Vỡ gót chân bao lâu thì khỏi

06/03/2021 06:37

Đa số người bệnh có tâm lý muốn tháo bột sớm, tuy nhiên tùy theo loại tổn thương, mục đích điều trị mà có thời gian mang bột khác nhau.

– Trường hợp gãy xương có chỉ định điều trị bảo tồn bằng kéo nắn bó bột, tuỳ theo tuổi, vị trí gãy xương sẽ có thời gian mang bột khác nhau, theo bảng sau:

– Trường hợp chấn thương phần mềm hoặc sau nắn trật khớp, thời gian bó bột thông thường 3 tuần

- Gẫy xương gót nguyên nhân chính là ngã cao, hai gót chân tiếp đất, trọng lượng của cơ thể dồn xuống làm vỡ dọc và ngang xương gót. Cơ chế này thường kèm gẫy cột sống.

- Điều trị phẫu thuật cũng như bảo tồn còn nhiều khó khăn, kết quả chưa

được tốt. - Di chứng: can lệch xương gót, trật khớp sên gót, đi lại đau đớn kéo dài, gót chân bẹt ra ảnh hưởng thẩm mỹ nữa. - Chẩn đoán lâm sàng: + Nhìn từ phía sau khi người bệnh đứng: gót chân bè rộng, vẹo ngoài, gót chân phẳng hơn. + Bầm tím máu tụ ở mặt trong bàn chân. + Khi đứng tỳ đè đau, phần nhiều là không đứng được. - Cận lâm sàng: Chụp X quang: thẳng và nghiêng. Đặc biệt phim thẳng thấy rõ toàn bộ xương gót. Phim thẳng xương gót, bóng phải để 1 góc 40 độ so với mặt phẳng đứng dọc. Bàn chân gấp mu chân. Phim nghiêng xem được xương gót và khớp sên gót: đo góc Boehler tạo nên bởi 2 đường: đường phía trước đi qua đỉnh cao nhất của xương gót với mỏm cao nhất của chỏm xương. Đường phía sau đi qua đỉnh cao nhất của xương gót tới điểm cao nhất của lồi củ sau xương gót. Bình thường góc này từ 20-40 độ. Nếu góc nhỏ đi, hoặc âm thể hiện sự lún của xương gót. Chụp cắt lớp dựng hình nếu có điều kiện. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG GÓT 1. Vỡ dọc lồi củ xương gót: loại vỡ này nếu không vào mặt khớp tiên lượng rất tốt. Lâm sàng sưng nề nhiều, không cần nắn, chỉ cần băng ép và gác cao chân 1 tuần, quá trình phù nề giảm đi. Tỳ chân ít một, không hoàn toàn. Đi bằng nạng trong 4 tuần. Độn miếng đệm êm ở gót chân trong giầy. 2. Vỡ ngang xương gót: chia 2 mức độ, mảnh gẫy còn dính với phần thân xương: điều trị bảo tồn. 3. Vỡ mỏm chân đế gót di lệch ít [không quá 2mm]. 4. Gẫy thân xương gót không kèm theo trật khớp sên gót. 5. Gẫy thân xương gót kèm theo tổn thương mặt khớp sên gót, nhưng xương gẫy ít lệch. 146 1. Gẫy xương hở, hoặc gẫy xương gót có kèm vết thương khớp cổ chân, gẫy hở các xương khác vùng cổ bàn chân. 2. Có tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang, loét sẵn do tiểu đường, gout... 1. Người thực hiện Như với bó các bột ở trên [chuyên khoa xương: 03, nếu có gây mê: thêm bác sỹ gây mê và phụ mê]. 2. Phương tiện - 1 bàn nắn thông thường. - Thuốc tê hoặc thuốc mê: số lượng tùy thuộc người bệnh là trẻ em hay người lớn, trọng lượng người bệnh. Kèm theo là dụng cụ gây tê, gây mê, hồi sức [bơm tiêm, cồn 70o, thuốc chống sốc, mặt nạ bóp bóng, đèn nội khí quản...]. - Bột thạch cao: 6-8 cuộn, cỡ 15 cm. - Giấy vệ sinh, bông cuộn hoặc bít tất vải xốp mềm để lót [jersey].

- Dây rạch dọc [dùng cho bột cấp cứu, khi tổn thương 7 ngày trở lại].

- Dao hoặc cưa rung để rạch dọc bột trong trường hợp bó bột cấp cứu [tổn thương trong 7 ngày đầu]. - Nước để ngâm bột: đủ về số lượng để ngâm chìm hẳn 3-4 cuộn bột cùng 1 lúc. Lưu ý, mùa lạnh phải dùng nước ấm, vì trong quá trình bột khô cứng sẽ tiêu hao một nhiệt lượng đáng kể làm nóng bột, có thể gây hạ thân nhiệt người bệnh, gây cảm lạnh. Nước sử dụng ngâm bột phải được thay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và tránh hiện tượng nước có quá nhiều cặn bột ảnh hưởng đến chất lượng bột. - 1 cuộn băng vải hoặc băng thun, để băng giữ ngoài bột, khi việc bó bột và rạch dọc bột đã hoàn thành. - 1 độn gỗ kê dưới khoeo chân khi bó bột. 3. Người bệnh - Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương, nhất là những tổn

thương lớn có thể gây tử vong trong quá trình nắn bó bột [chấn thương sọ não,

chấn thương ngực, vỡ tạng đặc,vỡ tạng rỗng...]. - Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật, để người bệnh khỏi bị bất ngờ, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân. - Được vệ sinh sạch sẽ, cởi hoặc cắt bỏ quần bên chân gẫy. - Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược [nước hoặc thức ăn từ dạ dầy tràn sang đường thở gây tắc thở]. 4. Hồ sơ 147 - Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại. - Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật. NẮN BÓ BỘT 1. Người bệnh Tư thế: nằm sấp, gối gấp 90o cẳng chân dựng ngược lên trên, gan chân thẳng góc lên trên. 2. Các bước tiến hành 2.1. Nếu gẫy không lệch: chỉ bó bột Cẳng-bàn chân tư thế cơ năng [cổ chân 90o], rạch dọc bột. Thời gian bất động chỉ cần 4-5 tuần. 2.2. Nếu gẫy di lệch - Nắn: người nắn dùng 2 ngón tay cái đẩy vào gốc gân Achille, nơi gân Achille bám vào lồi củ xương gót, đẩy cho xương gót theo hướng ngược với lực co của gân Achille, đồng thời trợ thủ kéo cho bàn chân duỗi ra tối đa, đồng thời 1 tay đẩy vào đỉnh vòm gan chân, thực tế là làm gấp thêm gan chân tối đa. - Bất động: bó bột Cẳng-bàn chân: + Sau khi nắn, đỡ chân tư thế cổ chân duỗi tối đa, gan chân gấp, lật người bệnh nằm ngửa, quấn bông hoặc giấy vệ sinh đủ dày, đặt dây rạch dọc. + Đặt 1 nẹp bột sau cẳng bàn chân. + Quấn bột vòng tròn kiểu xoáy trôn ốc, từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên, đủ dày thì thôi, tư thế duỗi cổ chân, xoa vuốt cho bột liên kết tốt và nhẵn, rạch dọc bột, lau chùi sạch sẽ bột dính ở da để dễ theo dõi sau bó bột. Thời gian bất động: 6-8 tuần. Trong thời gian mang bột ấy: - Sau 7-10 ngày chụp kiểm tra, thay bột tròn, độn, vẫn tư thế duỗi cổ chân. - Sau 3-4 tuần chụp lại, thay bột tư thé cổ chân 90o, để người bệnh tập đi. Khi người bệnh không đi, cho gác cao chân [gẫy xương gót thường sưng nề nhiều]. - Trường hợp nắn khó, có thể nắn bằng cách xuyên 1 đinh Steinmann, khi đầu đinh sắp tới ổ gẫy thì cầm đinh để bẩy xương mà nắn, kiểm tra bằng màn tăng sáng [không có màn tăng sáng thì ước lượng bằng kinh nghiệm], rồi xuyên tiếp lên qua xương sên, xương gót ở phía trước trên. Bó bột Cẳng-bàn chân như trên, lượn vòng qua đầu đinh, để thò đầu đinh ra ngoài, rút đinh sau khi tháo bột [cũng có thể rút đinh sớm hơn, khi đã hình thành can non]. Xương gẫy di lệch nhiều, hoặc gẫy xương kèm trật khớp sên gót, nắn không kết quả thì chuyển mổ đặt lại xương, đặt lại khớp, phục hồi vòm gan chân, găm vài kim Kirschner cố định, có thể vẫn phải tăng cường bột rạch dọc sau mổ. 148 Đa số theo dõi ngoại trú, trường hợp nặng hoặc sưng nề nhiều thì cho vào viện theo dõi điều trị nội trú. VÀ XỬ TRÍ - Tai biến chủ yếu là sưng nề, rối loạn dinh dưỡng kéo dài: kê cao chân, thuốc chống sưng nề, tập vận động sớm. - Nắn không tốt sẽ dẫn đến can lệch, chồi xương, đi lại đau, gót chân bè ra ảnh hưởng thẩm mỹ, phải mổ đục bạt xương chồi.

149

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ nổi bật

Khoa phòng nổi bật

Gãy xương gót chân bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào phân loại [mức độ nghiêm trọng] của gãy xương gót chân. Thông thường người bệnh có thể trở lại hoạt động sau vài tháng nhưng cũng có thể mất vài năm để phục hồi hoàn toàn.

Tìm hiểu gãy xương gót chân bao lâu thì khỏi? Những biện pháp giúp phục hồi nhanh chóng

Xương gót tạo nên gót chân, là xương lớn nhất trong các xương cổ chân, có xương sên ở phía sau và xương hình hộp ở phía trước. Xương này có nhiệm hỗ trợ bàn chân khi di chuyển và truyền tải phần lớn trọng lượng cơ thể từ xương sên xuống đất.

Gãy xương gót là tình trạng xương gót chân có vết nứt, gãy hoặc bị vỡ. Tùy thuộc vào lực tác động và vị trí vết nứt, người bệnh có thể bị gãy xương trong khớp hoặc gãy xương ngoài khớp với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Sau chấn thương, bệnh nhân bị đau gót chân đột ngột, đau sâu bên trong kèm theo sưng tấy, đỏ hoặc tụ máu bầm ở vùng tổn thương. Ngoài ra xương gãy khiến bàn chân không thể chịu trọng lượng, bệnh nhân khó đi lại, gót chân bị biến dạng ở trường hợp nặng.

Tuy nhiên gãy xương gót chân cũng có thể nhẹ đến mức người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ, đi khập khiễng do giảm tính ổ định ở khớp mắt cá chân và chân. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được phẫu thuật [giảm đóng hoặc giảm mở] hay điều trị không phẫu thuật [bó bột/ dùng nẹp cố định gót chân gãy] để xương lành lại đúng cách.

Những trường hợp nặng được yêu cầu phẫu thuật tái tạo xương gót chân sau chấn thương

Ngoài ra bệnh nhân được yêu cầu phục hồi chức năng sớm và tích cực để lấy lại chức năng hoàn toàn. Gãy xương gót chân là một chấn thương nghiêm trọng và dễ gây biến chứng lâu dài [như đau mãn tính, viêm khớp, khó đi lại]. Tuy nhiên chấn thương có tiên lượng khá tốt khi điều trị sớm và tích cực.

Gãy xương gót chân bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

  • Phân loại, mức độ nghiêm trọng của chấn thương
  • Phương pháp điều trị chính và phục hồi chức năng

Gót chân là bộ phận chịu toàn bộ áp lực từ trọng lượng cơ thể, có nhiệm vụ truyền tải trọng lượng từ xương sên xuống đất. Ngoài ra vùng gót chân có ít mạch máu hơn so với những phần xương khác. Chính vì thế mà xương gót chân thường có thời gian liền lại lâu hơn.

Thông thường, bệnh nhân bị gãy xương gót chân nhẹ mất từ 4 – 6 tuần để hình thành can xương; mất 3 đến 4 tháng để đi lại và trở lại với những hoạt động bình thường. Một số trường hợp có thời gian phục hồi lâu hơn [khoảng 6 tháng] nếu không tập phục hồi chức năng đầy đủ và tích cực.

Đối với những bệnh nhân bị gãy gót chân nghiêm trọng, phải mất từ 1 – 2 năm để chỗ gãy phục hồi hoàn toàn. Để đảm bảo tốc độ phục hồi, người bệnh được yêu cầu bất động và nâng cao đúng cách, gồng cơ và tập thụ động trong thời gian đầu [khoảng 0 – 9 tuần đầu tiên sau chấn thương]. Tập chủ động, đi lại, tập tăng cường sức cơ trong những giai đoạn tiếp theo.

Những trường hợp gãy nặng cần 1 -2 năm để xương gót chân phục hồi hoàn toàn

Hiếm khi bệnh nhân bi gãy xương gót chân nặng có thể hồi phục ở mức trước chấn thương. Bệnh nhân hầu như không thể thực hiện cử động bình thường ở chân và mắt cá chân, có xu hướng bước đi không tự nhiên.

Những bất thường sau gãy xương gót không làm ảnh hưởng đến những người có công việc và lối sống ít vận động. Tuy nhiên, vận động viên hoặc những người có công việc thường xuyên phải đi bộ nhiều, leo núi… có thể cần phải thay đổi định hướng, lối sống và nghề nghiệp.

Người bệnh thường được phẫu thuật sớm. Phương pháp này giúp phục hồi cấu trúc giải phẫu của xương gót chân. Một số trường hợp có thể không cần phẫu thuật, bệnh nhân được dùng nẹp hoặc bó bột để cố định xương gãy trong khi nó lành lại.

Để tăng tốc độ liền xương, lấy lại cử động bình thường ở chân và mắt cá chân, những phương pháp khác sẽ được thực hiện trong quá trình điều trị và phục hồi. Cụ thể:

Sau gãy xương gót chân/ phẫu thuật, người bệnh được cố định chân gãy bằng nẹp hoặc bó bột. Biện pháp này giúp giữ xương ở vị trí đúng trong khi lành. Từ đó giúp xương lành lại đúng cách.

Trước khi xương liền lại, người bệnh cần tránh đặt bất kỳ trọng lượng nào lên chân bị thương. Nên bất động trong thời gian này hoặc sử dụng nạng/ gậy khi di chuyển. Điều này giúp xương lành lại đúng cách, không gây đau và tổn thương thêm cho chân.

Sau 2 tuần, nên gồng cơ, chuyển động nhẹ nhàng ở đầu gối và cổ chân để hạn chế một số biến chứng sau phẫu thuật và bó bột, chẳng hạn như cứng khớp, hình thành cục máu đông. Sau vài tuần có thể tập vật lý trị liệu.

Để tránh nhiễm trùng vết thương làm ảnh hưởng đến quá trình liền lại của xương, người bệnh cần giữ cho vết thương luôn khô và sạch sẽ. Tránh làm ướt băng bột để không ảnh hưởng đến vết mổ. Cắt chỉ sau vài tuần theo lịch hẹn của bác sĩ.

Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách giữ cho băng bột và vết thương luôn khô thoáng và sạch sẽ

Ngoài ra người bệnh nên tái khám và chụp X-quang theo lịch hẹn. Điều này giúp bác sĩ theo dõi quá trình lành xương, đánh giá phương pháp điều trị. Đồng thời phát hiện những bất thường để có phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh thường được yêu cầu nâng cao và chườm đá trong vòng 2 ngày sau phẫu thuật để kiểm soát đau và sưng. Những trường hợp có chấn thương gây sưng nhiều, bệnh nhân được hướng dẫn nâng cao chân để giảm sưng trước khi phẫu thuật.

Bệnh nhân được yêu cầu nâng chân cao hơn tim và bất động trước – sau khi phẫu thuật để giảm sưng tấy. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng và đau, máu lưu thông đến chân và trở về tim dễ dàng. Khi vết sưng giảm, phẫu thuật/ vật lý trị liệu sẽ bắt đầu.

Ngoài ra nâng cao chân còn giúp ngăn trọng lượng đặt lên gót chân bị thương. Điều này giúp xương lành lại đúng cách và nhanh chóng, ngăn đau và chấn thương thêm.

Biện pháp này có tác dụng giảm đau, sưng và viêm. Ngoài ra chườm đá còn giúp co mạch, hạn chế lượng máu tụ lại ở vùng tổn thương. Khi chườm đá, dùng túi vải chứa đá lạnh hoặc khăn lạnh đặt lên gót chân bị đau.

Những trường hợp bị đau nghiêm trọng có thể dùng thuốc để kiểm soát. Chẳng hạn như Ibuprofen/ Naproxen [thuốc chống viêm không steroid] hoặc opioid [thuốc giảm đau gây nghiện]. Những loại thuốc này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Trong đó thuốc giảm đau nhóm opioid đặc biệt phù hợp với những cơn đau do phẫu thuật. Tuy nhiên thuốc này cần được dùng ngắn hạn và liều thấp để tránh tác dụng phụ.

Người bệnh được hướng dẫn dùng nạng khi đi lại sau chấn thương. Thiết bị này giúp ngăn trọng lượng cơ thể đặt lên chân bị thương. Từ đó giúp xương lành lại đúng cách, không gây đau và tổn thương thêm.

Ngoài ra việc sử dụng nạng giúp người bệnh đi lại dễ dàng, tránh bất động lâu ngày dẫn đến cứng khớp và teo cơ. Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng nạng đúng cách.

Đi lại với nạng để ngăn trọng lượng cơ thể đặt lên chân bị thương trong khi xương lành

Người bênh được yêu cầu vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau gãy xương gót chân. Thông thường, vật lý trị liệu được áp dụng sớm hơn ở những người phẫu thuật điều trị gãy xương.

Trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, bệnh nhân được khuyên không đặt trọng lượng lên chân bị thương, chườm đá thường xuyên và nâng cao chân để giảm sưng đau. Ngoài ra, gồng cơ và những cử động nhẹ nhàng có thể được thực hiện để ngăn biến chứng sau điều trị.

Trong giai đoạn hai của quá trình phục hồi [từ tuần thứ 7 sau phẫu thuật], người bệnh được hướng dẫn bài tập đa dạng về chuyển động, chẳng hạn như chuyển động cổ chân tròn, gập, mở rộng, lật và đảo ngược cổ chân. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu lên xuống giường, tập căng cơ nhẹ nhàng… để kích thích quá trình liền xương.

Sau 9 – 12 tuần, bệnh nhân được tập chống chân, tập đi không dùng nạng, thực hiện các bài tập tăng cường và kéo giãn, sinh hoạt bình thường… để lấy lại cử động linh hoạt. Đồng thời phục hồi chức năng và sức mạnh.

Trong quá trình điều trị và phục hồi sau gãy xương gót, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Một chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng [đầy đủ vitamin và khoáng chất] có thể giúp thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào xương mới, tăng tốc độ liền xương. Đồng thời chữa lành mô mềm, ngăn đau và viêm.

Dinh dưỡng cần tăng cường bổ sung:

  • Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D trong rau xanh, sữa, hải sản, đậu nành… giúp xây dựng xương khớp chắc khỏe, kích thích thúc đẩy tái tạo xương mới. Từ đó giúp xương gót chân lành lại nhanh chóng, tăng khả năng phục hồi chức năng hoàn toàn.
  • Vitamin C: Vitamin C từ các loại quả mọng, trái cây thuộc họ cam quýt, kiwi, ớt chuông… giúp tăng khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau. Ngoài ra vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe sau chấn thương và phẫu thuật.
  • Omega-3: Ăn cá hồi, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá trích… có thể bổ sung lượng omega-3 cần thiết. Đây là một axit béo lành mạnh, có khả năng giảm đau, kháng viêm và tăng tốc độ phục hồi tổn thương.
  • Protein: Bổ sung protein giúp xây dựng các cơ hỗ trợ, tăng tốc độ chữa lành xương gãy.

Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, các loại trái cây, ngũ cốc, các loại hạt, đậu, thịt, cá, trứng, sữa… Đây đều là những loại thực phẩm lành mạnh và chứa nhiều dinh dưỡng.

Tham khảo thêm: Bị Gãy Xương Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Phục Hồi?

Theo các chuyên gia, hút thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến sự lành lại của xương gãy. Cụ thể nicotine và những hoạt chất khác trong thuốc lá ngăn quá trình tái tạo tế bào xương mới. Đồng thời tăng thải trừ canxi trong xương và làm tổn hại đến sức khỏe tổng thể.

Chính vì thế bệnh nhân cần ngừng hút thuốc lá trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương để xương gãy nhanh chóng liền lại. Đồng thời lấy lại chức năng và ngăn biến chứng của gãy xương.

Ngừng hút thuốc lá để xương gãy nhanh chóng liền lại, không làm tổn hại đến sức khỏe

Nhìn chung gãy xương gót chân bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào phân loại, mức độ tổn thương và các phương pháp điều trị. Những trường hợp nhẹ và điều trị tích cực có thể trở lại hoạt động trong 4 tháng. Những trường hợp nặng hơn mất từ 1 – 2 năm để hồi phục hoàn toàn. Để tăng khả năng và tốc độ hồi phục, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chăm sóc và phục hồi chức năng đúng cách.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề