Vitae co là gì

Mạng xã hội phân quyền Vitae đang nổi lên trong thời gian gần đây như là một cơ hội kiếm tiền nhanh chóng và hấp dẫn. Tuy nhiên, xung quanh Vitae còn nhiều câu hỏi, như việc dự án Vitae có phải là đa cấp lừa đảo hay không. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thực hư về mạng xã hội phân quyền Vitae nhé.

Vitae là gì?

Theo như mô tả trên trang chủ, “Vitae là một mạng xã hội bình thường như bao mạng xã hội khác. Nghĩa là với Vitae, bạn có thể làm các thao tác cơ bản như đăng bài, thích, chia sẻ, bình luận, tag bạn bè, xem quảng cáo, tin tức… nói chung tất cả những gì mà các mạng xã hội hiện nay đang có. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây đó là cơ chế phân quyền, theo như những người giới thiệu, nghĩa là khi bạn sử dụng mạng xã hội Vitae thì bạn sẽ có tiền”.

Cha đẻ của Vitae là ông Michael Weber cùng các cộng sự, và mạng xã hội này chính thức ra mắt vào ngày 26/12/2018.

Tại sao dùng Vitae lại có tiền?

Facebook dần dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người. Ngay cả bản thân người dùng cũng sẽ ngại phải thay đổi một mạng xã hội mới dù có thể nó có nhiều tính năng hay, bởi cơ bản là nó chưa có cộng đồng sử dụng.

Theo những người giới thiệu, mạng xã hội Vitae đã tạo ra một bước đột phá đó là chia sẻ lại doanh thu cho người dùng khi họ sử dụng mạng xã hội của mình và còn nhiều hơn thế nữa. Nghĩa là nếu bạn là người sáng tạo nội dung hay và độc đáo, bạn sẽ nhận được tiền khi người khác chia sẻ giá trị của bạn.

Đây là điểm nhấn đột phá để Vitae có thể thu hút nhiều người dùng đến với mạng xã hội này và có thể sống sót được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt bởi ngày càng có nhiều mạng xã hội mới ra đời.

Cơ chế kiếm tiền với Vitae

Theo lời giới thiệu, Vitae sẽ chi trả lại cho cộng đồng 90% số tiền thu được, do đó với Vitae, bạn sẽ kiếm được tiền từ tất cả các hoạt động như like, share hay comment. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay là hình thức phát triển người dùng theo hệ thống để được thưởng theo các loại sơ đồ ma trận: ma trận vườn 5×5, ma trận mục đích 3×8, ma trận định mệnh 2×10.

Mạng xã hội Vitae có phải là trò lừa đảo không?

Sau khi tìm hiểu về cơ chế kiếm tiền và nguyên lý kiếm tiền của mạng xã hội phân quyền Vitae, chắc hẳn bạn cũng sẽ đặt ra câu hỏi rằng liệu Vitae là một dự án lừa đảo hay không. Hãy cùng chúng tôi phân tích nhé.

Mô hình kinh doanh của Vitae

Theo những người giới thiệu, Vitae hoạt động khá giống với mô hình của những mạng xã hội có tên tuổi như Facebook, Instagram, LinkedIn hay TikTok. Tuy nhiên, nền tảng mạng xã hội Vitae, mà theo chính mô tả của doanh nghiệp này là nó có nhiều điểm ưu việt hơn các mạng xã hội phổ biến khác hiện nay. Cụ thể, Vitae định vị là “mạng xã hội phân quyền”, khẳng định sẽ chia sẻ lại doanh thu với tỷ lệ 90% cho các thành viên tham gia.

Bên cạnh đó, Vitae cũng đã thực hiện phát hành đồng tiền điện tử của mình là Vitae Token. Bạn có thể theo dõi thông tin về giá trị của đồng tiền này dưới đây:

Hiện tại đồng tiền này được giao dịch chủ yếu tại sàn HitBTC, một sàn giao dịch không mấy uy tín đối với cộng đồng crypto tại Việt Nam.

Ngoài ra, mô hình kinh doanh của Vitae có nhiều điểm đáng ngờ. Trước tiên, cần hiểu rõ rằng xây dựng một mạng xã hội là một điều không hề dễ dàng: chỉ một số rất ít đạt được thành công lớn như Facebook, còn lại rất nhiều dự án mạng xã hội khác đã thất bại trong thời gian ngắn, mà có thể kể đến như Hahalolo, Gapo hay Lotus.

Tiếp đó, kế hoạch phát triển của Vitae dường như có phần thiếu thực tế, chỉ cố gắng chạy theo các xu hướng nổi bật gần đây thay vì tập trung phát triển một sản phẩm dịch vụ cụ thể để đạt những hiệu quả thực tế nhất định.

Thực tế, những gì mà Vitae đạt được cho đến thời điểm hiện tại cho thấy tương lai mà doanh nghiệp này vẽ ra vô cùng xa vời và gần như không thể có khả năng trở thành hiện thực.

Thậm chí, việc hứa hẹn chia sẻ tới 90% doanh thu của mình cho các thành viên tham gia là một điều cực kỳ phi lý. Chẳng hạn như dự án MyAladdinz cũng chỉ hoàn tiền 80% khi mua sắm, mà vốn đang bị tố cáo là lừa đảo. Do đó có thể nói việc chia sẻ doanh thu 90% là không thể.

Nguồn tiền của Vitae

Vitae lấy tiền ở đâu để trả thưởng cho những người tham gia? Đó là một dấu hỏi lớn. Hầu như các mô hình mạng xã hội đều cho phép người dùng sử dụng miễn ph và nguồn doanh thu chính của họ là từ quảng cáo của các doanh nghiệp chi ra để tiếp cận người dùng trên nền tảng mạng xã hội đó.

Theo số liệu thống kê của trang Similarweb, trang web chuyên thống kê các chỉ số của hơn 80 triệu website trên thế giới, mỗi tháng trang Vitae.co chỉ có chưa đầy 200.000 người truy cập. Trong đó, gần 70% lượng truy cập hầu hết đến từ Việt Nam.

Nếu tính theo đơn giá hiện nay của YouTube tại thị trường Việt Nam, 1 lượt xem, truy cập sẽ được 50 đồng. Như vậy, với 200.000 lượt truy cập, mỗi tháng trang Vitae.co chỉ thu về được khoảng 10 triệu đồng tiền quảng cáo.

Trong trường hợp của Vitae, doanh nghiệp này hiện không hề có khách hàng quảng cáo nào. Đồng thời, Vitae cũng không có bất kỳ hoạt động huy động vốn nào từ nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức. Trong khi đó, Vitae lại hứa hẹn việc trả thưởng một cách rất hào phóng cho thành viên tham gia và những người phát triển hệ thống. Như vậy, Vitae đang có dấu hiệu của một mô hình Ponzi, lấy tiền của người sau trả cho người trước.

Hệ thống đa cấp của Vitae

Dễ dàng nhận thấy với cơ chế kiếm tiền như trên thì Vitae đang phát triển hệ thống theo hình thức đa cấp. Chẳng hạn, một người có thể hưởng “hoa hồng bảo trợ” khi một người khác thuộc tuyến dưới của mình xây dựng được hệ thống trong các cây ma trận.

Tính pháp lý của Vitae

Một công ty hoạt động theo mô hình đa cấp không đồng nghĩa với việc công ty đó lừa đảo. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, Vitae còn tồn tại nhiều điểm đáng ngờ khác. Cụ thể, dù cho có hoạt động thu hút vốn rất mạnh mẽ thông qua việc mua vị trí trong các cây ma trận theo hình thức đa cấp, hiện nay hoạt động của Vitae gần như không chịu bất kỳ sự quản lý của cơ quan chức năng nào, mà chủ yếu diễn ra trong cộng đồng thông qua một số cá nhân dạng “leader” của hệ thống.

Thông tin về nhà sáng lập Vitae

Theo như thông tin từ những người giới thiệu, Vitae được thành lập bởi Michael Weber và các cộng sự. Michael Weber cũng đóng vai trò CEO của mạng xã hội này.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về Michael Weber, thì Weber từng chạy cho các mô hình lừa đảo như X100K năm 2014, PIF2 Cash năm 2016, Coin Nuggets năm 2017. Và hầu như cả ba dự án này của Weber không hề cung cấp bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào, mà chỉ kiếm tiền thông qua việc tuyển dụng người mới tham gia hệ thống theo các ma trận 2×4 và 2×5, tương tự như Vitae.

Ngoài ra, Weber còn có mối quan hệ chặt chẽ với Trevon James, một kẻ đầu sỏ khác trong hệ thống BitConnect, một dự án ponzi khét tiếng đã bị sập.

Nguồn thông tin tham khảo

Thậm chí VTV Thời Sự Toàn Cảnh cũng đã cảnh báo về mô hình của Vitae:

//www.youtube.com/watch?v=O7wbOD7SIHA



CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.

Mạng xã hội Vitae là cái tên được nhắc đến thường xuyên trong thời gian gần đây. Thế nhưng, Vitae là là gì, có phải đa cấp lừa đảo không thì không phải ai cũng biết.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, kiếm tiền Online nhanh chóng trở thành xu hướng của người dùng. Trong đó, mạng xã hội Vitae là cách kiếm tiền đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên, với cơ hội kiếm tiền thần tốc đầy hấp dẫn, Vitae không tránh khỏi sự nghi ngờ về việc lừa đảo người dùng.

Vậy, mạng xã hội Vitae là gì? Có phải đa cấp, lừa đảo người dùng? Để giải đáp những thắc mắc trên, các bạn hãy cùng VnTrader tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mạng xã hội Vitae là gì? 

Theo như mô tả trên trang chủ, Vitae là một nền tảng truyền thông xã hội hay còn được gọi là mạng xã hội phân quyền. Mạng xã hội Vitae ra mắt vào ngày 26/12/2018 tại Thụy Sĩ bởi Michael Weber cùng các cộng sự. 

Mạng xã hội Vitae là gì? 

Vitae cũng là một mạng xã hội bình thường như bao mạng xã hội khác, có phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Bạn có thể thực hiện các thao tác cơ bản như đăng bài, thích, chia sẻ, bình luận, tag bạn bè, xem quảng cáo, tin tức… 

Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là cơ chế phân quyền, nghĩa là sử dụng mạng xã hội Vitae thì bạn sẽ có tiền.

Cơ chế kiếm tiền của Vitae

Theo những người giới thiệu, mạng xã hội Vitae sẽ chia sẻ doanh thu cho người dùng khi sử dụng. Nghĩa là nếu bạn chia sẻ nội dung độc đáo, ý nghĩa thì sẽ nhận được tiền khi người khác chia sẻ nó. 

Cụ thể, Vitae sẽ chi trả lại cho cộng đồng 90% số tiền thu được từ các hoạt động like, share hay comment. Đây chính là điểm nhấn đột pháp giúp Vitae thu hút được đông đảo người dùng tham gia. Và có thể cạnh tranh được với mạng xã hội khác trên thị trường.

Vitae trả tiền cho người dùng hàng tháng, số tiền nhận về sẽ được tính theo 4 loại ma trận thu nhập dưới đây:

  • Ma trận vườn 5×5: Mỗi thành viên tham gia đều được xếp ngẫu nhiên trên toàn cầu vào ma trận 5×5. Khi đầy ma trận, bạn sẽ nhận tổng số tiền là 346 USD
  • Ma trận mục đích 3×8: Khi đầy ma trận 5×5 hệ thống sẽ tự động trừ 200 USD. Sau đó, chuyển bạn sang ma trận 3×8 và nhận tối đa 28.019,91 USD hàng tháng
  • Ma trận định mệnh 2×10: Để đảm bảo ai cũng có thu nhập, những người vào cuối tháng sẽ được xếp sang ma trận 2×10.
  • Ma trận đảo ngược: Người vào sau cùng sẽ được đảo lên đầu tiên, ngược lại. Khi đầy ma trận, bạn sẽ nhận được 9.300 USD.

Để có thể lấp đầy ma trận thu nhập của mình, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:

  • Mời thêm người tham gia.
  • Mua các vị trí trống trong ma trận của chính mình.

Khi muốn bắt đầu kiếm tiền trên Vitae, bạn bắt buộc phải chi 200 USD phí gia nhập.

Mạng xã hội Vitae có phải đa cấp, lừa đảo không?

Ngay sau khi tìm hiểu về nguyên lý, cơ chế kiếm tiền trên mạng xã hội phân quyền Vitae. Hầu hết mọi người đều cảm thấy nghi ngờ về độ uy tín của mạng xã hội này. Và để biết Vitae có phải đa cấp, lừa đảo không, chúng ta hãy cùng phân tích một số khía cạnh sau: 

Mô hình kinh doanh của Vitae

Theo giới thiệu, Vitae hoạt động giống với những mạng xã hội có tên tuổi như Facebook, Instagram, LinkedIn hay TikTok.  Thế nhưng, mạng xã hội Vitae được mô tả là có nhiều ưu điểm hơn các mạng xã hội phổ biến khác.

Cụ thể, Vitae được định vị là “mạng xã hội phân quyền”, chia sẻ 90% doanh thu cho các thành viên tham gia. Ngoài ra, Vitae còn phát hành đồng tiền điện tử mang tên Vitae Token. Đồng tiền này được giao dịch chủ yếu tại sàn HitBTC.

Bên cạnh đó, Vitae còn nhiều điểm đáng ngờ, kế hoạch phát triển có phần thiếu thực tế. Vitae đang cố gắng chạy theo xu hướng nổi bật mà không tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ.

Những gì mà Vitae đạt được so với tương lai mà họ vẽ ra vô cùng xa vời, dường như không thể trở thành hiện thực. Việc hứa hẹn chia sẻ 90% doanh thu các cộng đồng người tham gia là điều phi lý.

Nguồn tiền của Vitae

Vitae lấy tiền ở đâu để trả thường cho người tham gia luôn là một dấu hỏi lớn? Trong khi đó, các mạng xã hội hiện nay đều cho phép người dùng miễn phí. Nguồn thu chính của họ là từ những quảng cáo của doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê của trang Similarweb, mỗi tháng Vitae chỉ có gần 200 nghìn người truy cập. Trong đó có đến gần 70% lượng truy cập đến từ người dùng Việt Nam. Nếu tính theo giá của Youtube tại Việt Nam, 1 lượt xem sẽ được 50 đồng.

Vậy, với gần 200 nghìn lượt truy cập, Vitae chỉ thu về khoảng 10 triệu đồng tiền quảng cáo mỗi tháng. Đặc biệt, nếu Vitae không có khách hàng quảng cáo nào thì sẽ không có bất cứ nguồn thu nào. Do đó, việc hứa hẹn trả thưởng hấp dẫn cho thành viên là điều rất khó hiểu.

Dấu hiệu này có thể cho thấy, Vitae đang hoạt động theo mô hình Ponzi. Tức là lấy tiền của người sau trả cho người trước.

Hệ thống đa cấp của Vitae

Với cơ chế kiếm tiền nêu trên, Vitae đang phát triển hệ thống theo mô hình đa cấp. Người tuyến trên sẽ nhận được hoa hồng bảo trợ từ việc tuyến dưới xây dựng hế thống các cây ma trận.

Tính pháp lý của Vitae

Không phải công ty nào hoạt động theo mô hình đa cấp cũng là lừa đảo. Thế nhưng, về mặt pháp lý Vitae tồn tại những điểm đáng ngờ. Các hoạt động thu hút vốn mạnh mẽ qua việc mua vị trí trong cây ma trận đa cấp.

Các hoạt động của Vitae không chịu bất cứ sự quản lý của cơ quan chức năng. Những hoạt động này diễn ra trong cộng động qua các cá nhân dạng “leader” của hệ thống.

Thông tin nhà sáng lập Vitae

Theo giới thiệu, Vitae được thành lập bởi CEO Michael Weber cũng các cộng sự. Nếu tìm hiểu sâu hơn về vị CEO này thì sẽ biết Weber từng chạy nhiều mô hình lừa đảo khác như: X100K [2014], PIF2 Cash [2016], Coin Nuggets [2017]. 

Thông tin nhà sáng lập Vitae

Tất cả các dự án kể trên của Weber đều không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì. Thu nhập họ kiếm được chủ yếu từ người tham gia vào hệ thống với các ma trận tương tự như Vitae. Không chỉ dừng lại ở đó, Weber còn có mối quan hệ mật thiết với Trevon James – đây là kẻ cầm đầu dự án Ponzi đã sập trước đó trong hệ thống BitConnect.

Vai trò của người giới thiệu Vitae 

Người giới thiệu tại Việt Nam có vai trò thu hút càng nhiều người tham gia vào hệ thống càng tốt. Họ không phải là người kiến thức chuyên ngành về tài chính, đầu tư hay công nghệ. Thế nhưng họ đưa ra mức trả thưởng hấp dẫn đánh vào lòng tham của con người.  

Từ tất cả những phân tích trên có thể khẳng định mạng xã hội Vitae là một dự án đa cấp lừa đảo theo mô hình Ponzi. Vitae có hình thức kinh doanh phi thực tế, lấy tiền của người sau trả tiền cho người trước. Bên cạnh đó, cả người sáng lập lẫn người giới thiệu đều dính líu đến những vụ lừa đảo nổi tiếng trong lịch sự.

TÌM HIỂU THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề