Ai là dịch giả của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

18/05/2022 1,666

B. Đoàn Thị Điểm 

Đáp án chính xác

Đáp án B →Tương truyền "Chinh phụ ngâm khúc" do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm từ bản chữ Hán của Đặng Trần Côn

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc" được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án » 18/05/2022 14,716

Bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc" được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án » 18/05/2022 14,692

Ai là dịch giả của tác phẩm "Chinh phụ ngâm khúc"

Xem đáp án » 18/05/2022 1,591

Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ là? 

Xem đáp án » 18/05/2022 1,089

Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ là? 

Xem đáp án » 18/05/2022 1,023

Từ màu xanh nào không xuất hiện trong đoạn thơ? 

Xem đáp án » 18/05/2022 636

Nội dung của đoạn trích "Sau phút chia li" là gì? 

Xem đáp án » 18/05/2022 597

Từ màu xanh nào không xuất hiện trong đoạn thơ? 

Xem đáp án » 18/05/2022 593

Nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ "Sau phút chia li" là gì? 

Xem đáp án » 18/05/2022 540

Nội dung của đoạn trích "Sau phút chia li" là gì? 

Xem đáp án » 18/05/2022 532

Nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ "Sau phút chia li" là gì? 

Xem đáp án » 18/05/2022 512

Bài thơ có thể thơ gần giống với thể thơ của bài thơ nào sau? 

Xem đáp án » 18/05/2022 474

Bài thơ có thể thơ gần giống với thể thơ của bài thơ nào sau? 

Xem đáp án » 18/05/2022 446

Nỗi sầu trong bài thơ có ý nghĩa gì? 

Xem đáp án » 18/05/2022 364

Nỗi sầu trong bài thơ có ý nghĩa gì? 

Xem đáp án » 18/05/2022 323

Hướng dẫn

Đoàn Thị Điểm là một trong những gương mặt nhà thơ nữ tài năng bậc nhất của nền văn học Trung đại Việt Nam. Cùng với những sáng tác có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, bà còn là dịch giả của bài thơ Chinh phụ ngâm khúc. Bài giới thiệu về Đoàn Thị Điểm dưới đây sẽ mang đến những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của bà.

Đoàn Thị Điểm (1705 – 1749) có hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Quê bà ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bà được mệnh danh là một phụ nữ nổi tiếng: “Đẹp người, đẹp nết, giỏi văn chương”.

Đoàn Thị Điểm là con gái ông Đoàn Doãn Nghi, bà gốc họ Lê, đến đời phụ thân mới chuyển sang họ Đoàn. Từ nhỏ, bà đã có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi cả việc nữ công. Cho nên năm 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh, nhưng bà không chịu.

Đoàn Thị Điểm sống với cha và anh ở nơi cha dạy học là làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An, nay thuộc thành phố Hải Phòng) cho đến khi cha mất mới cùng gia đình của anh dời đến ngụ ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Đến khi anh mất (năm 1735), bỏ lại một đàn con nhỏ, một mình Đoàn Thị Điểm phải vừa làm thuốc, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu. Đến năm 33 tuổi bà trở thành vợ ông Nguyễn Kiều – văn hào nổi tiếng ở làng Phú Xá (nay thuộc xã Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội).

Dù tình duyên muộn màng, nhưng đã mang lại cho nữ sĩ một gia đình hạnh phúc. Đây cũng là cơ sở cho sự nghiệp sang tác văn thơ của bà. Lấy chồng được một tháng, năm 1743 ông Nguyễn Kiều phải lên đường đi sứ Trung Quốc. Đến năm 1745, trong khoảng thời gian xa chồng đằng đẵng, nhận được bản Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn, đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ đó, bà đã dịch Chinh phụ ngâm ra thơ Nôm. Đây được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam và chính tác phẩm này đã đưa tên tuổi của bà lên đến đỉnh cao trong nền văn học nước nhà.

Tên tuổi của Đoàn Thị Điểm đã được xếp vào vị trí là một tác gia lớn của nền văn học thời trung đại với bút pháp đa dạng, vừa giỏi văn Hán, lại cũng vừa giỏi thơ Nôm. Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, bà còn là tác giả tập truyện ký, Truyền Kỳ Tân Phả và một ít thơ văn câu đối chữ Hán, chữ Nôm được lưu giữ trong Hồng Hà phu nhân di văn. Đó đều là những tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn cao cả, tư tưởng lớn lao vì dân vì nước của một người phụ nữ tài hoa.

Có thể nói, Đoàn Thị Điểm là một ngôi sao sáng trong hàng ngũ nữ sĩ tại Việt Nam. Và các tác phẩm của bà đã góp phần không nhỏ cho sự đa dạng của nên văn học nước nhà.

Theo wikisecret.com

Ông để lại một số thơ văn chữ Hán; tác phẩm tiêu biểu nhất là “Chinh phụ ngâm khúc " gồm có 470 câu thơ chữ Hán dài, ngắn xen nhau theo thể tự do. Ví dụ:

"Vị kiều đầu, thanh thủy câu,


Thanh thủy biên, thanh thủy đồ.
Tống quân xứ hề, tâm du du,
Quân đăng đồ hề, thiếp hận bất như câu.
Quân lâm lưu hề, thiếp hạn bất như châu "... Dịch thơ:

" Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,


Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền "...

- Dịch giả

Hiện nay có 3, 4 bản dịch thơ "Chinh phụ ngâm khúc" Bản dịch 408 câu thơ song thất lục bát rất được phổ biến, nhiều người cho là của bà Đoàn Thị Điểm, người cùng thời với ông Đặng Trần Côn. Đoàn Thị Điểm quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bà là một phụ nữ nổi tiếng: "đẹp người, đẹp nết, giỏi văn chương", là vợ thứ của tiến sĩ. Nguyễn Kiều, danh sĩ Bắc Hà thời Lê - Trịnh. Ngoài bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc ", nữ sĩ còn để lại tác phẩm "Truyền kì tân phả" bằng chữ Hán.

- Nội dung

"Chinh phụ ngâm khúc" thể hiện nỗi thương nhớ, trông mong đợi chờ, nỗi buồn cô đơn, vất vả, dài dằng dặc của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến miền xa, đồng thời nói lên cảnh gian truân, nguy hiểm cúa người chồng trên chiến địa.

- Giá trị

Bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc" là một kiệt tác của nền văn thơ cổ điển Việt Nam. - Nó có giá trị nhân đạo sâu sắc, nói lên tình thương đối với những chinh phụ, những khách chinh phụ trong thời loạn lạc: nguy hiểm, chết chóc, lo buồn cô đơn; cảm thông với nỗi khát khao về hạnh phúc lứa đôi, về ước mơ sum họp gia đình. "Chinh phụ ngâm" còn là tiếng nói lên án chiến tranh thời phong kiến. Về mặt nghệ thuật “Chinh phụ ngâm khúc” đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Về thể thơ song thất lục bát là đỉnh cao chưa có tác phẩm nào sánh được. Nhạc điệu du dương, ngôn ngữ trong sáng gợi cảm, hình tượng mĩ lệ, cách diễn tả tâm trạng tinh tế, sâu sắc, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng cực kì điêu luyện. Nhiều câu thơ, đoạn thơ đã in sâu trong tâm trí hàng triệu con người. Ví dụ:

"Ngàn dâu xanh ngắt một màu,


Lồng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai? "
Hay:
"Ôm yên, gối trống đã mòn,
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh"
Hay:
"Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong!
Cảnh buồn, người thiết thư lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun..."