Xanh kia thăm thẳm tầng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này nghĩa là gì

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 13 - Học kì 1 - Ngữ văn 9

Đề bài

Câu 1: [3 điểm]

1.1.  Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm cách thức và phương châm quan hệ ?

1.2. Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào?

- Nói có đầu có đũa.

- Đánh trống lảng.

- Nửa úp nửa mở.

- Nói bóng nói gió.

Câu 2: [3 điểm]

Cho các ví dụ sau:

1. 

“Vào vườn hái quả cau xanh

 Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu”

  [Ca dao]

2. 

“Đoái trông theo đã cách ngăn

 Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”.

 [Chinh phụ ngâm]

3. 

“Xanh kia thăm thẳm từng trên

   Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”

[Chinh phụ ngâm]

- Em hãy chỉ ra nghĩa của từ “xanh” trong từng lần sử dụng.

- Nghĩa nào là nghĩa gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển?

- Nghĩa nào được mọi người dùng? Nghĩa nào ít được sử dụng?

Câu 3: [4 điểm]

3.1. Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp?

3.2. Cho câu văn sau: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta”.

 [Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi]

Hãy viết đoạn văn ngắn [khoảng 10 dòng] có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp.

Lời giải chi tiết

Câu 1: [3 điểm]

1.1. [2 điểm]

Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm cách thức và phương châm quan hệ:

- Phương châm cách thức: là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại nói ngắn gọn, rành mạch; tránh lối nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa.

- Phương châm quan hệ: là phương châm yêu cầu người tham gia hội thoại phải nói những điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

1.2. [1 điểm]

Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại:

- Phương châm cách thức: Nói có đầu có đũa, Nửa úp nửa mở.

- Phương châm quan hệ: Đánh trống lảng, Nói bóng nói gió.

Câu 2: [3 điểm]

1. Từ “xanh” nghĩa là chưa già, chưa chín, được mọi người đều dùng. Từ “xanh” này được hiểu theo nghĩa chuyển. [1 điểm]

2. Từ “xanh” chỉ sắc màu của lá cây, của nước biển. Từ “xanh” này được hiểu theo nghĩa gốc. [1 điểm]

Ví dụ:

“Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ

Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ

 Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển

Xanh trời, xanh của những ước mơ...”

 [Tố Hữu]

3. Từ “xanh” chỉ ông trời, được hiểu theo nghĩa chuyển [hoán dụ]. [1 điểm]

Câu 3: [4 điểm]

3.1. [1 điểm]

- Lời dẫn trực tiếp: là lời dẫn nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Lời dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

3.2. [3 điểm]

1. Dùng câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp. Lưu ý: Hình thức viết, bảo đảm đúng yêu cầu cần đạt [lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, đặt trước dấu hai chấm]. Mỗi đoạn văn học sinh viết khoảng 10 dòng.

- “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta” [Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi].

2. Đoạn văn cần đáp ứng nội dung:

- Con đường văn nghệ đến với mọi người là con đường tình cảm.

- Văn nghệ là tiếng nói từ trái tim đến với trái tim, nó “đốt lửa trong lòng chúng ta”. Nó có khả năng giúp con người tự hoàn thiện nhân cách của mình.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Câu thơ:“Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”thuộc kiểu hành động nói nào?

a. Hành động hỏi

b. Hành động trình bày

c. Hành động cầu khiến

d. Hành động bộc lộ cảm xúc

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

CHỈ ra và nêu tác dụng của 2 câu thơ sau:

Xanh kia thăm thẳm từng trên /vì ai gây dựng cho nên nỗi này.

Mong mọi người tl sớm e đang cần gấp .cảm ơn nhiều ạ

Các câu hỏi tương tự

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: " Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn- chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại [...] Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối,

càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like,

chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt dứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khoá vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng" [ Theo Đặng Hoàng Giang, Vẻ đẹp của người đứng một mình, trích Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội nhà ăn, 2016]. 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ? 2. Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất ? Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tổn hại gì? 3. Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ " ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn" ?

4. Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/ chị rút ra bài học gì ?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.Trước khi biết Xuân Diệu nói:"Ca dao là máu của Tổ Quốc",trước khi nghe Tế Hanh nói:" Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ",tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi.Mỗi lần ru con,bà cần 2 tao nôi,hoặc 1 tay chụm cả 4 tao nôi vừa đưa vừa hát.Lạ thay,má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suố,bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận.Tràn ngập trong âm thanh du dương,huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng,thế giới của mồ hôi nước mắt,thế giới của tình thương,của tình yêu,của cái thiện,của sự huyền ảo,mộng mơ.

a]Xác định câu chủ đề của văn bản?Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp?

b]Tế Hanh nói:"Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ"-ý nghĩa của câu nói này là gì?

c]Xác định biện pháp tu từ trong câu:"Ca dao tuôn ra như suối,bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận"?Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Video liên quan

Chủ Đề