Vì sao ngành chăn nuôi có xu hướng tăng

Vì sao ngành chăn nuôi có xu hướng tăng
Mô hình trang trại nuôi bò công nghiệp

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thế giới và Việt Nam. Ngành chăn nuôi là một ngành nghề được đánh giá là có lợi thế trong tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây.

Chỉ trong vài thập kỷ qua, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều bước tiến ngoạn mục của ngành này kể cả về quy mô, phương thức, chất lượng sản phẩm…

Tuy nhiến, đối mặt với sự cạn kiệt dần tài nguyên, nguồn lực kèm với sự thay đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, chúng ta vẫn phải tiếp tục phát triển và thay đổi để phù hợp hơn với tình hình chung của ngành nghề.

Xu thế phát triển ngành chăn nuôi chung của thế giới

Đô thị hóa là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng như thế giới. Việc đô thị hóa thường kéo theo suy giảm diện tích cho trồng trọt, chăn nuôi và dân số làm nông nghiệp đồng thời làm gia tăng sản lượng tiêu thụ của sản phẩm chăn nuôi.

Một trong các nguyên nhân gia tăng nhu cầu tiêu thụ là do tăng trưởng thu nhập. Ước tính đến năm 2050, tỉ lệ tăng trưởng thu nhập toàn cầu là 2.5%.  Tăng trưởng tiêu thụ các sản phẩm từ thịt, sữa… ở các nước công nghiệp được dự đoán sẽ chậm hơn so với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển.

Mặt khác, ở hầu hết các nước OECD đã có lượng hấp thụ calo cao của sản phẩm động vật (1.000 kcal/người/ngày trở lên), mức tiêu thụ sẽ không thay đổi, trong khi ở Nam Mỹ và các nước thuộc Liên Xô cũ sẽ tăng lên.

Dự báo mức tiêu thụ thịt và sữa bình quân/người/năm ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 89 và 209kg và đến năm 2050 tương ứng là 94 và 216kg. Ở các nước đang phát triển đến năm 2030 tương ứng là 38 và 67kg, đến năm 2050 là 44 và 78kg.

Tổng mức tiêu thụ thịt, sữa ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 121 triệu tấn và 284 triệu tấn, đến năm 2050 là 126 và 295 triệu tấn. Còn ở các nước đang phát triển, tổng mức tiêu thụ thịt và sữa đến năm 2030 tương ứng là 252 và 452 triệu tấn; đến năm 2050 là 326 và 585 triệu tấn.

Ở Việt Nam sự phát triển của ngành chăn nuôi cùng với việc thu nhập của người lao động tăng, dẫn đến thay đổi lớn trong cách chi tiêu. Theo một tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi tuyệt đối cho gạo giảm 4% trong khi chi cho thịt và sữa tăng gấp đôi. Tại khu vực đô thị, chi tiêu cho gạo giảm từ 25% (2002) xuống còn khoảng 17,2%, trong khi chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 32,7% lên 37,8% trong cùng kỳ. Tại khu vực nông thôn, chi tiêu cho gạo giảm từ 38,9% xuống 25,4% và chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 23,4% lên 34%.

Xu hướng phát triển chăn nuôi của Việt Nam

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa của nước ta phát triển tốt và đang dần tiệm cận các nước chăn nuôi bò sữa phát triển trên thế giới. Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành sữa ước đạt 109.000 tỷ đồng (khoảng 4.781 triệu USD). Dù Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa nhưng sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sữa và sản phẩm sữa để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 266 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo đánh giá của đại diện Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi gia súc nhai lại các năm tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển, bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm của gia súc nhai lại ngày càng tăng do bùng nổ dân số Việt Nam từ 95 triệu dân năm 2019 lên khoảng 100 triệu dân vào năm 2025 và do đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với tăng trưởng cao về khách du lịch ở nước ta.

Vì vậy, việc cải thiện, nâng cấp chất lượng, sản lượng của ngành này đang rất được quan tâm phát triển. Điển hình là việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thức ăn thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu là phụ phẩm của những quá trình sản xuất trong công nghiệp.

Ajitein, sản phẩm đạm đơn bào / đạm nấm men, là kết quả của quá trình sản xuất bột ngọt bằng cách lên men nấm (yeast).

Sau quá trình lên men để sản xuất bột ngọt, phần xác nấm men trong dung dịch lắng đọng được tách và sấy khô theo qui trình chế biến. Đây là sản phẩm với nguồn đạm cao có thể thay thế hoàn toàn các sản phẩm từ động vật như bột huyết, bột xương, bột cá, bột thịt… với các chất dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với tác dụng của acid glutamic (bột ngọt), sản phẩm có khả năng tăng sự ngon miệng, kích thích sức ăn của vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh và cải thiện sức đề kháng của vật nuôi.

Sản phẩm đạm đơn bào / đạm nấm men Ajitein với hiệu quả kinh tế cao hiện đang được phân phối trực tiếp và độc quyền bởi công ty TNHH Tân Hữu Quí từ công ty Ajinomoto Việt Nam ở thị trường miền nam Việt Nam với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng truy cập:

http://tanhuuqui.com/san-pham/ajitein-dam-don-bao-dam-nam-men/

Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và các ưu đãi hấp dẫn, hãy liên lạc ngay với chúng tôi:

Email:             

Call:                 0916.497.717

Fanpage:          http://tanhuuqui.com/

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 113 SGK Địa lí 10

Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

-  Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt.

- Trong khi ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi.

⟹ Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Chăn nuôi gia súc - Xu hướng chủ đạo trong chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ở Việt Nam

28/10/2019 - 09:29 AM

Cỡ chữ

Do thói quen sử dụng thịt lợn rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân nên chăn nuôi lợn luôn chiếm tỷ trọng lớn v số lượng cũng như giá trị kinh tế trong cơ cấu ngành chăn nuôi nước ta và là nguồn sinh kế chính của nhiu hộ dân ở nông thôn. Tuy nhiên, một trong những vấn đ đáng lo ngại hiện nay của ngành Chăn nuôi là đang phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi (ASF) trên phạm vi cả nước, điu này không chỉ tác động đến cung - cầu thực phẩm trong nước mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của ngành; cùng với đó là những bất cập khác như: Cơ cấu chăn nuôi mất cân đối, biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn tới việc ngành Chăn nuôi cần nhanh chóng thực hiện chuyển đổi cơ cấu, giúp tiếp tục tăng trưởng, giữ vững thị phần trong tăng trưởng chung của toàn ngành Nông nghiệp.

Mặc dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 2/2019 tại tỉnh Hưng Yên, song đến nay dịch tả lợn châu Phi đã có sức lây lan mạnh mẽ trên cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 6/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4.389 xã, 458 huyện của 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng số lợn phải tiêu hủy trên cả nước là 2,82 triệu con, chiếm 10% tổng đàn, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng chịu thiệt hại lớn nhất với số lợn bị tiêu hủy là 2,1 triệu con. Điu này khiến sức mua thịt lợn trên thị trường giảm đáng kể, giá lợn hơi xuất chuồng lao dốc nhanh chóng và không ít người nông dân lao đao. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1.801,2 nghìn tấn, giảm 4,7% so cùng k năm trước; riêng trong quý II đạt 796,8 nghìn tấn, giảm 12,4%. Sang tháng 7/2019, dịch tả lợn châu Phi chưa có dấu hiệu ngừng lại, vẫn tiếp tục có chiu hướng lan rộng sang nhiu địa phương khác. Tính đến ngày 22/7/2019, dịch bệnh đã xảy ra tại 6.016 xã thuộc 558 huyện của 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khiến đàn lợn cả nước giảm tới 16% so với cùng thời điểm năm trước. Với tình trạng này, Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Business Consulting dự báo đến cuối năm 2019, Việt Nam có thể thiếu 500.000 tấn thịt heo, tương đương 20% nhu cầu thị trường.

Vì sao ngành chăn nuôi có xu hướng tăng

Ảnh minh họa, nguồn Internet


Một vấn đ khác cũng đáng được quan tâm là cơ cấu chăn nuôi của Việt Nam đang mất cân đối. Theo Cục Chăn nuôi, ở các nước phát triển, trong cơ cấu chăn nuôi, lợn chỉ chiếm 20-25%, gia cầm chiếm 40% và gia súc ăn cỏ từ 30-35%. Trong khi đó ở Việt Nam, lợn chiếm tới 65-70%, gia cầm chiếm 20-25%, gia súc ăn cỏ chỉ chiếm 6-8%. Các chuyên gia đánh giá đây không phải là cơ cấu thông minh và hợp lý, bởi v sinh học, vòng đời của gà là ngắn nhất (42 ngày), chi phí tăng trọng rẻ nhất (1,5-1,6 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng), trong khi đó, lợn nuôi tới 6 tháng, chi phí cho 1 kg tăng trọng lên tới 2,5 kg thức ăn. Đó là chưa kể đến áp lực v môi trường trong chăn nuôi lợn là rất lớn.

Điu đáng lo ngại khác là hiện ngành chăn nuôi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, tình trạng hạn hán trong tương lai sẽ gây hậu quả không có đủ nước để duy trì việc nuôi trồng lúa và hoa màu để cung cấp thực phẩm cho chăn nuôi lợn.

Trước thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo ngành Chăn nuôi cần giữ vững thị phần chăn nuôi trong tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp, trong đó có đưa ra giải pháp chuyển đổi cơ cấuchăn nuôi. Mặc dù câu chuyện chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đã đặt ra từ nhiu năm trước, song còn diễn ra chậm do tập quán chăn nuôi, thói quen tiêu dùng của người dân nước ta, chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam đẩy mạnh việc chuyển đổi này.

Để thay đổi cơ cấu chăn nuôi, ngay trong năm 2019 và trong nhiu năm tới sẽ điu chỉnh mức tăng trưởng của chăn nuôi gia cầm và gia súc ăn cỏ, trong đó chăn nuôi đại gia súc được xem là xu hướng chủ đạo trong 10 năm tới.

Trước đây, nhiu chuyên gia chăn nuôi cho rằng Việt Nam khó phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ vì không có cánh đồng, không có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên đến nay, những hạn chế đó đu đã được khắc phục nhờ những công nghệ mới v giống, chuồng trại, dinh dưỡng, mô hình liên kết khép kín trong chăn nuôi từ cung cấp con giống, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất giống bò chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật đến tiêu thụ sản phẩm... Bằng chứng là bản đồ v chăn nuôi gia súc ăn cỏ đã được thay đổi một cách rõ rệt trong những năm qua, ví dụ: Tập đoàn TH vẫn nuôi được hàng chục ngàn con bò sữa ở Nghệ An, nơi có gió Lào nóng, với năng suất hơn 8 tấn/chu k, cao nhất Việt Nam và cao hơn so với tất cả các nước trong khu vực; Công ty CP Giống và Thức ăn chăn nuôi T&T 159 đang nuôi 2.000 con bò thịt ở Hòa Bình với mô hình chăn nuôi hoàn toàn sử dụng phụ phẩm; Hay mô hình chăn nuôi đại gia súc theo quy mô công nghiệp khép kín tại các tỉnh Hòa Bình,Gia Lai, Hà Nội…

Vì sao ngành chăn nuôi có xu hướng tăng

Ảnh minh họa, nguồn Internet


Điu đáng mừng là các địa phương trong nước đang tăng cường sự hợp tác, liên kết để phát triển chăn nuôi gia súc. Trong đó phải kể đến sự liên kết, hợp tác giữa Hà Nội và Thái Bình thực hiện đ án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết”, để phát triển hoạt động chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, hình thành một ngành kinh tế, khai thác hiệu quả các giá trị từ phát triển, chăn nuôi bò, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chăn nuôi lớn trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước. Sự bắt tay này đã được cụ thể hóa ngay bằng việc Hà Nội tặng Thái Bình 100 con bò giống lai Sind vào tháng 6/2019 vừa qua.

Bên cạnh đó, Việt Nam được cho là đang có dư địa lớn để phát triển đàn gia súc ăn cỏ. Theo khảo sát, không gian thị trường trong nước v thịt đỏ và sữa đang rất rộng trong khi sản lượng thịt gia súc ăn cỏ chưa đáp ứng được tiêu dùng trong nước. Mỗi năm, nước ta vẫn đang chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu sữa nguyên liệu để chế biến đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, việc Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau ký kết Nghị định thư vào ngày 26/4/2019 v xuất khẩu sữa sang nước này đã mở ra cánh cửa cho ngành sữa nước ta tiến sâu vào một trong những thị trường tiêu thụ sữa lớn của thế giới.

Trên thực tế, đối mặt với chiu hướng lây lan gia tăng của ASF, một số người dân chăn nuôi thời gian qua đã có xu hướng phát triển các vật nuôi khác thay thế chăn nuôi lợn và cho kết quả tốt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước tính đạt 51,2 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng k năm trước (quý II đạt 24,8 nghìn tấn, tăng 3,8%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 192,5 nghìn tấn, tăng 3,8% (quý II đạt 93,2 nghìn tấn, tăng 5,2%); sản lượng sữa bò 6 tháng đạt 508,4 nghìn tấn, tăng 8,2% (quý II đạt 256,2 nghìn tấn, tăng 9%).

Bên cạnh phát triển chăn nuôi gia súc, việc phát triển chăn nuôi gia cầm cũng là giải pháp giúp cân bằng ngành Chăn nuôi nói riêng và ngành Nông nghiệp nói chung. Theo Cục Chăn nuôi, trong những năm qua, số gia cầm của cả nước tăng bình quân hơn 6%/năm, sản lượng thịt gia cầm đạt hơn 1 triệu tấn/năm, sản lượng trứng đạt hơn 11 tỷ quả/năm... Cùng với đó, số liệu Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tình hình chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Ước tính sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 660,9 nghìn tấn, tăng 8,6% (quý II đạt 322,7 nghìn tấn, tăng 11,3%); sản lượng trứng gia cầm 6 tháng đạt gần 7 tỷ quả, tăng 11,4% (quý II đạt 3,4 tỷ quả, tăng 12,3%). Hiện nhu cầu tiêu dùng trong nước v thịt gia cầm ngày càng tăng với sức tiêu thụ của 96,2 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm.

Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm được cho là hướng đi mở ra nhiu cơ hội mới cho ngành Chăn nuôi, bởi trong những năm gần đây dịch bệnh được kiểm soát khá tốt. Bên cạnh đó, ngành Chăn nuôi Việt Nam có sẵn nguồn giống tốt và các quy trình, công nghệ chăn nuôi hiện đại ở các khâu (con giống, trang thiết bị…), qua đó giúp tăng cường năng lực sản xuất trong nước. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp trong nước đang có sự góp mặt ngày một nhiu những công ty lớn đầu tư bài bản, có giải pháp căn cơ, nhằm tạo sản phẩm gia cầm lợi thế, đủ sức cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu.

Để phát triển chăn nuôi gia cầm, Bộ NN&PTNT chỉ đạo cần mở rộng thị trường tiêu thụ gia cầm trong nước, bằng cách tăng cường tuyên truyn thay đổi thói quen tiêu dùng theo hướng tăng sử dụng các sản phẩm gia cầm, nhằm làm đa dạng, phong phú hơn nguồn dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, đồng thời tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Các địa phương cần chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, tránh phát sinh dịch bệnh trên gia cầm; nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế cao, tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn có chứng nhận chất lượng nhằm tránh rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao; đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu từng thị trường xuất khẩu; tạo điu kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gia cầm tại các thị trường thế giới, có hướng mở rộng quy mô sản xuất và thị trườngtim năng; cần phát triển sản phẩm gia cầm qua chế biến, như trứng muối, thịt gà, thịt vịt;… Mặt khác, tăng cường tiếp cận và tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương, hiệp định thương mại tự do.

Cùng với sự nỗ lực của các địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi thì việc Luật Chăn nuôi và các văn bản dưới luật có hiệu lực từ năm 2020 sẽ tạo điu kiện thuận lợi cho ngành Chăn nuôi tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp cả nước./.

Bích Ngọc

Về trang trước Gửi email In trang