Viết đoạn văn diễn dịch về cơ sở hình thành tình đồng chí

Viết đoạn văn diễn dịch về cơ sở hình thành tình đồng chí

    Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là:

+ Cùng chung cảnh ngộ.

+ Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu.

+ Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn.

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí

a. Hai câu đầu:

– Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang tâm sự cùng nhau.Giọng điệu tự nhiên, mộc mạc, đầy thân tình. “Quê anh” và “làng tôi” đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ, là nơi “ nước mặn đồng chua” – vùng đồng bằng ven biển, là xứ sở của “đất cày lên sỏi đá” – vùng đồi núi trung du.

– Tác giả đã mượn thành ngữ, tục ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất chân quê, dân dã đúng như con người vậy – những chàng trai dân cày chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận! Như vậy, sự đồng cảnh, cùng chung giai cấp chính là cơ sở, là cái gốc hình thành nên tình đồng chí.

b. 5 câu thơ tiếp: 

Nói về quá trình hình thành tình đồng chí: Xa lạ -> Cùng chung mục đích -> Tri kỉ -> Đồng chí.

    Năm câu thơ tiếp nói lên một quá trình thương mến: từ chỗ “đôi người xa lạ” rồi thành “ đôi tri kỉ” để kết thành “đồng chí”. Câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, cảm xúc thơ như dồn tụ, nén chặt lại. Những ngày đầu, đứng dưới lá quân kì, những chàng trai ấy còn là “đôi người xa lạ”, mỗi người một phương trời “chẳng hẹn quen nhau”. Nhưng rồi cùng với thời gian kháng chiến, đôi bạn ấy gắn bó với nhau bằng biết bao kỉ niệm: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu – Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. “Súng bên súng” là cách nói hàm súc,giàu hình tượng, đó là những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó. Và câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” lại là câu thơ ắp đầy kỉ niệm về một thời gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi “Bát cơm sẻ nửa – Chăn sui đắp cùng” . Và như thế mới thành “đôi tri kỉ” để rồi đọng kết lại là “ Đồng chí!”. “Đồng chí” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Nó diễn tả niềm tự hào, xúc động, cứ ngân vang lên mãi. Xúc động bởi đó là biểu hiện cao nhất của một tình bạn thắm thiết, đẹp đẽ.Còn tự hào bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của những con người cùng chung chí hướng, cùng một ý nguyện, cùng một lí tưởng, ước mơ.

=> Ở đây, trong những câu thơ này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất giản dị, nhưng rất chân xác: “bên”, “sát”,”chung”,”thành” đã thể hiện được sự gắn bó tha thiết của mối tình tri kỉ, của tình cảm đồng chí. Cái tấm chăn mỏng, hẹp mà ấm nóng tình đồng đội ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính không bao giờ quên.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

a, Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

 “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

    Vì nghĩa lớn, các anh sẵn sàng từ giã những gì gắn bó thân thương nhất: “ruộng nương”,”gian nhà”,”giếng nước”,”gốc đa”… Họ ra đi để lại sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan của cuộc sống đời thường. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa.Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Gác tình tiêng ra đi vì nghĩa lớn, vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng và tự hào. Trong bài thơ “Đất nước”, ta bắt gặp điểm tương đồng trong tâm hồn những người lính: facebook.com/hocvanlop9

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

    Mặc dù đầu không ngoảnh lại nhưng các anh vẫn cảm nhận được “Sau lưng thềm năng lá rơi đầy”, cũng như người lính trong thơ của Chính Hữu, nói “mặc kệ” nhưng tấm lòng luôn hướng về quê hương. “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ mang tính chất nhân hóa diễn tả một cách tinh tế tâm hồn người chiến sĩ, tô đậm sự gắn bó của người lính với quê nhà. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính là tấm lòng của người ra đi không nguôi nhớ về quê hương. Quả thật, giữa người chiến sĩ và quê hương có mỗi giao cảm vô cùng sâu sắc,đậm đà. Người đọc cảm nhận từ hình ảnh thơ một tình quê ăm ắp và đây cũng là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom.

b, Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời người lính:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

    Bằng những hình ảnh tả thực, hình ảnh sóng đôi, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến: thiếu lương thực, thiếu vũ khí, quân trang, thiếu thuốc men…Người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ, sức khỏe giảm sút, song sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả. Nếu như hình ảnh “Miệng cười buốt giá” làm ấm lên, sáng lên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ trong gian khổ thì cái nắm tay lại thể hiện tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc! Cách biểu lộ chân thực, không ồn ào mà thấm thía. Những cái bắt tay truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Cái nắm tay nhau ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí

– Bài thơ khép lại với bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội,là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”.

+ Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….

+ Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng”là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bài làm!:

Đoạn 1 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.Những người lính xuất thân từ nông dân vốn xa lạ chẳng hề quen biết nhau nhưng điều làm cho mọi người dễ xích lại gần nhau hơn là câu chuyện “Quê hương”. “Quê hương anh” và “làng tôi” cách gọi chứa đựng bao tình cảm gắn bó thiết tha. Câu thơ gợi nhiều hơn tả qua thành ngữ: “nước mặn đồng chua” khiến người đọc liên tưởng tới 1 vùng chiêm chũng quanh năm lũ lụt. Cuộc sống ở nơi đây thật gieo neo, cơ cực; còn làng tôi thì “đất cày lên sỏi đá”. Ở vùng trung du đồi núi đá sỏi cây cằn, con người phải đổ bát mồ hoi để lấy bát cơm. Chỉ với 2 câu thơ tác giả đã nêu rõ thành phần xuất thân của những người chiến sĩ. Họ đều xuất thân từ nông dân, ra đi từ những miền quê nghèo. 2 câu thơ vừa như đôi nhau, vừa song hành thể hiện tình cảm của những người lính. Họ từ những miền quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho tổ quốc. Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng đồng điệu trong nhịp đập trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ nảy nở 1 thứ tình cảm cao đẹp: tình đồng chí. Từ đó, ta thấy  tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là 1 sự gắn kết trọn vẹn về cả lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả – chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc. Phép điệp từ “súng”, “đầu”, “bên” tạo âm điệu chắc khỏe nhấn mạnh sự gắn kết cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.Tình đồng chí còn được nảy nở và trở nên bền chặt hơn trong sự chan hòa chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn được tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Cả 7 câu thơ chỉ có duy nhất 1 từ chung nhưng bao hàm ý nghĩa: chung cảnh ngộ, chung giai cấp xuất thân, chung chí hướng khát vong và mục đích chiến đấu. Dòng thơ thứ 7 của bài thơ chỉ có 1 từ “đồng chí” với 1 dấu chấm than. Nó tạo sự ngắt nhịp đột ngột như dồn nén chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội.Vang lên như một phát hiện, 1 lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong trái tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của tình cảm CM mới mẻ chỉ có ở thời đại mới. Như một bản lề gắn kết đoạn 1 và đoạn 2 của bài thơ. Lời thơ biểu hiện cụ thể, cảm động về tình đồng chí, sức mạnh và vẻ đẹp của tình cảm ấytrong cuộc đời người lính.

Cho mình xin Tim và Vote và Hay nhất ạ ^^!!