Ăn cổ gà có tốt không

Thịt gà nằm trong nhóm thịt trắng, cung cấp nhiều protein, là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não con người.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tùy vào bộ phận của gà mà đem đến các giá trị dinh dưỡng khác nhau về protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Đơn cử như ức gà là nơi cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất, trong khi đó đùi, cổ, cánh, nội tạng gà lại chứa nhiều cholesterol xấu, không tốt cho một số nhóm người.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện khoa học công nghệ và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã chỉ ra một số bộ phận chứa thành phần không tốt cho sức khỏe.

Nội tạng gà

Nội tạng gà nhiều dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán... Đơn cử như gan gà, mặc dù chúng là bộ phần có nhiều dinh dưỡng, song gan gà lại là là nơi chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. 

Phao câu gà

Đây là phần sau cùng của thân gà, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. PGS Thịnh cho rằng phao câu ăn mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, chứa rất nhiều vi khuẩn.

Ăn cổ gà có tốt không

Phao câu là bộ phận chứa nhiều mỡ và vi khuẩn. Ảnh: Hạ Quyên

"Bên cạnh đó, nhiều người quan niệm bội phận này còn có tác dụng đẹp tóc. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng”, ông Thịnh khẳng định.

Da dưới cổ gà

Tương tự như phao câu, phần dưới da cổ cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết và cholesterol xấu sẽ gây hại cho cơ thể, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều.

Cánh gà

Ăn cánh gà thực chất là thưởng thức chất béo của da. Do đó, chúng ta cần hạn chế khi thưởng thức bộ phận này.

Ngoài ra, một số loại gà nuôi công nghiệp, phần cánh gà là vị trí người nuôi thường chọn để tiêm vaccine hay thuốc phòng các loại bệnh gia cầm, nên rất có thể tồn dư thuốc trong thịt.

Ai không nên ăn các bộ phận này?

Theo PGS Thịnh, những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì, cần cân nhắc không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng, cánh gà...

Song ông cũng nhấn mạnh, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta loại bỏ hoàn toàn các bộ phận này khi ăn gà, bởi chúng chỉ gây hại khi ăn thường xuyên, liên tục trong nhiều ngày.

"Thực tế, không phải ngày nào chúng ta cũng ăn thịt gà nên nguy cơ gây hại của chúng không đáng kể. Ngoài ra khi ăn thịt gà, chúng ta nên tăng cường lượng chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol"-PGS Thịnh cho biết.

Có nhiều bộ phận của thịt gà và món ăn kèm được nhiều người yêu thích nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Có nhiều bộ phận của thịt gà và món ăn kèm được nhiều người yêu thích nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hoá.

Ăn cổ gà có tốt không

Đối với nhiều người, thịt gà là món dễ ăn, dễ chế biến. Nhưng thực tế, trên con gà có nhiều bộ phận không phải ai ăn cũng tốt, và khi kết hợp với thực phẩm khác sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết trước khi ăn thịt gà:

Hạn chế ăn da gà, cổ gà

Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Đặc biệt khi chúng ta làm món gà quay, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.

Hạn chế ăn phao câu

Đây là phần ở vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.

Hạn chế ăn nội tạng

Nội tạng gà, nhất là mề gà, tuy ngon, được nhiều người ưa thích, nhưng là nơi chứa nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn, hoặc có ăn cũng nên hạn chế.

Không ăn nhiều cùng cơm nếp

Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

Không ăn với cá chép, tôm

Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung, khi bị nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi. Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sẽ dễ bị mẩn ngứa trên da.

Không ăn cùng muối vừng và kinh giới:

Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.