10 tên lửa hành trình hàng đầu thế giới năm 2022

(QK7 Online) - Ngày 17/4, quân đội chính phủ Sirya đã phát hiện và bàn giao 2 quả tên lửa hành trình của liên quân bị rơi trong cuộc tiến công ngày 14/4 vừa qua. Đáng chú ý là cả 2 còn trong tình trạng tương đối hoàn chỉnh. Ngày 18/4, tên lửa đã "được gửi bằng máy bay sang Nga". Tuy nhiên, Moscow vẫn chưa chính thức xác nhận thông tin này.
Hãng thông tấn TASS ngày 19/4 dẫn lời một nguồn tin thuộc Bộ Quốc phòng Syria cho biết, hai quả tên lửa hành trình được sử dụng trong cuộc tấn công Syria hôm 14/4 vừa qua đã được Quân đội Syria phát hiện, thu giữ và chuyển giao cho phía Nga. Đáng chú ý là chúng chưa phát nổ; vậy Moscow có thể khai thác được những bí mật gì, từ loại vũ khí mà Mỹ coi là đồ "quốc bảo" này?

 

10 tên lửa hành trình hàng đầu thế giới năm 2022

Tên lửa hành trình Tomahawk, vũ khí chủ lực tiến công mặt đất của hải quân Mỹ
 

Trong cuộc tiến công bằng tên lửa hành trình vào Sirya vừa qua, Mỹ khẳng định 105/105 tên lửa của họ đều hoạt động tốt và đã đánh trúng mục tiêu; không có tên lửa nào của liên quân bị lực lượng phòng không Sirya bắn hạ.
Ở phía ngược lại, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, lực lượng phòng không Sirya đã bắn rơi 71/103 tên lửa mà Mỹ và liên quân đã sử dụng. Các lực lượng vũ trang của Nga tại Sirya không tham gia vào cuộc đánh chặn, nhưng đã hỗ trợ tin tình báo cho lực lượng phòng không Sirya đánh trả.
Những thông báo về tỷ lệ thiệt hại của Nga và Mỹ đã gây nên cuộc chiến truyền thông; có lẽ chưa khi nào tin tức chiến sự lại không nóng bằng cuộc chiến thông tin.

Trung tướng Alexander Gorkov, cựu Tư lệnh các lực lượng phòng không Nga (2000-2008) cho biết: ngay cả khi không có bất kỳ một sự đánh trả nào của lực lượng phòng không đối phương, thì kết quả cũng không thể trọn vẹn 100%. Theo ông, luôn có một tỷ lệ nhất định tên lửa rơi do sự cố kỹ thuật, điều đó khó có thể tránh khỏi, kể cả đó là Nga, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào. Điều này nghe có vẻ thuyết phục hơn

Chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, Sergey Denisentsev cho biết: Thật là thú vị, khi trên thực tế, các tên lửa của Mỹ rơi, nhưng không bị vỡ; thậm chí còn trong "điều kiện khá tốt". Mặc dù những loại tên lửa này, đều có cơ chế tự hủy trong trường hợp gặp trục trặc kỹ thuật; những tên lửa này còn nguyên vẹn, có lẽ do các hệ thống đó gặp trục trặc, nên không kích hoạt được cơ chế tự hủy.
 

10 tên lửa hành trình hàng đầu thế giới năm 2022

Tên lửa Tomahawk của Mỹ rời bệ phóng
 

Trung tướng Alexander Gorkov cũng cho biết, phần lớn tên lửa hành trình đều có cơ chế tự hủy khi khi tên lửa  không bay đúng quỹ đạo được lập trình sẵn; có thể tận dụng điểm yếu này của tên lửa hành trình để làm lệch đường bay, kích hoạt cơ chế tự hủy của tên lửa.
Chuyên gia Denisentsev cũng lưu ý: Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc chế tạo tên lửa hành trình, Tổng thống Trump đã hào phóng tặng cho Nga 2 quả tên lửa "thông minh" để nghiên cứu, những mẫu vũ khí này rất có ích cho Nga.
"Tên lửa hành trình là một vũ khí công nghệ cao; nhất là các thiết bị điện tử, các thuật toán và những công nghệ khác. Tên lửa Tomahawk chưa được xuất khẩu rộng rãi (trừ đồng minh thân cận là Anh); có được nó, chúng tôi có thể sẽ có cơ hội tìm hiểu rất nhiều về thiết kế của loại tên lửa này, trên cơ sở đó sẽ rất có ích trong việc phát triển các biện pháp đối phó", Denisentsev nhấn mạnh.
Trung tướng Gorkov cũng nhắc lại sau cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại (1945), Liên Xô đã thu nhiều mẫu thiết kế vũ khí từ nước Đức phát xít, điều này giúp Liên Xô nhanh chóng rút ngắn thời gian phát triển nhiều mẫu vũ khí, trong đó có các loại tên lửa.
Gorkov chắc chắn rằng, sự quan tâm chính của Nga đối với loại tên lửa hành trình của Mỹ đó là tìm hiểu cơ chế dẫn đường (BSc) của tên lửa; tại sao nó có thể tự bảo vệ trước môi trường đối kháng điện tử? Theo ông, nếu nắm được bí mật công nghệ dẫn đường, sẽ giúp sản xuất những loại vũ khí mềm như các thiết bị để gây nhiễu, chế áp, kích hoạt tên lửa tự hủy; mà không nhất thiết phải dùng đến các biện pháp cứng như tên lửa hay pháo phòng không để bắn hạ.
Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao việc nhận được số tên lửa trên. Theo các chuyên gia Nga, tên lửa Tomahawk đã được các chuyên gia Nga nghiên cứu kỹ lưỡng từ trước, bởi vì Nga cũng có số lượng lớn tên lửa loại này bắt đầu với cuộc xung đột ở Iraq và Nam Tư. Nhưng tên lửa Tomahawk luôn được người Mỹ cải tiến, đặc biệt là công nghệ dẫn đường, thuật toán điều chỉnh những sai số trên đường bay. Những công nghệ này giúp cho tên lửa bay một quãng đường rất xa, nhưng thỉnh thoảng tên lửa mới tham chiếu tín hiệu GPS để kiểm tra các điểm của đường bay, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, biên tập viên của tạp chí Arsenal-otechestva giải thích thêm.
Hiện nay người Mỹ có tên lửa chiến thuật Tomahawk mới, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển và mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn tin cho hay: "Nếu như là loại tên lửa Tomahawk mới nhất, các chuyên gia của chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu để tìm hiểu bí mật loại này".
Điều may mắn nhất đối với Nga là trong 2 tên lửa hành trình mà quân đội Sirya vừa giao cho, có loại tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-158 JASSM, được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược B-1B; nếu có, đây sẽ là thành công lớn, Leonkov nói vì tên lửa AGM-158 JASSM nhằm thay thế tên lửa AGM-129. Thay đổi lớn nhất của tên lửa AGM-158 JASSM là công nghệ dẫn đường và động cơ tên lửa, từ cự ly bắn ban đầu chỉ có 360 km (tên lửa AGM-129), tầm bắn của AGM-158 đã nâng lên đến 900 km. Một đặc điểm khác của AGM-158 là công nghệ tàng hình, với vật liệu chế tạo tên lửa và hình dáng khí động học, làm cho việc phát hiện và tiêu diệt trở nên khó khăn hơn.

 

10 tên lửa hành trình hàng đầu thế giới năm 2022

Tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-158 JASSM
 

Nếu tên lửa còn nguyên vẹn, Nga sẽ nắm được hình dáng khí động học, trên cơ sở đó sẽ phân tích được khả năng tán xạ sóng radar của tên lửa theo hướng nào; đồng thời họ sẽ biết được loại nhiên liệu dùng cho tên lửa cấu tạo như thế nào. Bên cạnh đó là các thuật toán, dữ liệu đường bay của tên lửa, đường truyền dữ liệu…Sẽ có nhiều thứ cho Nga để khai thác những bí mật thuộc loại "tối mật" của quân đội Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ đưa ra "món quà" hào phóng cho Nga. Người Mỹ tặng công nghệ quân sự thuộc hàng "quốc bảo" qua các người bạn như Gruzia và Ukraine, trước đây nữa là Iraq, Nam Tư và Việt Nam. Giờ đây, Sirya thành nơi tiếp tục cung cấp những bí mật về công nghệ vũ khí cho Nga.
Theo các chuyên gia, việc nghiên cứu các mẫu vũ khí khác nhau, có thể tìm ra những "tử huyệt"; từ đó có biện pháp hạ bệ những "huyền thoại" hay sự "độc đáo" của vũ khí Mỹ.
Trong chiến tranh Việt Nam, Nga đã nắm được bí mật về tên lửa loại không đối không Sidewinder của Mỹ nên đã khắc chế, giảm hiệu quả của loại tên lửa này. Trong cuộc chiến Kosovo năm 1999, quân đội Serbia đã bắn cháy chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk, mà cũng đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia Nga.

Trịnh Ngọc Tiến