽ thể hiện được quy mô của công trình xây dựng và chi phí xây dựng.

Ví dụ: Khi xây dựng các căn hộ cho diện tích như nhau trên một khu đất có diện tích 1000m2 thì:

+ Khi hệ số sử dụng đất là 5 có nghĩa có thể xây được 50 căn hộ và mỗi căn hộ sẽ sở hữu 1/50 diện tích lô đất [20m2]

+ Khi hệ số sử dụng đất là 2 có nghĩa có thể xây được 20 căn hộ và mỗi căn hộ sẽ sở hữu 1/20 diện tích lô đất [50m2]

Qua đó có thế thấy, hệ số sử dụng đất tỷ lệ thuận với mật độ khu dân cư. Càng thấp thì mật độ dân cư càng thấp, kéo theo đó thì chất lượng cuộc sống của chủ căn hộ sẽ càng cao.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tại sao thực trạng ngày nay đòi hỏi chúng ta phải sử dụng đất hợp lý?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin xác nhân độc thân; đăng ký bảo hộ logo công ty, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra cứu thông tin quy hoạch của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Sử dụng đất hợp lý mang lại ý nghĩa gì?

Việc sử dụng hợp lý đất mang lại ý nghĩa kinh tế và bảo vệ, cải tạo môi trường. Với vai trò đặc biệt của mình cùng với các đặc điểm đặc trưng của đất đai, càng đòi hỏi việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và hợp lý.

Nguyên tắc sử dụng đất thể hiện trong Luật đất đai ra sao?

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

Đất là tài nguyên quý giá và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Đất là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Từ hàng ngàn đời nay, cuộc sống của nhân dân ta đã gắn bó với đất đai và cây lúa nước. Tuy nhiên, việc sử dụng đất đai ở nước ta vẫn còn chưa hợp lý. Vậy vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng gồm:

  • Phần khí: Là không khí có ở trong các khe hở của đất. Không khí có trong đất cũng chứa nito, oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển.
  • Phần rắn: Gồm chất hữu cơ và chất vô cơ. Thành phần vô cơ chiếm từ 92-98% khối lượng phần rắn. Trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho, kali… Thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết. Dưới tác động của vi sinh vật, xác động, thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.
  • Phần lỏng: Là nước trong đất. Nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng.

Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?

Đất có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lý.

Vai trò của đất:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm.
  • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
  • Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
  • Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

Chúng ta cần sử dụng đất một cách hợp lý để hướng đến phát triển bền vững với môi trường, đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm đầy đủ cho con người.
Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở và các công trình công cộng. Quỹ đất cũng ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai.

Việc dân số tăng cao cũng dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng. Trong khi đó diện tích đất trồng trọt lại có hạn. Vì vậy chúng ta cần sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả.

Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

Có nhiều phương pháp để bảo vệ và cải thiện chất lượng của đất. Cụ thể là các biện pháp sau:

  • Cày sâu, bừa kĩ kết hợp với bón phân hữu cơ: biện pháp này có tác dụng làm tăng bề dày của lớp đất, chống chôn vùi cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước. Độ phì nhiêu của đất cũng được tăng lên. Ngoài ra đất còn tơi xốp và thoáng khí hơn.
  • Làm ruộng bậc thang: biện pháp này có tác dụng chống xói mòn, chống rửa trôi, giữ lại chất dinh dưỡng cho đất.
  • Trồng xen cây phân xanh giữa các cây công nghiệp: biện pháp này giúp tăng độ che phủ của đất, chống xói mòn và cải tạo độ phì nhiêu của đất.
  • Bón vôi:Bón vôi giúp giảm độ chua cho đất. Ngoài ra, vôi còn cung cấp Canxi cho đất và làm tăng khả năng phát triển bộ rễ của cây trồng.
  •  Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: biện pháp này giúp rửa phèn cho đất.

Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

Giống cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng trong trồng trọt. Giống tốt sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng của cây trồng. Từ đó người nông dân sẽ có được vụ mùa bội thu hơn.

Bên cạnh đó, đối với những giống cây trồng cho năng suất cao, tăng thu nhập cho người dân thì sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng. Ví dụ như: giảm cây lương thực, tăng diện tích trồng cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Các biện pháp chọn tạo giống cây trồng

Có nhiều phương pháp chọn tạo giống cho cây trồng. Trong đó các phương pháp phổ biến là:

Phương pháp chọn lọc

Chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt để so sánh với giống ban đầu, sau đó đem nhân giống sản xuất đại trà.

Phương pháp lai

Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn lên đầu nhụy của cây mẹ, sau đó đem hạt cây mẹ gieo trồng tạo thành cây lai rồi đem nhân giống.

Phương pháp gây đột biến

Dùng tia α, γ hoặc chất hóa học gây đột biến ở một số bộ phận của cây, từ đó chọn cây đột biến có lợi để nhân giống.

Phương pháp nuôi cấy mô
Tách mô hoặc tế bào sống nuôi trong một môi trường đặc biệt để mô nẩy mầm thành cây con, sau đó chọn lọc lại ta được giống mới.

Những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống

Video liên quan

Chủ Đề