Xe tải được phép chở hàng dài bao nhiêu

Kích thước bao của xe tải là gì? Khi tham gia giao thông vi phạm lỗi vượt quá kích thước bao ngoài xe thì mức xử phạt là bao nhiêu?

Nhiều bác tài khi tham gia giao thông bị phạt vì vi phạm lỗi vượt quá kích thước bao ngoài của xe tải. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn hiện nay đó chính là có rất ít người lái xe cũng như chủ phương tiện lơ mơ, không nắm bắt được chính xác, cụ thể về điều luật này. Vậy kích thước bao của xe tải là gì? Mức phạt khi vi phạm là bao nhiêu?

Kích thước bao của xe tải là gì?

Kích thước bao của xe tải là gì?

Kích thước bao của xe tải là gì? Nó chính là kích thước của xe tải về 3 chiều: chiều rộng, chiều dài và chiều cao. Kích thước này bao gồm cả xe và hàng hóa xếp trên xe [nếu có] khi tham gia giao thông cơ giới đường bộ. Do đó, kích thước đó không cố định, chúng sẽ thay đổi theo từng chuyến hàng, kích thước hàng hóa chuyên chở.

Kích thước bao của xe tải sẽ phải nhỏ hơn hoặc bằng kích thước tối đa cho phép của xe tải khi lưu thông trên đường do cơ quan nhà nước quy định. Có như vậy mới đảm bảo không gây cản trở cho việc điều khiển xe của chủ phương tiện cũng như sự an toàn khi tham gia giao thông cho chính chiếc xe và các phương tiện khác.

>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát NK650L

Quy định về giới hạn kích thước bao của xe tải là gì?

Giới hạn kích thước bao ngoài của các phương tiện giao thông đã được Bộ Giao thông vận tải quy định rõ trong thông tư số 46/2015/TT-BGTVT. Riêng đối với dòng xe tải thì các kích thước giới hạn như sau:

Chiều cao xếp hàng hóa trên xe tải

Chiều cao xếp hàng hóa trên xe tải

Tại điều 18 của thông tư này có quy định chiều cao xếp hàng hóa trên xe tải:

Loại xe tảiKhối lượng hàng hóa chuyên chởChiều cao xếp hàng hóa cho phépXe tải thùng hở có mui Giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của đơn vị sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.Xe tải thùng hở có muiTừ 5 tấn trở lênKhông quá 4,2 mét.2,5 tấn đến dưới 5 tấnKhông quá 3,5 mét.< 2,5 tấnKhông quá 2,8 mét.Xe chuyên dùng và xe chở container Chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất ở mặt đường xe chạy lên trên không quá 4,35 mét.Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng hoặc các mặt hàng có tính chất tương tự Không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong giấy CNKĐ

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên xe tải

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên xe tải

Theo điều 19 của thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định:

  • Chiều rộng hàng hóa xếp trên xe giới hạn trong chính là chiều rộng thùng xe theo thiết kế của đơn vị sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được phê duyệt.
  • Chiều dài xếp hàng hóa trên xe không được vượt quá 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe tải theo thiết kế của đơn vị sản xuất hay thiết kế cải tạo đã phê duyệt nhưng không lớn hơn 20 mét.

Ví dụ như chiều dài xe tải của bạn là 4,8 mét thì khi đó chiều dài cho phép sẽ là 1.1 x 4,8 = 6,82 mét. Nếu bạn xếp hàng vượt quá 6,82 mét thì sẽ bị phạt quy định kích thước giới hạn theo pháp luật hiện hành.

Mức phạt đối với vi phạm vượt quá kích thước bao ngoài của xe tải

Mức phạt đối với vi phạm vượt quá kích thước bao ngoài của xe tải

Rất nhiều bác tài đều biết mức độ quan trọng của việc thực hiện nghiêm chỉnh kích thước tối đa cho phép. Thế nhưng vì lợi nhuận hoặc tính tiện lợi hay lý do nào đó vẫn còn có không ít lái xe vi phạm quy định này. Và để hạn chế tình trạng chở hàng vượt quá kích thước bao ngoài cho phép, Chính phủ đã ban hành quy định xử phạt hành chính với hành vi này trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trong đó, mức phạt đối với xe tải vi phạm vượt quá kích thước bao ngoài cho phép như sau:

  • Nếu chở hàng bề rộng của xe, chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng tới 800.000 đồng.
  • Nếu chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.

Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm vượt quá kích thước xếp hàng hóa trên xe?

Ngoài mức phí phạt thì chắc chắn một vấn đề nữa cũng đang được nhiều bác tài thắc mắc đó chính là ai có thẩm quyền xử lý vi phạm vượt quá kích thước bao ngoài của xe. Đó là:

  • Cảnh sát giao thông.
  • Cảnh sát trật tự.
  • Cảnh sát cơ động, cảnh sát phản ứng nhanh.
  • Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
  • Thanh tra giao thông vận tải.
  • Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
  • Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
  • Người được giao nhiệm vụ thành tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương.
  • Trưởng công an cấp xã.
  • Cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không.
  • Cảng vụ đường thủy nội địa.
  • Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa.

Trên đây, Xe Tải Vĩnh Phát đã giúp bạn đọc hiểu rõ về kích thước bao của xe tải. Cũng như các quy định liên quan tới thông số kỹ thuật này. Hy vọng qua đó, bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích giúp đảm bảo an toàn hơn khi tham gia giao thông cũng như tránh bị xử phạt vì lỗi vi phạm vượt quá kích thước bao ngoài của xe.

Chủ Đề