Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu -- đông 1950 lớp 5

Người đặt tên nước Việt Nam là ai [Lịch sử - Lớp 8]

3 trả lời

Mục 1

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

* Thế giới:

- Đến năm 1950, tình hình thế giới thay đổi có nhiều thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.

- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi [1 - 10 - 1949], nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

- Năm 1950, chính phủ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Cách mạng Lào và Campuchia cũng có những chuyển biến tích cực.

- Phong trào chống chiến tranh đế quốc của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp ngày càng lên cao.

* Trong nước:

- Lực lượng kháng chiến của ta ngày càng trưởng thành, hậu phương được củng cố về mọi mặt,.

- Sau nhiều thất bại liên tiếp, Pháp ngày càng lún sâu vào những khó khăn về tài chính, buộc Pháp phải dựa vào Mĩ để tiếp tục chiến tranh.

Ban Thường vụ trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên giới

Mục 2

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của Pháp

Với sự viện trợ của Mĩ, ngày 13 - 5 - 1949 Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve với nội dung:

- Thiết lập hệ thống phòng ngự dày đặc trên đường số 4 [Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn] nhằm khóa chặt biên giới Việt - Trung, tách rời cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

- Thiết lập hành lang Đông - Tây nối Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La nhằm tách rời căn cứ địa Việt Bắc với hậu phương.

=> Bao vây, cô lập làm cho Việt Bắc suy yếu, tổ chức tấn công tiêu diệt căn cứ địa lần thứ hai, kết thúc chiến tranh. Pháp đã chấp nhận đánh lâu dài với ta.

* Chủ trương của ta

- Tháng 6 - 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa quốc tế và cách mạng Việt Nam, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

=> Đảng đã quyết định đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới nhằm làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp, đập tan âm mưu tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

- Sáng 18 - 9 - 1950, quân ta tiêu diệt địch tại Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp tổ chức chiếm lại Đông Khê bằng cách cho 2 cánh quân từ Cao Bằng xuống và từ Thất Khê lên.

- Đoán được ý định của địch, quân ta mai phục trên đường số 4, tiêu diệt hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê, Pháp buôc phải rút quân về Na Sầm và Lạng Sơn, đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi đường số 4.

Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

* Kết quả

- Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta đã giải phóng đươc biên giới Việt - Trung, “hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình”.

- Thế bao vây đã được giải, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 138 SGK Lịch sử 12

Đề bài

Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của ta được mở trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 135 – 138 để trả lời.  

Lời giải chi tiết

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Thế giới:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

+ Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập [1/10/1949].

- Trong nước:

+ Nhiều nước công nhận độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

+ Mĩ hậu thuẫn cho Pháp và từng bước can thiệp sâu hơn vào chiến tranh ở Đông Dương.

+ Pháp thực hiện kế hoạch Rơve, nhằm tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành được thắng lợi để kết thúc chiến tranh.

2. Diễn biến:

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê.

- Ngày 18/9/1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

+ Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

+ Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

- Ngày 22/10/1950, Pháp rút chạy, đường số 4 được giải phóng.

3. Kết quả:

- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

- Giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

- Chọc thủng hành lang Đông - Tây của Pháp.

- Kế hoạch Rơve bị phá sản.

4. Ý nghĩa:

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Câu 6 trang 34 Vở bài tập Lịch sử 5. Bài 15. Chiến thắng biên giới thu – đông năm 1950

Em hãy nêu kết quả và ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

Trả lời: 

Chiến dịch Biên giới thu – đông là chiến dịch đầu tiên ra chủ động mở và giành thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.


    Bài học:
  • Bài 15. Chiến thắng biên giới thu – đông năm 1950

    Chuyên mục:
  • Lớp 5
  • Vở bài tập Lịch sử 5

Quảng cáo

Câu 1: Trang 35 – sgk lịch sử 5

Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu  - đông 1950 nhằm mục đích gì?

Xem lời giải

Soạn lịch sử 5 bài 28: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình Trang 60

Soạn lịch sử 5 bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước Trang 58

Soạn lịch sử 5 bài 26: Tiến vào dinh độc lập Trang 55

Soạn lịch sử 5 bài 25: Lễ kí hiệp định Pa – ri Trang 53

Soạn lịch sử 5 bài 24: Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” Trang 51

Soạn lịch sử 5 bài 23: Sấm sét đêm giao thừa Trang 49

Soạn lịch sử 5 bài 22: Đường Trường Sơn Trang 47

Soạn lịch sử 5 bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta Trang 45

Soạn lịch sử 5 bài 20: Bến Tre đồng khởi Trang 43

Soạn lịch sử 5 bài 19: Nước nhà bị chia cắt Trang 41

Soạn lịch sử 5 bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Trang 37

Soạn lịch sử 5 bài 15: Chiến thắng biên giới Thu – đông 1950 Trang 32

Soạn lịch sử 5 bài 14: Thu đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” Trang 30

Soạn lịch sử 5 bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo Trang 24

Soạn lịch sử 5 bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Trang 21

Soạn lịch sử 5 bài 9: Cách mạng mùa thu Trang 19

Soạn lịch sử 5 bài 8: Xô viết Nghệ Tĩnh Trang 17

Soạn lịch sử 5 bài 7: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời Trang 16

Soạn lịch sử 5 bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Soạn lịch sử 5 bài 5: Phan Bội Châu và phong trào đông du Trang 12

Soạn lịch sử 5 bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế Trang 8

Soạn lịch sử 5 bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước Trang 6

Soạn lịch sử 5 bài 1: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định Trang 4

Video liên quan

Chủ Đề