Việt Nam học chuyên ngành du lịch và lữ hành

Du lịch phát triển đem đến nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực Du lịch và lữ hành. Trong ngành này, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, có cơ hội được đi du lịch đó đây, khám phá các điểm đến thú vị. Nếu bạn thuộc team “thích xê dịch” thì ngành này là dành cho bạn! Hôm nay hãy cùng hocmai.vn tìm hiểu kỹ hơn về 1 ngành sẽ thỏa mãn niềm đam mê về du lịch của các bạn tại ngôi trường “hot” nhất khu vực HCM: Ngành Việt Nam học – Chuyên ngành Du lịch và Lữ hành trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU]

Ngành Việt Nam học chuyên ngành du lịch và lữ hành là ngành học hấp dẫn thu hút sự lựa chọn của thí sinh và phụ huynh

1. Ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành là gì?

Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.

Du lịch là hoạt động di chuyển khỏi môi trường sống thường xuyên để đến một nơi khác nhằm mục đích nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí và nhiều mục đích khác nhưng không có mục đích kiếm tiền. Chuyến đi liên tục nhưng không kéo dài quá 1 năm. [Theo Tổ chức Du lịch thế giới – World Tourism Organization]

Lữ hành được hiểu là chuyến đi xa và không nhất thiết phải quay về điểm xuất phát ban đầu, được thực hiện bằng các phương tiện và có nhiều mục đích khác nhau.

Như vậy, ta có thể thấy rằng du lịch và lữ hành đều là việc tổ chức và thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác nhưng chỉ có điều khác biệt đó là du lịch là hoạt động có thời gian kéo dài không quá một năm còn lữ hành thì không giới hạn thời gian và có thể không quay trở về.

Ngành Việt Nam học – Chuyên ngành du lịch và lữ hành là ngành học được cung cấp các Kiến thức về văn hóa, truyền thống, lịch sử, văn học… của đất nước việt nam. đồng thời là ngành học về quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, lên kế hoạch và thiết kế chương trình du lịch.

2. Học ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Việt Nam học – Chuyên ngành Du lịch và Lữ hành

Mã ngành: 52220113

Khoa giảng dạy: KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chương trình Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành trường Đại học Tôn Đức Thắng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế – xã hội Việt Nam và quản lý dịch vụ lữ hành; đồng thời rèn luyện những kỹ năng chuyên môn của nghiệp vụ lữ hành gồm hướng dẫn viên du lịch, khai thác và xây dựng chương trình tour, điều hành và tổ chức thực hiện tour; giúp sinh viên có khả năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình tour và tạo lập kỹ năng thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chương trình học được thiết kế dựa trên chương trình học tiên tiến của Trường đại học Seneca [Canada].

Tốt nghiệp ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành, người học đạt được:

  • – Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam, thế giới và vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp lữ hành.
  • – Thiết kế, hướng dẫn, điều hành và triển khai các tour du lịch trong và ngoài nước.
  • – Vận dụng được kỹ năng thực hành nghề lữ hành, hướng dẫn, tổ chức sự kiện; biết sắp xếp, giám sát và điều hành công việc tổ chức thực hiện tour đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất.
  • – Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức chuyên ngành trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm lữ hành.
  • – Có khả năng vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm vào công việc như: làm việc nhóm, giao tiếp du lịch, tổ chức sự kiện.
  • – Trình độ ngoại ngữ: IELTS ≥ 5.0 [hoặc các chứng chỉ khác tương đương].
  • – Trình độ tin học: Chứng chỉ MOS quốc tế ≥ 750.

Chương trình học chuyên ngành du lịch và lữ hành được thiết kế dựa trên chương trình học tiên tiến của Trường đại học Seneca [Canada].

Trường Đại học Tôn Đức Thắng còn là đối tác thân hữu với các công ty du lịch, tạo điều kiện công việc, thực hành, trải nghiệm hết sức mở rộng cho các bạn sinh viên:

Công ty CP DV Du lịch Chợ Lớn,

Công ty TNHH MTV TM Du lịch Hoa Mai Tourist,

Công ty TNHH TVTM Du lịch Cảnh Việt,

Công ty TNHH DV Du lịch Toàn Cầu,

Công ty TNHH DV Du lịch Cỏ Việt.

3. Điểm chuẩn ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành trường Đại học Tôn Đức Thắng

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành

Sinh viên ra trường có thể làm việc ở những vị trí như:

  • – Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp
  • – Thuyết minh viên tại điểm
  • – Nhân viên kinh doanh trong các bộ phận của công ty du lịch lữ hành: Chào bán tour, khai thác và thiết kế tour, điều hành và giám sát tour
  • – Chuyên viên tư vấn tổ chức tour, tổ chức sự kiện, teambuilding
  • – Chuyên viên phụ trách các bộ phận: lữ hành, xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch [Tổng cục du lịch, Sở/phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch]
  • – Làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước Việt Nam
  • – Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch lữ hành
  • – Tự tạo lập doanh nghiệp lữ hành mới với quy mô nhỏ.

Sinh viên ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và lữ hành sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan và những thông tin hữu ích về ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và lữ hành trường ĐH Tôn Đức Thắng. Nếu bạn cảm thấy hứng thú và phù hợp, đừng ngần ngại ứng tuyển và thực hiện ước mơ của mình nhé!

Việt nam học-Chuyên ngành du lịch và lữ hành

Khoa giảng dạy

Khoa Khoa học xã hội và nhân văn

Thời gian 4 Năm

Trình độ Đại học

Chương trình Tiêu chuẩn

  • Log in to post comments

1.Giới thiệu ngành

Chương trình Việt Nam học chuyên ngành Du lịch vàlữ hành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế– xã hội Việt Nam và quản lýdịch vụ lữ̃ hành; đồng thờirèn luyện những kỹ năng chuyên môn của nghiệp vụ lữ hành gồm hướng dẫn viên du lịch, khai thác và xây dựng chương trình tour, điều hành và tổ chức thự̣c hiện tour. Qua đó, giúp sinh viên có khả năng ứ́ng xử, giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình tour và tạo lập kỹ năng thực hnh nghề nghiệp tương xứng với trình độ trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

2. Chương trình đào tạo

Ngành: Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và lữ hành -mã ngành: 7310630
Chương trình: Chương trình tiêu chuẩn

STT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

Chi tiết các môn học/học phần

1

Kiến thức giáo dục đại cương: 38 tín chỉ

1.1

Môn lý luận chính trị, pháp luật

12

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam, Pháp luật đại cương

1.2

Tiếng Anh

15

Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3
Lưu ý:
SV không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2, 3
SV phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định

1.3

Cơ sở tin học

4

Cơ sở tin học 1, cơ sở tin học 2 và dự thi chứng chỉ MOS về MS.Word, Excel

1.4

Kỹ năng hỗ trợ

7

Phương pháp học đại học, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng viết và trình bày, Kỹ năng giao tiếp trong du lich; Kỹ năng phát triển bền vững

1.5

Giáo dục thể chất

Bơi lội và 04 tín chỉ tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC

1.6

Giáo dục quốc phòng

Gồm 03 học phần GDQP

2

Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 91 tín chỉ

2.1

Kiến thức cơ sở

15

Nhập môn xã hội học, Thống kê xã hội, Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Ý nghĩa và định hướng học tập, Các phương pháp nghiên cứu xã hội

2.2

Kiến thức ngành

66

2.2.1

Kiến thức chung

20

Môi trường và phát triển, Tôn giáo, Nhập môn khu vực học, Địa lý du lịch, Luật du lịch, Xã hội học du lịch, Tổng quan về ngành công nghiệp du lịch, Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, Kinh tế du lịch

2.2.2

Kiến thức chuyên ngành

46

Các môn chung và môn bắt buộc

36

Di tích lịch sử văn hóa & danh thắng, Tuyến điểm du lịch 1, Tuyến điểm du lịch 2, Thực hành tuyến điểm du lịch 1, Thực hành tuyến điểm du lịch 2, Học phần thực tế nghề nghiệp, Quản trị lữ hành, Quản trị nhà hàng - khách sạn, Tiếp thị trong du lịch, Thiết kế và điều hành tour, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Chăm sóc du khách, Quản lý nguồn nhân lực trong du lịch, Tiêu thụ trong du lịch, Tài chính du lịch

Các môn học tự chọn

10

  • Các loại hình nghệ thuật VN, Du lịch cộng đồng
  • Du lịch văn hóa, Du lịch sinh thái: tour điều hành và hướng dẫn
  • Y tế thường thức, Nghiệp vụ xuất nhập cảnh
  • Lễ tân ngoại giao, Văn hóa ẩm thực
  • Du lịch MICE, Du lịch tàu biển

2.3

Tập sự nghề nghiệp

4

-SV thực hiện từ 2- 4 tháng làm việc tập sự tại doanh nghiệp như một nhân viên/kỹ sư
-Thi kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn

2.4

Khóa luận TN hoặc tự chọn chuyên ngành

6

Chuyên đề tổng hợp hoặc Cơ sở tự nhiên, văn hóa và kinh tế cho phát triển du lịch - lữ hành, Quản lý kinh doanh du lịch - lữ hành, Thiết kế, điều hành và hướng dẫn tour

3.Chuẩn đầu ra:

  • Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam, thế giới vàvận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp lữ hành.
  • Thiết kế, hướng dẫn, điều hành vàtriển khai các tour du lịch trong vàngoài nước.
  • Vận dụng được kỹ năng thực hnh nghề lữ hành, hướng dẫn, tổ chức sự kiện; biết sắp xếp, giám sát và điều hành công việc tổ chức thực hiện tour đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất.
  • Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức chuyên ngành trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm lữhành.
  • Cókhả năng vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm vào công việc như: làm việc nhóm, giao tiếp du lịch,
  • Trnh độ ngoại ngữ: IELTS ≥ 5.0 [hoặc các chứng chỉ khác tương đương]
  • Trnh độ tin học: Chứng chỉ MOS quốc tế ≥ 750

4.Triển vọng nghề nghiệp:

Sinh viên ra trường có thể làm việc:

  • Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp
  • Thuyết minh viên tại điểm
  • Nhân viên kinh doanh trong các bộ phận của công ty du lịch lữ hành: Chào bán tour, khai thác và thiết kế tour, điều hành và giám sát tour, tổ chức sự kiện,…
  • Tự tạo lập doanh nghiệp lữ hành mới với quy mô nhỏ.
  • Chuyên viên tư vấn tổ chức tour, tổ chức sự kiện, teambuilding,
  • Các công việc ởbộ phận: lữhành, xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch [Tổng cục du lịch, Sở/phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch].
  • Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch lữ hành.

***Chương trình đào tạo của khóa Tuyển sinh 2014 về trước

Video liên quan

Chủ Đề