Ai được xem là ông tổ của ngành y học nước ta

Hippocrates là người có đóng góp lớn nhất trong nền Y học của nhân loại và được coi là ông tổ của ngành Y. Vậy ông tổ ngành Y Hippocrates là ai? Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về Hippocrates cũng như lời thề Hippocrates bạn nhé!

  • Ông tổ ngành Y Hippocrates là ai?
  • Lời thề Hippocrates

Ông tổ ngành Y Hippocrates là ai?

Ông tổ ngành Y Hippocrates sinh vào khoảng 460 - 370 Trước Công Nguyên [TCN] tại đảo Kos, Hy Lạp và mất vào khoảng năm 380 - 370 TCN ở Larissa thuộc vùng Thessaly. Hơn 2000 năm qua, người ta vẫn nhắc tới Hippocrates như là người sáng lập ra nền Y học của nhân loại. Ông có tài năng điều trị giỏi, đạo đức nghề nghiệp tốt và còn được xem là tác giả của lời thề Hippocrates [Hippocratic Oath] nổi tiếng mà mọi bác sĩ đều phải tuân theo. Ngoài ra, Hippocrates và các môn đệ của ông còn để lại cho nhân loại rất nhiều tác phẩm về Y học và tạo nên các lý thuyết về Y học được gọi là Học thuyết Hippocrates [Hippocratic Theory]. Trong đó, thực hành y khoa phải dựa trên cơ sở các quan sát và nghiên cứu cơ thể con người, cũng như tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được mà không phải do sức mạnh siêu nhiên hoặc do người bệnh đã dám có ý nghĩ tội lỗi hay báng bổ thần thánh trong thời đó. Hippocrates cũng là người đã sáng lập Trường Y học Hippocrates [Hippocratic School of Medicine].

Hippocrates đã đi khắp Hy Lạp để hành nghề Y, sau đó, ông đã quay về đảo Kos và thành lập trường y rồi bắt đầu giảng dạy những tư tưởng Y học của mình. Một số tài liệu cho rằng, Hippocrates cũng đã tiếp cận thêm với nền Y học phương Đông. Các tư tưởng và bài giảng Y khoa của ông được tập hợp thành bộ sách "Tập Sao lục của Hippocrates" [Corpus Hippocraticum] bao gồm 60 tác phẩm về nhiều lĩnh vực Y khoa gồm chẩn đoán, dịch tễ học, sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng và phẫu thuật.

Lời thề Hippocrates

Lời thề Hippocrates [Hippocratic Oath] là lời tuyên thệ của các bác sĩ khi bước vào nghề, nó được coi là chuẩn mực của y đức để nhắc nhở các bác sĩ nhớ lại những gì người xưa đã dạy. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.

Nguyên văn lời thề Hippocrates như sau:

Lời thề Hippocrates

Tôi xin thề trước Apollon Thần Chữa bệnh, trước Aesculapius Thần Y học, trước Thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người chuyên.

Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.

Trên đây là những thông tin về ông tổ ngành Y Hippocrates và lời thề Hippocrates mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm y tế & sức khỏe thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Sinh ra trên đảo Aegean, Hy Lạp, khoảng giữa thế kỷ thứ 5 TCN, Hippocrates được coi là bác sĩ thực thụ đầu tiên, ông tổ của nền y học hiện đại.

Ở thời đại này, y học vẫn gắn liền với tôn giáo và bệnh tật thường được chữa trị bằng những hiện tượng siêu nhiên thần bí. Hippocrates đã bác bỏ những quan niệm này và trở thành người đầu tiên xem y học là ngành khoa học.

Các nhà sử học tin rằng Hippocrates đi khắp lục địa Hy Lạp và có thể cả Libya cùng Ai Cập để hành nghề y. Ông thành lập trường y, cùng với các môn đồ của mình đưa ra phương pháp khoa học để khám và điều trị cho người bệnh.

Theo quan điểm của Hippocrates, người thầy thuốc phải trực tiếp khám cho người bệnh và tìm ra bệnh qua các triệu chứng biểu hiện, phải bốc thuốc kê đơn sau đó theo dõi để xem việc điều trị có kết quả hay không.

Hippocrates cho rằng mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân tự nhiên riêng. Tập hợp các tác phẩm do Hippocrates soạn thảo gồm hơn 60 cuốn sách y học Hippus Corpus, được coi là những tác phẩm cổ nhất về y học.

Trong các trang sách của mình, ông một sự hiểu biết thô sơ – nếu so với hiểu biết y khoa ngày này - về cách cơ thể hoạt động và bản chất của bệnh tật. Rất nhiều điều trong bộ sách của ông vẫn đúng cho đến ngày nay.

Ví dụ, ông cho rằng “chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể chất là một phương thuốc hữu hiệu cho hầu hết các bệnh” và chỉ ra cách định vị khớp, tầm quan trọng của việc lưu giữ hồ sơ về lịch sử và cách điều trị, mối quan hệ giữa thời tiết và một số bệnh tật...

Một di sản bất hủ ông để lại cho hậu thế chính là lời thề Hippocrates, được coi như một bản tuyên ngôn về y đức dành cho những người làm thầy thuốc.

Một số nguyên lý cơ bản của lời thề bao gồm thực hành y học với khả năng tốt nhất của một người, chia sẻ kiến thức với các bác sĩ khác, thái độ thông cảm, từ bi, tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân và giúp ngăn ngừa bệnh tật bất cứ khi nào có thể.

Ngày nay, tại nhiều trường y khoa trên thế giới, lời thề Hippocrates vẫn được các sinh viên đọc lên trong nghi thức tuyên thệ bắt đầu sự nghiệp bác sĩ của mình.

T.B [Kiến Thức]

Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là một đại y tôn của nước ta. Ông sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương [nay là thôn Thanh Xá, xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên]. Mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 4 [1791] tại xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Cha là Lê Hữu Mưu đỗ tiến sĩ , làm Thượng Thư đời Lê Dụ Tôn, mẹ là Bùi Thị Thường, quê ở Bàu Thượng, làng Tình Diễm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Hồi nhỏ theo cha đi học ở Thăng Long. Năm 1739 cha mất, lớn lên gặp thời loạn, vua Lê hư vị, Chúa Trịnh lộng quyền, các nơi đều nổi dậy chống đối, có phen Lãn ông cũng ra cầm quân dẹp loạn, nhưng vì chán ghét cuộc chém giết tương tàn ấy, nên nhân có tin người anh ở Hương Sơn mất, ông bèn viện cớ về quê nuôi mẹ.

Nhân bị đau ốm, Lãn ông mới tìm đến vị Lương y Trần Độc ở núi Thành, xã Hương Cần, huyện Thanh Chương, Nghệ An để chữa bệnh. Trong thời gian ở đó hơn 2 năm, Lãn ông đã nghiên cứu các sách y học kinh điển nhất là bộ Phùng Thị Cẩm Nang và cùng họ Trần bàn luận về y học.

Bấy giờ có Hải Quận Công biết Lãn Ông văn võ kim toàn muốn mời ra cầm quân lần nữa, nhưng vì chán ghét chiến tranh, không ham danh lợi Lãn Ông đã cương quyết chối từ, trở về Hương Sơn nghiên cứu y học và chữa bệnh.

Năm 1760, mẹ mất, lúc đó tuy mới 35 tuổi đã nổi tiếng là danh y. Ngoài việc chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông đã mở lớp dạy cho đồ đệ. Suốt hai mươi mấy năm lưu tâm nghiên cứu, đem hết tài năng và tinh thần tận tụy chữa bệnh và giảng dạy.

Hải Thượng đã lĩnh hội được nguyên lý uyên thâm của Đông y, thu lượm bao kinh nghiệm phong phú về chẩn trị, đúc kết lại thành một hệ thống kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn lâm sàng trong một tác phẩm rất lớn và rất có giá trị là bộ “Y Tông Tâm Lĩnh”. Ngoài ra lại còn viết tập “Vệ Sinh Yếu Quyết” và một bản gọi “Nữ Công Thắng Lãm”.

Năm 1782, đời Lê Hiến Tông, Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43, bấy giờ đã ngoài 60 tuổi Hải Thượng bị triệu về Kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán con Chúa Trịnh Sâm.

Ở triều đình, bị các ngự y ganh tị gièm pha, mãi sau Hải Thượng mới được phép chữa nên không có kết quả. Nhân ở kinh đô một năm ông tìm mọi cách để in bộ sách của mình nhưng không thành công, lại có ý tìm lại các vị danh y tại đó để trao đổi học thuật nhưng chỉ thu lượm được một số bài thuốc kinh nghiệm hoặc gia truyền. Hải Thượng đã kể lại cuộc hành trình này ở tập “Thượng Kinh Ký Sự” - một tài liệu văn học có giá trị phản ánh đời sống của xã hội Việt Nam hồi đó.

Lãn Ông trở về Hương Sơn tiếp tục nghiên cứu, chữa bệnh, giảng dạy và hoàn thành bộ “Y Tông Tâm Lĩnh”, bộ sách Đông y lớn nhất và quí nhất ở nước ta: gồm 63 cuốn [nay chỉ còn 55 cuốn] do Vũ Xuân Hiên thu thập lại và đem in năm 1866. Nội dung bao gồm y lí, chẩn trị, phương dược, trình bày có hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích chứng minh rõ ràng, như bàn về Thủy Hỏa thì có cuốn “Huyền Tẩn Phát Vi”, bàn về khí huyết có cuốn “Khôn Hóa Thái Chân”, trị các bệnh ngoại cảm thì có “Ngoại Cảm Thông Trị”, biện biệt tạp chứng thì có “Bách Bệnh Cơ Yếu”, chẩn đoán thì có “Y Gia Quan Miện”, biện luận thì có “Đạo Lưu Dư Vận”, vận khí có “Vận Khí Bí Điển”... cho đến các loại phụ khoa [Phụ Đạo Xán Nhiên], nhi khoa [Ấu Ấu Tu Tri] đều viết một cách tinh thông, giầu kinh nghiệm.

Tuy chịu ảnh hưởng của y học Trung Hoa, nhất là “Phùng Thị” nhưng Lãn Ông đã có óc sáng tạo vận dụng y lí hợp với hoàn cảnh khí hậu và thể chất của người Việt Nam và đã sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh, như ở các cuốn Lĩnh Nam Bản Thảo, Bách Gia Trân Tàng và Hành Giản Trân Nhu. Nhận định về Lĩnh Nam không có thương hàn, Lãn Ông đã lập ra nhiều phương thang mới ghi ở cuốn “Ngoại Cảm Thông Trị”. Đặc biệt trong 2 cuốn “Dương Án” và “Âm Án”, ghi lại những y án và phân tích về những bệnh đã chữa khỏi hoặc không chữa được. Cuốn “Châu Ngọc Cách Ngôn” để lại cho chúng ta những điều căn dặn rất bổ ích về chẩn đoán trị liệu và những sai lầm tai hại cần tránh.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 22 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh là công trình y học suất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.


Khu tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

BKT

Video liên quan

Chủ Đề