Vì sao người ta bị dị ứng

Vào thời gian chuyển mùa và thời tiết thay đổi đột ngột, rất nhiều người bị dị ứng thời tiết liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng ta cần tìm hiểu về những dấu hiệu cũng như cách phòng tránh dị ứng thời tiết để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

Dị ứng thời tiết là tình trạng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài như phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết.

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và chia ra thành 2 loại:

Dị ứng thời tiết nóng

Trong những ngày nắng vào mùa hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi khiến làn da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, dễ gây tình trạng viêm nhiễm, cơ thể bị mất nước.

Tình trạng nay cũng khiến cho bệnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn.

Dị ứng thời tiết lạnh

Khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 20 độ C vào mùa đông, không khí hanh khô khiến làn da trở nên thô ráp hoặc ngày mưa ẩm ướt đều làm cho dị ứng thời tiết xảy ra.

Sự thay đổi thời tiết đột ngột được xác định là nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết, điều này làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa.

Làn da là nơi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Do tiết nhiều mồ hôi nên da trở nên ẩm ướt vào những ngày nắng nóng hoặc do chất sừng bị mất nước nên da trở nên thô ráp vào những ngày trời lạnh đều là những biến đối khiến protein trong cơ thể kích ứng với cơ thể, xuất hiện tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết.

Dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ đột ngột

Dị ứng thời tiết có biểu hiện ngoài da bao gồm:

  • Ban đỏ, kèm ngứa nổi trên da khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhất là ở các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ gây khó chịu, bị làm phiền với người bệnh.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
  • Khắp cơ thể nổi mề đay cấp tính, rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột được gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.

Dị ứng thời tiết không lây lan từ người sang người, bệnh chỉ xuất hiện ngẫu nhiên ở mọi lứa tuổi và không có sự khác nhau giữa nam và nữ.

Những người có cơ địa dị ứng từ trước như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phấn hoa… hoặc người mắc các bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản đều là đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng thời tiết.

Có thể dự phòng và đối phó với dị ứng thời tiết bằng cách thực hiện theo lối sống sau đây:

  • Ăn nhiều rau xanh, rau quả nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống thêm cả nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh dị ứng.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc, không uống đồ uống có cồn, hạn chế tiếp xúc khói bụi và phấn hóa, động vật nuôi
  • Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, trời lạnh cần giữ ấm, trời nóng cần làm mát, lưu ý khi thời tiết giao mùa
  • Không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời là sự lựa chọn thông minh.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe
  • Hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh. Tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ngột ngạt.
  • Dự trữ sẵn thuốc chống dị ứng thời tiết để uống ngay khi có biểu hiện nhẹ.
  • Người bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các biểu hiện nặng như mề đay hoặc các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Có thể bổ sung các loại vitamin Ba, B6, B12 để dự phòng đau đầu do dị ứng thời tiết.

Áp dụng điều trị nội khoa bằng thuốc đối với dị ứng thời tiết. Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp tùy vào mức độ biểu hiện bệnh.

Một số nhóm thuốc cần dùng có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin cho những trường hợp dị ứng thời tiết thông thường
  • Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine hoặc dùng doxepin kết hợp với thuốc kháng histamin trong những trường hợp mề đay nặng.
  • Prednisolone được chỉ định điều trị khi có phù mạch, mề đay.
  • Corticoid được dùng để điều trị phòng ngừa, và hạn chế diễn tiến kéo dài của bệnh.

Bên cạnh sử dụng thuốc, để giảm nhẹ triệu chứng cũng cần lưu ý trong sinh hoạt và tránh kéo dài các phản ứng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bệnh dị ứng là một tình trạng phổ biến và có rất nhiều dạng với rất nhiều triệu chứng khác nhau. Vậy nguyên nhân gây dị ứng là gì? Đâu là cách chữa dị ứng và phòng ngừa hiệu quả?

Trường hợp đang có những thắc mắc như trên, Hello Bacsi mời bạn tham khảo những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch đối với một chất lạ mà thường không gây hại cho cơ thể. Những chất lạ này được gọi là chất gây dị ứng [dị nguyên], bao gồm một số loại thực phẩm, phấn hoa hoặc lông thú cưng, mạt bui… Tùy vào dị nguyên mà các phản ứng dị ứng có thể liên quan đến tình trạng viêm, hắt hơi hoặc một loạt các triệu chứng khác.

Một số dạng bệnh dị ứng gồm:

Dị ứng ở da

Việc da bị dị ứng có thể là dấu hiệu của một loại dị ứng khác hoặc do tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Ví dụ, ăn phải thực phẩm gây dị ứng có thể khiến bạn ngứa ở miệng và cổ họng, kèm với phát ban da. Tuy nhiên, đối với viêm da tiếp xúc, nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng, như sản phẩm tẩy rửa, xi măng, hóa chất, nọc độc của côn trùng – sâu bọ…

Các loại dị ứng da gồm:

  • Phát ban: Các khu vực của da bị kích ứng, đỏ, sưng và có thể đau hoặc ngứa.
  • Chàm [eczema]: Các mảng da bị viêm và có thể ngứa, chảy máu.
  • Viêm da tiếp xúc: Các mảng da đỏ, ngứa xuất hiện gần như ngay lập tức sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Đau họng: Họng hoặc cổ họng bị kích thích hoặc viêm.
  • Mề đay:. Các mảng da màu đỏ, ngứa và nổi lên với các kích cỡ và hình dạng khác nhau.
  • Mắt sưng: Bạn có thể bị chảy nước mắt hoặc ngứa và nhìn mắt sưng húp.
  • Ngứa: Da bị kích ứng hay viêm.
  • Nóng rát da: Viêm da dẫn đến khó chịu và cảm giác châm chích, nóng rát trên da.

Bị dị ứng có nguy hiểm không?

Hầu hết bệnh dị ứng thường không nghiêm trọng, nhưng một số tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ví dụ, sốc phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng khi bạn tiếp xúc của với chất gây dị ứng. Hầu hết trường hợp sốc phản vệ đều liên quan đến thực phẩm, nhưng bất kỳ chất gây dị ứng nào cũng có thể dẫn đến các triệu chứng:

  • Hẹp đường thở đột ngột
  • Tăng nhịp tim
  • Sưng lưỡi và miệng

Người bị dị ứng thường có triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nào?

Triệu chứng của dị ứng là gì hay biểu hiện của dị ứng là gì? Câu trả lời là tùy thuộc vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau, chẳng hạn như:

  • Dị ứng thức ăn: sưng miệng, nổi mề đay, buồn nôn, phát ban…
  • Dị ứng thời tiết: nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng mắt…

Vậy người bị dị ứng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây sốc phản vệ với những biểu hiện như khó thở, chóng mặt và mất ý thức, thậm chí là gia tăng nguy cơ tử vong. Do đó, nếu bạn có các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây dị ứng là gì?

Tình trạng dị ứng bắt đầu xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn một chất thường vô hại thành mối nguy hiểm. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể cảnh báo cho chất gây dị ứng cụ thể đó. Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng một lần nữa, các kháng thể này có thể giải phóng một số hóa chất trong hệ miễn dịch, chẳng hạn như histamine, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi và nấm mốc
  • Một số thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, hạt cây, lúa mì, đậu nành, một số loại cá, động vật có vỏ, trứng và sữa
  • Côn trùng đốt, chẳng hạn như vết ong đốt hay vết bọ chó cắn
  • Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin
  • Mủ cao su, nhựa cây sơn độc hoặc các chất khác mà bạn chạm vào có thể gây ra phản ứng dị ứng da

Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm bạn tăng nguy cơ bị dị ứng, như:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hoặc chàm
  • Trẻ em
  • Người bị hen suyễn hoặc đang mắc phải một tình trạng dị ứng khác

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh dị ứng?

Để đánh giá xem bạn có bị dị ứng hay không, bác sĩ có thể:

  • Đặt câu hỏi chi tiết về các dấu hiệu và triệu chứng
  • Kiểm tra thể chất
  • Yêu cầu bạn ghi lại chi tiết về các triệu chứng và các yếu tố có thể gây ra bệnh dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi lại chi tiết về các loại thực phẩm bạn ăn.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện một hoặc cả hai xét nghiệm sau. Tuy nhiên, lưu ý rằng các xét nghiệm dị ứng này có thể dương tính giả hoặc âm tính giả.

  • Xét nghiệm dị ứng da: Bác sĩ hoặc y tá sẽ khoanh vùng một khoảng nhỏ trên da của bạn và cho tiếp xúc với một lượng nhỏ protein của các chất gây dị ứng. Nếu da bị dị ứng, bạn có thể nổi mề đay tại vị trí thử nghiệm trên da.
  • Xét nghiệm máu:. Xét nghiệm máu IgE [sIgE], thường được gọi là xét nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ [RAST] hoặc xét nghiệm ImmunoCAP, đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu [kháng thể immunoglobulin E [IgE].

Nếu bác sĩ nghi ngờ vấn đề của bạn là do nguyên nhân khác không phải là dị ứng, họ có thể yêu các xét nghiệm khác để giúp xác định – hoặc loại trừ – các vấn đề sức khỏe khác.

Thông thường, việc điều trị tình trạng dị ứng sẽ bao gồm:

  • Tránh chất gây dị ứng: Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện các bước để xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng. Đây thường là bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng và giảm triệu chứng, nhất là các triệu chứng dị ứng nặng.
  • Thuốc: Tùy thuộc vào loại dị ứng, việc dùng thuốc có thể giúp giảm phản ứng hệ miễn dịch và giảm bớt các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa dưới dạng viên hoặc nước, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt.
  • Liệu pháp miễn dịch: Đối với người bị dị ứng nặng hoặc tình trạng dị ứng không thuyên giảm hoàn toàn khi đã áp dụng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch dị ứng.

Một dạng khác của liệu pháp miễn dịch là dùng thuốc ngậm dưới lưỡi cho đến khi tan để điều trị một số tình trạng dị ứng phấn hoa.

Làm thể nào để phòng ngừa bệnh dị ứng?

Người bị dị ứng phải làm sao hay phòng ngừa bệnh dị ứng như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, có một số cách có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh dị ứng như:

  • Tránh các dị nguyên: Ngay cả khi bạn đang điều trị các triệu chứng dị ứng, hãy cố gắng tránh các tác nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, hãy hạn chế ra ngoài và luôn đóng cửa nếu xung quanh có nhiều hoa. Nếu bị dị ứng với mạt bụi, hãy thường xuyên hút bụi/lau dọn nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc và quần áo gọn gàng.
  • Ghi nhật ký dị ứng: Khi cố gắng xác định nguyên nhân hoặc tác nhân làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, bạn hãy ghi lại những hoạt động hoặc thực phẩm ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định các yếu tố kích hoạt bệnh.

Hello Bacsi tin rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu hơn về bệnh dị ứng, biết các phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề