Ăn nhiều cùi dừa có tốt không

Sữa Pregestimil thường được dùng cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi bị dị ứng đạm sữa bò, đạm đậu nành và/hoặc trẻ kém hấp thu chất béo với triệu chứng tiêu chảy kéo dài, triệu chứng dạ dày ruột hoặc chậm lớn. Vậy Sữa Pregestimil được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để webykhoa.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Dừa được trồng rất nhiều từ Nam Trung bộ trở vào. Tất cả các phần của cây dừa đều có thể được sử dụng. Trong đó, riêng dùng trong ẩm thực, phổ biến nhất là phần cùi [cơm] dừa trắng, và nước dừa. Tuy nhiên, nếu ăn uống quá đà các món chế biến từ dừa sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Dừa là cây đa năng, trái đa dụng

Dừa được trồng rất nhiều từ Nam Trung bộ trở vào. Tất cả các phần của cây dừa đều có thể được sử dụng.

Trong đó, riêng dùng trong ẩm thực, phổ biến nhất là phần cùi [cơm] dừa trắng, và nước dừa. Nước dừa chứa đường, đạm, chất chống oxy hoá, clorua, kali, magiê, đường glucose, các vitamin nhóm B và chất khoáng… là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt, cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng.

Giải khát bằng nước dừa khi trời nắng nóng hoặc khi bị tiêu chảy gây mất nước rất tốt. Uống nước dừa, nhâm nhi một ít cơm dừa cũng không làm tăng cân.

Nước dừa cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt

Dừa cần được sử dụng một cách thận trọng

Mặc dù dầu thực vật nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa [dầu dừa, nước cốt dừa] lại được xếp vào loại thực phẩm giàu chất béo [1g chất béo cho 9kCalo]. Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axít béo no cao và khi vào cơ thể, sự chuyển hoá của chất béo này sẽ gây hại cho tim mạch và không có lợi cho người đái tháo đường. Người ta nhận thấy, bớt dùng nước cốt dừa có thể góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường týp 2…

Như vậy, để không bị tác dụng phụ từ dừa, mọi người không nên thường xuyên dùng những món ăn có nước cốt dừa, ngoại trừ trường hợp muốn… tăng cân. Tốt nhất, không nên ăn nhiều cơm dừa [chỉ nên ăn 1 – 2 bữa/tuần].

Người mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch, có bệnh tim mạch… nên hạn chế tối đa ăn cơm dừa. Riêng với nước dừa, cần lưu ý, mỗi ngày chỉ nên uống một trái. Uống nhiều dễ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.

Uống nhiều nước dừa giai đoạn đầu mang thai có thể gây sảy thai

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Cùi dừa tưởng chừng là một phần phụ của quả dừa, một món ăn vặt khi rảnh rỗi và buồn miệng nhưng lại có rất nhiều giá trị lợi ích cho sức khỏe. Vậy, tác dụng của cùi dừa là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Trên thực tế, không nhiều người ăn cùi dừa sau khi uống nước dừa xong nhưng họ lại không biết rằng đã bỏ lỡ mất một phần dưỡng chất dồi dào và rất nhiều những giá trị lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Tham khảo: Cách làm mứt dừa dẻo ngon tại nhà 

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Ăn cùi dừa có tốt không?
  2. Cùi dừa có tác dụng gì đối với sức khỏe
    1. Cùi dừa cung cấp nhiều dinh dưỡng
    2. Tác dụng của cùi dừa đối với hệ tim mạch
    3. Cùi dừa giúp giảm cân hiệu quả
    4. Cùi dừa cải thiện chức năng hệ tiêu hóa
    5. Cùi dừa giúp điều hòa đường huyết
    6. Cùi dừa có tác dụng với khả năng miễn dịch
    7. Tác dụng của cùi dừa đối với não bộ
  3. Ăn cùi dừa có mập không?
    1. Ăn cùi dừa có bị tăng cân không?
    2. Ăn cùi dừa như thế nào là hợp lý?
  4. Tạm kết

Ăn cùi dừa có tốt không?

Rất nhiều người thích uống nước dừa tươi nhưng họ lại không biết ăn cùi dừa có tốt không nên thường bỏ qua bộ phận này của quả dừa.

Cùi dừa, hay còn được gọi là cơm dừa, đây là phần thịt dừa có màu trắng gắn với gáo dừa và tiếp xúc trực tiếp với nước dừa tươi. Khi ăn cùi dừa, bạn sẽ cảm thấy vị ngọt thanh và béo béo rất thú vị, nếu là dừa khô thì cùi dừa còn hơi giòn giòn nữa nhé.

Ăn cùi dừa có tốt không? Cùi dừa hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Cùi dừa tươi thường được nạo ra để ăn kèm khi uống nước dừa hoặc để nấu chè và các món ăn vặt. Cùi dừa khô thì được nạo sợi hoặc sấy khô để cho thêm vào chè, dùng để làm mứt dừa thơm ngậy và đặc biệt là món cùi dừa khô kho thịt cũng rất ngon đấy. Đặc biệt đây chính là thành phần chính để nấu nước cốt dừa để sử dụng làm phụ gia cho rất nhiều món ngon.

Ngoài việc sử dụng để chế biến món ăn thì tác dụng của cùi dừa còn được thể hiện ở việc nó được dùng để chế biến ra dầu dừa rất tốt trong làm đẹp và là thành phần quan trọng trong quá trình chế biến ra một số sản phẩm ngày nay như cơm dừa đông lạnh, bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy…

Mặc dù cùi dừa được ứng dụng rất nhiều nhưng chủ yếu là sử dụng dưới dạng đã qua chế biến, vậy nên nhiều người vẫn thắc mắc liệu ăn cùi dừa trực tiếp thì có nên hay không.

Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, việc bạn ăn cùi dừa trực tiếp hay đã qua chế biến đều không ảnh hưởng nhiều đến những giá trị lợi ích của nó. Bởi lẽ các dưỡng chất quan trọng trong cùi dừa vẫn luôn được bảo toàn nguyên vẹn.

Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn cùi dừa có tốt không. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn hơn cho điều đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của cùi dừa đối với sức khỏe con người nhé.

Cùi dừa có tác dụng gì đối với sức khỏe

Tác dụng của cùi dừa không chỉ tạo sự ngon miệng bởi hương vị thơm ngon, ngọt thanh và béo ngậy thông qua các món ăn mà nó còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và điều trị bệnh nữa đấy.

Cùi dừa cung cấp nhiều dinh dưỡng

Dinh dưỡng của quả dừa không chỉ nằm ở nước dừa mà trong cùi dừa cũng có rất nhiều dưỡng chất tốt.

Theo nghiên cứu thì trong cùi dừa có chứa nhiều calo, chất béo nhưng hàm lượng protein và carb lại rất vừa phải. Cụ thể trong 80g cùi dừa tươi được chứng minh có chứa các thành phần sau:

– 283 calo

– 3g protein, 10g carb, 27g chất béo [89% là chất béo bão hòa], 5g đường, 7g chất xơ

– Các loại khoáng chất: 60% DV mangan, 44% DV Đồng, 15% DV Selen, 13% DV Phốt pho, 11% DV Sắt, 10% DV Kẽm, 6% DV Kali… Trong đó, DV chính là hàm lượng chất được khuyến cáo hằng ngày.

Tham khảo: Cách nấu chè bưởi thơm ngon tại nhà

Tác dụng của cùi dừa đối với hệ tim mạch

Lượng dầu trong cùi dừa có khả năng tăng cường cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa tối đa các thể bệnh tim mạch.

Cùi dừa giúp giảm cân hiệu quả

Chất béo triglyceride chuỗi trung bình có trong cùi dừa được chứng minh có tác dụng kích thích làm cơ thể thấy no lâu hơn, từ đó tránh được việc thèm ăn và ăn nhiều gây tăng cân, béo phì.

Không những thế, chất béo nói trên còn giúp đốt cháy lượng calo và chất béo dư thừa trong cơ thể, từ đó có hiệu quả đối với việc giảm cân.

Cùi dừa cải thiện chức năng hệ tiêu hóa

Một trong những tác dụng của cùi dừa được nhiều người biết đến chính là công dụng giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn  nhờ hàm lượng chất xơ lớn.

Bên cạnh đó, các loại chất béo trong nguồn thực phẩm này còn có khả năng tăng cường hiệu quả hấp thu các dưỡng chất hòa toàn như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K… Ngoài ra, chất béo triglyceride chuỗi trung bình không chỉ giúp giảm cân mà còn rất tốt cho đường ruột nhờ tác dụng tăng cường hoạt động của các lợi khuẩn, phòng chống viêm nhiễm và cả hội chứng chuyển hóa nữa.

Cùi dừa giúp điều hòa đường huyết

Thường xuyên ăn cùi dừa sau khi uống nước dừa tươi sẽ giúp bạn ổn định đường huyết và ngăn ngừa nhiều thể bệnh nguy hiểm, điển hình là bệnh tiểu đường.

Sở dĩ cùi dừa có tác dụng tuyệt vời như vậy là bởi các dưỡng chất bên trong nó có khả năng điều tiết lượng đường trong máu lúc đói, đồng thời thay đổi các lợi khuẩn đường ruột để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Cùi dừa có tác dụng với khả năng miễn dịch

Khoáng chất Mangan và các chất chống oxy hóa mạnh trong cùi dừa có tác dụng chống viêm, giảm sự viêm nhiễm và tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Không những thế, chất béo triglyceride chuỗi trung bình trong nguồn thực phẩm này được các nhà nghiên cứu chứng minh có đặc tính kháng nấm, chống virus và ức chế các khối u. Nhờ đó, ăn cùi dừa thường xuyên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh vô cùng hiệu quả.

Tác dụng của cùi dừa đối với não bộ

Quả thực, những tác dụng tuyệt vời của cùi dừa có được phần lớn là nhờ các đặc tính chuyên biệt của chất béo triglyceride chuỗi trung bình. Với não bộ cũng vậy, chất béo này có khả năng hỗ trợ chức năng não nên rất tốt cho những người bị suy giảm trí nhớ hay suy giảm các chức năng khác của não, đặc biệt tốt đối với người bị bệnh Alzheimer.

Trên đây là một số tác dụng của cùi dừa mà không phải ai cũng biết. Thực sự ăn cùi dừa rất tốt cho sức khỏe. Vậy nên, bạn chớ bỏ qua cùi dừa sau khi uống nước dừa tươi nhé. Hơn nữa, nạo cùi dừa non vào cốc nước dừa tươi mát lạnh để ăn kèm sẽ mang đến cho bạn một cảm giác vô cùng thú vị đấy.

Tham khảo món ăn: Cách làm bắp bò hầm nước dừa

Ăn cùi dừa có mập không?

Cũng qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy cùi dừa chứa khá nhiều chất béo và phần lớn là chất béo bão hòa. Vậy liệu ăn cùi dừa có mập không? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.

Ăn cùi dừa có bị tăng cân không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cùi dừa khá giàu calo và nhiều chất béo thực vật [hàm chứa lượng axit béo tương đối cao]. Khi bạn ăn nhiều cùi dừa, lượng chất béo này đi vào cơ thể mà không được tiêu thụ hết sẽ tích tụ thành mỡ. Ngoài ra, lượng axit béo trong cùi dừa còn làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch và bệnh tiểu đường.

Vậy đấy, với câu hỏi ăn cùi dừa có mập không thì câu trả lời là: nếu chỉ ăn cùi dừa với một lượng vừa đủ thì không vấn đề gì nhưng nếu ăn quá nhiều thì tác dụng của cùi dừa sẽ bị mất đi và bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng cân đấy nhé.

Ăn cùi dừa như thế nào là hợp lý?

– Mỗi ngày, chúng ta được khuyến cáo uống tối đa 1 quả dừa với khoảng 250ml nước dừa tươi nhưng chỉ nên ăn cùi dừa 1 – 2 lần/tuần thôi nhé.

– Nếu bạn sử dụng cùi dừa già để chế biến các món ăn thì nên hạn chế lượng dầu sử dụng bởi trong cùi dừa vốn đã chứa một lượng dầu khá lớn rồi đấy.

– Chị em phụ nữ đang muốn giảm cân thì không nên ăn cùi dừa non. Ngoài ra, các bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch… cũng tuyệt đối không nên ăn cùi dừa.

Ăn cùi dừa có mập không là vấn đề băn khoăn của rất nhiều người và giờ đã được giải đáp rất rõ ràng. Ăn cùi dừa vốn dĩ cung cấp rất nhiều dưỡng chất nhưng bạn chỉ nên ăn có chừng mực để tránh phản tác dụng và gây ra tình trạng thừa cân, béo phì nhé.

Tạm kết

Hiện nay, tác dụng của cùi dừa đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Với hàm lượng cao các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nếu bạn ăn cùi dừa ở mức độ phù hợp, chắc chắn bạn sẽ nhận về được rất nhiều giá trị lợi ích tuyệt vời. Chúc bạn may mắn nhé!

Ăn nhiều cùi dừa có tác dụng gì?

Khám phá 7 tác dụng của cùi dừa tốt cho sức khỏe.
Cùi dừa cung cấp dinh dưỡng. ... .
Cùi dừa bảo vệ tim mạch. ... .
Cùi dừa hỗ trợ giảm cân. ... .
Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. ... .
Ăn cùi dừa giúp ổn định đường huyết. ... .
Cùi dừa cải thiện khả năng miễn dịch. ... .
Cùi dừa bảo vệ não bộ.

Ăn cùi dừa non có tác dụng gì không?

Cùi dừa non ăn khá an toàn, ít khi xả ra tác dụng phụ. – Phòng chống ung thư: Nhiều chất dinh dưỡng trong cùi dừa non giúp cơ thể chống lại các tế bào gây bệnh ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra nó còn bổ sung chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu.

Cùi dừa ăn như thế nào?

Cùi dừa tươi thường được nạo ra để ăn kèm khi uống nước dừa hoặc để nấu chè và các món ăn vặt. Cùi dừa khô thì được nạo sợi hoặc sấy khô để cho thêm vào chè, dùng để làm mứt dừa thơm ngậy và đặc biệt là món cùi dừa khô kho thịt cũng rất ngon đấy.

Trong cùi dừa có gì?

Thành phần cùi dừa chứa nhiều đạm, đường, chất xơ, chất béo,… kết hợp các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B4 và vitamin C và các khoáng chất lợi khác. Dầu dừa trong cơm dừa có tác dụng làm tăng cholesterol lợi HDL và giảm cholesterol hại LDL, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Chủ Đề