Ăn lạc sống có tốt không

Lạc chưa qua nấu nướng rất giàu protein, calo cũng như chất béo, còn khi rang lên, lạc rang có hàm lượng calo tăng gấp đôi. Do đó, những người đang mắc bệnh dạ dày mà muốn ăn ít vẫn đủ chất thì nên bổ sung lạc vào chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung năng lượng.

Mặt khác, lạc cũng là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Do đó, người dùng không cần phải lo ngại về tình hình cân nặng nếu bạn bị đau dạ dày mà lại đang muốn giảm cân.

Ăn lạc sống có tốt không

Thành phần hoạt chất trong lạc

Khoa học đã phân tích và chỉ ra rằng, trong hạt lạc chứa một lượng  p-coumaric acid rất dồi dào,  p-coumaric acid là chất giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày cực kỳ hiệu quả. Nó cũng là nhân tố quan trọng làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ lên đến 40%.  Sử dụng lạc hạt hay bơ đậu phộng vào các bữa ăn hàng ngày một cách chừng mực là một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột.

Được tìm thấy nhiều trong một số loại dầu thực vật như dầu đậu, dầu lạc, dầu vừng… chất teta – sitoserol giúp cơ thể con người chống lại các bênh về tim mạch, u ruột bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol của cơ thể.

Ngoài tác dụng làm đa dạng thực đơn cho người mắc bệnh đau dạ dày, vì đau dạ dày thường bị hạn chế bởi các thực phẩm có tính axit, nhiều chất béo…, lạc còn có nhiều công dụng với sức khỏe đặc biệt là làm giảm nguy cơ sỏi mật, phòng và chống bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn. Te – sitoserol trong lạc giúp con người chống lại các bệnh ung thư bằng cách chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong các lớp cơ.

Ăn lạc đều đặn, thường xuyên không chỉ tốt cho dạ dày, ruột mà một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn lạc hay ăn các chế phẩm từ lạc còn giúp bảo vệ tim. Giống như đậu nành, lạc không chứa chất béo có hại nên có tác dụng tốt, giúp phòng chống các bệnh tim mạch. Việc ăn lạc thường xuyên cũng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lên tới 35%.

Đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mãn kinh, nếu thường xuyên sử dụng lạc và các chế phẩm từ lạc sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Trong hạt lạc cũng chứa một lượng vừa phải canxi và vitamin D, hai chất này giúp tăng cường sức khỏe của xương và răng.

Bệnh nhân gặp vấn đề khác như mắc bệnh tiểu đường thì vẫn có thể ăn lạc vì đây là một món ăn thân thiện. Lạc giàu mangan, giúp hấp thụ phần lớn chất béo, do đó nó điều tiết được lượng đường trong máu.

Ăn lạc cần lưu ý gì?

Ăn lạc sống có tốt không

Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý cho bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày, lạc là loại thực phẩm khó tiêu nên khuyến cáo chỉ ăn với lượng vừa phải, khoảng 50g/ 1 bữa. Không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây ậm ạch, khó tiêu, nặng nề cho dạ dày.

Bệnh nhân đau dạ dày tốt nhất nên ăn lạc đã được luộc nhừ, khi ăn nên ăn chậm, không nên ăn lạc đã được lưu trữ từ lâu, không nên chế biến theo cách rang vì hạt cứng, nếu nhai không kỹ sẽ gây khó tiêu hoặc làm tổn thương thêm dạ dày lợi bất cập hại

Chất béo chiếm hơn 49% dinh dưỡng trong lạc. Trong đó, thành phần chất béo không bão hòa chiếm phần lớn, chỉ một phần nhỏ là omega 6 và chất béo bão hòa. Tỷ lệ chất béo như vậy được xem là lành mạnh cho cơ thể. Khi sử dụng với mức độ vừa phải, chất béo tốt hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. 

Loại thực phẩm này có vị ngọt, tính bình, giúp nhuận phổi, giảm các triệu chứng trào ngược axit dạ dày hoặc ợ chua. Ngoài ra, đậu phộng còn có tác dụng bổ máu, cầm máu, là một nguồn protein và vitamin tuyệt vời cho người sức khỏe yếu.

Ăn lạc sống có tốt không

Mỗi ngày ăn một nắm đậu phộng với số lượng vừa phải, cơ thể sẽ nhận được 5 lợi ích quan trọng sau đây:

Lợi ích 1: Có thể cải thiện trí nhớ

Đậu phộng rất giàu vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp tăng cường sức khỏe cho não bộ. Vì vậy ăn đậu phộng có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer đối với người lớn tuổi, cải thiện trí nhớ đối với trẻ em. 

Lợi ích 2: Có thể thúc đẩy sự phát triển của xương

Đậu phộng có chứa canxi và vitamin D. Hai chất này kết hợp với nhau, đem tới tác dụng rất lớn cho sự phát triển của xương, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

Do đó, nên ăn một nắm đậu phộng mỗi ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể cần và thúc đẩy sự phát triển của xương, tạo nền tảng tốt cho một nền tảng thể chất dẻo dai, khỏe mạnh.

Lợi ích 3: Có thể cân bằng cholesterol

Đậu phộng chứa nhiều chất béo không bão hòa theo cả 2 nhóm là đơn và đa. Đặc biệt, oleic và linoleic đều hỗ trợ làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu và đào thải ra ngoài cơ thể, gia tăng các cholesterol tốt. Sức khỏe tim mạch được bảo vệ tốt hơn, giúp cơ thể giảm nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ...

Lợi ích 4: Chống trầm cảm và làm dịu thần kinh

Chất tryptophan trong đậu phộng thường được sử dụng để cải thiện tình trạng giấc ngủ, cải thiện cảm xúc và sức khỏe tâm thần cho những người mắc trầm cảm. Người thường xuyên bổ sung tryptophan sẽ có quá trình tổng hợp serotomin thuận lợi hơn, hỗ trợ điều chỉnh tâm trạng và làm dịu thần kinh.

Ngoài đậu phộng, chuối cũng là thực phẩm rất giàu tryptophan.

Ăn lạc sống có tốt không

Theo Tạp chí Dinh dưỡng (Hoa Kỳ), những người ăn lạc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 35% so với người bình thường. Ảnh: Verywellhealth

Lợi ích 5: Làm đẹp da và giảm cân

Trong đậu phộng có nhiều protein và hàm lượng chất béo cao nhưng đều rất tốt cho sức khỏe, cơ thể dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa. Điều này hỗ trợ cơ thể kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả. 

Bên cạnh đó, axit monounsaturated và resveratrol có trong loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp và bổ sung nước cho cơ thể. Làn da sẽ trở nên mịn màng và sáng hơn nhờ tác dụng này.

Ngoài ra, ăn đậu phộng thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư, bệnh tiểu đường, sỏi mật, bệnh hen và giúp loại bỏ độc tố tồn đọng trong cơ thể.

Với nhiều loại tác dụng bổ ích như vậy cho sức khỏe, chúng ta có nên ăn nhiều đậu phộng hay không? 

Câu trả lời là không. Dù là “thuốc tiên” cũng chỉ nên ăn với mức độ thích hợp mới đem lại tác dụng tốt nhất cho cơ thể.

Đặc biệt, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì nên hạn chế ăn: 

Người bị bệnh gút;

Bệnh nhân tiểu đường;

Người đang giảm cân;

Người bị cao huyết áp;

Người hay bị nóng trong;

Người vừa phẫu thuật túi mật;

Người bị bệnh phù thũng;

Một vài ý kiến cho rằng ăn đậu phộng khi mang thai sẽ làm cho em bé dễ bị dị ứng đậu phộng hơn. 

Khi sử dụng loại thực phẩm này, có ba điều cần chú ý: 

Đầu tiên là không nên ăn quá nhiều mỗi ngày. Đậu phộng giàu chất béo và protein, nếu ăn nhiều sẽ không tiêu hóa được. 

Thứ hai là tuyệt đối không được ăn đậu phộng khi đã bị nấm mốc. Lúc này, thực phẩm đã chứa mầm mống của chất gây ung thư, chất độc có hại cho sức khỏe của bạn. Khi ăn phải những hạt lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua,…nên loại bỏ ngay.

Thứ ba là không nên ăn sống. Sau khi được chế biến chín, các protein trong thực phẩm cũng dễ tiêu hóa hơn, tốt cho dạ dày và cơ thể.

*Theo Sohu

Sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng đây là bữa ăn yêu thích tỷ phú Jack Ma: Người càng thành công sẽ càng tinh giản?

Ăn lạc sống có tác dụng gì?

Ăn lạc thường xuyên tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ.
Tăng cường trí nhớ.
Chống loãng xương..
Giảm nguy cơ sinh con dị tật..
Giảm cân, tuần hoàn máu..
Cân bằng mức cholesterol..
Ngăn ngừa rủi ro đột quỵ.
Ngừa ung thư.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường..

Không nên ăn lạc với gì?

Hoặc có thể ăn lạc rang hay luộc mà không thêm dầu mỡ. Tuyệt đối tránh việc ăn lạc theo hình thức chiên tẩm nhiều dầu mỡ, muối, hoặc ăn cùng lúc quá nhiều hoặc ăn nhiều lần.

Ai không nên ăn lạc?

3.1 Những người có cơ địa dị ứng. Tuy là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức được món lạc. ... .
3.2 Người bệnh gout. ... .
3.3 Người rối loạn mỡ máu. ... .
3.4 Người bệnh đã cắt túi mật. ... .
3.5 Người bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính, khó tiêu..

Ăn cơm với lạc có tác dụng gì?

Lạc có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch Ngoài tác dụng giữ cho trái tim khỏe mạnh do lạc có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà lạc còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch, kiểm soát béo phì, ....