Anh hùng La Văn Cầu tham gia vào chiến dịch nào

Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu thăm các lô cốt Pháp tại Khu Di tích Chiến thắng Đông Khê. [Ảnh: Thu Hằng/TTXVN]

Ở tuổi gần 90, Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu có dịp trở lại thăm Đông Khê [huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng] - nơi diễn ra trận đánh Đông Khê, trận đánh then chốt, mở màn Chiến dịch Biên giới năm 1950 lịch sử.

Vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh, Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu kể lại chi tiết, mạch lạc những ký ức về trận đánh cứ điểm Đông Khê năm 1950.

Ông nhớ lại, trận Đông Khê diễn ra từ ngày 16-18/9/1950, là một trong những trận chiến ác liệt, mở màn cho Chiến dịch Biên giới năm 1950. Chiến dịch Biên giới chỉ có thể tiến hành khi phía ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.

Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu cho biết, trong trận đánh Đông Khê, ông là thành viên Trung đội bộc phá, Trung đoàn 174. Trung đoàn có nhiệm vụ phá lô cốt, hàng rào để mở đường cho bộ đội ta tiến lên chiếm lĩnh trận địa.

Bằng sự quyết tâm, Trung đội bộc phá của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi kết thúc trận đánh, gần một nửa Trung đội hy sinh, còn lại ai cũng thương tích trong người. Ông cũng để lại cánh tay phải của mình ở chiến trường Đông Khê.

Ông La Văn Cầu xúc động khi nhớ về khoảnh khắc quyết định chặt bỏ cánh tay phải của bản thân. Trong trận đánh Đông Khê, ông được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu. Lúc này, địch tập trung bắn dữ dội. Để mở đường, ông đã động viên anh em trong tổ dũng cảm xông lên.

Khi vượt đến hào giao thông thứ ba, ông bị thương và ngất đi. Tỉnh dậy, ông thấy cánh tay phải bị đạn bắn gẫy nát. Nghĩ đến nhiệm vụ chưa hoàn thành, ông quay lại nhờ đồng đội chặt bỏ cánh tay bị thương rồi tiếp tục ôm bộc phá xông lên phá tan lô cốt đầu cầu để mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn địch.

Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu nhấn mạnh, Chiến dịch Biên giới năm 1950 là một chiến dịch lịch sử có một không hai của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến dịch này có Bác Hồ đích thân ra trận quan sát và chỉ huy, ông và đồng đội như được tiếp thêm nghị lực, thêm quyết tâm giành thắng lợi tại trận đánh Đông Khê năm ấy.

Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu trao đổi với các quân nhân trẻ nhân dịp ông trở về thăm Đông Khê. [Ảnh: Thu Hằng/TTXVN]

Người lính năm xưa kể thêm, ông vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhưng kỷ niệm ông nhớ nhất là sau chiến thắng Chiến dịch Biên giới Thu-Đông năm 1950, nhân dịp Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức tổng kết chiến dịch [năm 1951], Bác Hồ mời ông Cầu lên thăm và ăn cơm với Người tại căn cứ địa cách mạng Việt Bắc.

Tối hôm đó, cùng ăn cơm với Bác có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt. Trong bữa cơm, Bác Hồ đã dành những lời động viên và khen ngợi hành động dũng cảm của đồng chí La Văn Cầu.

Về lại chiến trường xưa, người lính năm nào nghẹn ngào xúc động khi nhắc đến những đồng đội đã nằm lại ở mảnh đất Đông Khê. Đứng trước phần mộ liệt sỹ Lý Viết Mưu, Liệt sỹ Trần Cừ và nhiều liệt sỹ khác đã yên nghỉ tại mảnh đất Đông Khê lịch sử, Anh hùng La Văn Cầu run run thắp nén hương tưởng nhớ những người bạn đã khuất.

Trở lại thăm trận địa lịch sử cứ điểm Đông Khê, Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu chia sẻ, ông rất vui mừng khi chứng kiến mảnh đất anh hùng đang đổi thay từng ngày. Ông mong thế hệ trẻ sẽ phát huy truyền thống cách mạng cố gắng học tập, lao động để góp phần xây dựng Đông Khê ngày càng phát triển và giàu đẹp.

Đại tá, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu [tên thật là Sầm Phúc Hướng], dân tộc Tày, sinh năm 1932 tại xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông được cán bộ tuyên truyền giác ngộ, năm 1948, ông đã khai tăng tuổi để được vào bộ đội. Trong Chiến dịch Biên giới, ông thuộc Trung đội 2, Đại đội 671, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.

Do có thành tích trong chiến đấu, ngày 19/5/1952, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, khi đang là Tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Năm 1985, ông được phong hàm Đại tá. Ông đã được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.../.

Thùy Dương [TTXVN/Vietnam+]

Vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh, Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu kể lại chi tiết, mạch lạc những ký ức về trận đánh cứ điểm Đông Khê năm 1950. Ông nhớ lại, trận Đông Khê diễn ra từ ngày 16-18/9/1950, là một trong những trận chiến ác liệt, mở màn cho Chiến dịch Biên giới năm 1950. Chiến dịch Biên giới chỉ có thể tiến hành khi phía ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.


Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu trao đổi với các quân nhân trẻ nhân dịp ông trở về thăm Đông Khê. Ảnh: Thu Hằng/TTXVN

Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu cho biết, trong trận đánh Đông Khê, ông là thành viên Trung đội bộc phá, Trung đoàn 174. Trung đoàn có nhiệm vụ phá lô cốt, hàng rào để mở đường cho bộ đội ta tiến lên chiếm lĩnh trận địa. Bằng sự quyết tâm, Trung đội bộc phá của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi kết thúc trận đánh, gần một nửa Trung đội hy sinh, còn lại ai cũng thương tích trong người. Ông cũng để lại cánh tay phải của mình ở chiến trường Đông Khê.

Ông La Văn Cầu xúc động khi nhớ về khoảnh khắc quyết định chặt bỏ cánh tay phải của bản thân: Trong trận đánh Đông Khê, ông được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu. Lúc này, địch tập trung bắn dữ dội. Để mở đường, ông đã động viên anh em trong tổ dũng cảm xông lên. Khi vượt đến hào giao thông thứ ba, ông bị thương và ngất đi. Tỉnh dậy, ông thấy cánh tay phải bị đạn bắn gẫy nát. Nghĩ đến nhiệm vụ chưa hoàn thành, ông quay lại nhờ đồng đội chặt bỏ cánh tay bị thương rồi tiếp tục ôm bộc phá xông lên phá tan lô cốt đầu cầu để mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn địch.


Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu thăm các lô cốt Pháp tại Khu Di tích Chiến thắng Đông Khê. Ảnh: Thu Hằng/TTXVN

Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu nhấn mạnh, Chiến dịch Biên giới năm 1950 là một chiến dịch lịch sử có một không hai của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến dịch này có Bác Hồ đích thân ra trận quan sát và chỉ huy, ông và đồng đội như được tiếp thêm nghị lực, thêm quyết tâm giành thắng lợi tại trận đánh Đông Khê năm ấy.

Người lính năm xưa kể thêm, ông vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhưng kỷ niệm ông nhớ nhất là sau chiến thắng Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950, nhân dịp Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức tổng kết chiến dịch [năm 1951], Bác Hồ mời ông Cầu lên thăm và ăn cơm với Người tại căn cứ địa cách mạng Việt Bắc. Tối hôm đó, cùng ăn cơm với Bác có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt. Trong bữa cơm, Bác Hồ đã dành những lời động viên và khen ngợi hành động dũng cảm của đồng chí La Văn Cầu.

Về lại chiến trường xưa, người lính năm nào nghẹn ngào xúc động khi nhắc đến những đồng đội đã nằm lại ở mảnh đất Đông Khê. Đứng trước phần mộ Liệt sỹ Lý Viết Mưu, Liệt sỹ Trần Cừ và nhiều liệt sỹ khác đã yên nghỉ tại mảnh đất Đông Khê lịch sử, Anh hùng La Văn Cầu run run thắp nén hương tưởng nhớ những người bạn đã khuất.

Trở lại thăm trận địa lịch sử cứ điểm Đông Khê, Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu chia sẻ, ông rất vui mừng khi chứng kiến mảnh đất anh hùng đang đổi thay từng ngày. Ông mong thế hệ trẻ sẽ phát huy truyền thống cách mạng cố gắng học tập, lao động để góp phần xây dựng Đông Khê ngày càng phát triển và giàu đẹp.

Đại tá, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân La Văn Cầu [tên thật là Sầm Phúc Hướng], dân tộc Tày, sinh năm 1932 tại xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông được cán bộ tuyên truyền giác ngộ, năm 1948, ông đã khai tăng tuổi để được vào bộ đội. Trong Chiến dịch Biên giới, ông thuộc Trung đội 2, Đại đội 671, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.

Do có thành tích trong chiến đấu, ngày 19/5/1952, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, khi đang là Tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Năm 1985, ông được phong hàm Đại tá. Ông đã được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất...

Theo TTXVN

Anh hùng La Văn Cầu sinh năm bao nhiêu

La Văn Cầu là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Đại tá. Vậy anh hùng nhỏ tuổi La Văn Cầu sinh năm nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu anh hùng La Văn Cầu

La Văn Cầu sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Gia nhập bộ đội từ 1948, đại tá [1982], đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam [1950].

Trong trận Bông Lau 1949, La Văn Cầu nhảy lên xe tăng cướp súng địch diệt địch. Trong trận Đông Khê [Chiến dịch Biên giới 1950], bị thương nát tay phải, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong. La Văn Cầu được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước thời kì Kháng chiến chống Pháp.

Ngày 19.5.1952 ông được Chủ tịch Nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, khi đang là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.

3. Tiểu sử Anh hùng La Văn Cầu

Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu sắc với đế quốc, phong kiến. Khi còn bé, anh chứng kiến cái chết uất ức của cha, hậu quả của những trận đòn tra tấn đánh đập dã man, kiệt sức rồi qua đời. Cuộc đời lam lũ cực khổ như đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của anh từ thuở thiếu thời.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ, anh càng hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất quí mến. Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy.

Trong trận phục kích ở đèo Bông Lau năm 1949, anh xung phong vào tổ xung kích đột phá trận đánh. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, anh dũng cảm xông lên, phát hiện một tên Pháp ngồi trên xe tăng anh đã bắn hạ, rồi lao lên xe cướp súng. Ngoảnh lại sau, thấy 3 tên Pháp chạy tới, anh liền dùng khẩu súng vừa cướp được, bắn chết cả 3 tên, quyết không để bọn giặc chạy thoát, anh nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng diệt thêm 6 tên nữa.

Trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, quân ta đánh đồn Đông Khê lần thứ nhất, anh bị đau chân vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Trận đánh gặp khó khăn, đơn vị bạn bị thương vong nhiều, anh động viên anh em trong tiểu đội [hầu hết là tân binh], băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về căn cứ, địch nhảy dù phản kích, mặc dù chân đau và đuối sức, anh vẫn vác khẩu pháo 12 ly 7 thu được của địch, về tới đơn vị.

Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai [1950], La Văn Cầu được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu [cửa mở trận đánh]. Phá được hai hàng rào thì hai đồng chí xung kích bị thương. Địch tập trung hỏa lực dữ dội vào cửa mở, phá hủy mất của ta một số bộc phá ống. anh nghĩ ngay phải dành bộc phá đánh lô cốt, nên động viên anh em trong tổ gỡ mìn của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Song tình huống diễn ra càng phức tạp hơn, khi tiến đánh lô cốt thì anh em đã bị thương tất cả, chỉ còn lại một mình anh. Không ngần ngại, anh ôm bộc phá xông tới lô cốt đầu cầu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ “đột phá khẩu” của tổ. Nhưng khi vượt rào đến được giao thông hào thứ ba thì anh bị thương, ngất đi. Tỉnh dậy, thấy cánh tay phải của mình bị địch bắn gãy nát, nghĩ đến trọng trách chưa hoàn thành, anh quay trở lại khẩn thiết yêu cầu đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi vướng víu, rồi tiếp tục xông lên đánh tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn đồn địch, kết thúc thắng lợi trận Đông Khê.

Tấm gương của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn đại đoàn và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên Giới năm 1950.

La Văn Cầu được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương kháng chiến hạng nhất, phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đại tá La Văn Cầu đã nghỉ hưu, trở về với đời thường, nhưng phẩm chất của người anh hùng mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề