Bài 4 lịch sử 8 sách bài tập trang 20 năm 2024

Giải bài tập 1 trang 20 VBT lịch sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước vào nửa thế kỉ XIX

Đề bài

Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào?

- Về điều kiện ăn ở:

- Về điều kiện lao động:

- Thời gian làm việc mỗi ngày:

- Tiền lương:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Về điều kiện ăn ở: rất tồi tàn.

- Về điều kiện lao động: vất vả, môi trường làm việc ẩm thấp, nóng nực.

- Thời gian làm việc mỗi ngày: 14 đến 16 giờ.

- Tiền lương: nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em phải làm việc năng, lương thấp hơn đàn ông.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài tập 2 trang 20 vở bài tập lịch sử 8 Giải bài tập 2 trang 20 VBT lịch sử 8: Nhận xét Hình 24 - Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh (SGK Lịch sử 8)
  • Bài tập 3 trang 20 vở bài tập lịch sử 8 Giải bài tập 3 trang 20 VBT lịch sử 8: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX, hình thức đấu tranh của công nhân là
  • Bài tập 4 trang 21 vở bài tập lịch sử 8 Giải bài tập 4 trang 21 VBT lịch sử 8: Nhận xét về cuộc sống của công nhân Anh nửa đầu thế kỉ XIX Bài tập 5 trang 21 vở bài tập lịch sử 8

Giải bài tập 5 trang 21 VBT lịch sử 8: Hoàn thành bài tập về phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840

(*) Tham khảo: Không đồng ý, vì thực chất: các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á đều nhằm vơ vét, bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách cai trị cũng có tác động, đưa đến những chuyển biến tích cực nhất định về kinh tế (kinh tế tư bản chủ nghĩa), văn hoá (tư tưởng dân chủ, dân quyền tư sản), xã hội (sự ra đời của các giai tầng mới đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ) ở các nước thuộc địa. Nhưng những tác động tích cực

Trong các ý sau, ý nào đúng (Đ), ý nào sai (S) khi nói về tình hình kinh tế, chính trị của Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Hãy đánh dấu x vào các cột tương ứng.

Nội Dung

Đ

S

1. Là nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất, đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

2. Nhiều công ty độc quyền khổng lồ ra đời, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị của đất nước.

3. Do tập trung phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp ở Mĩ không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho người dân.

4. Nước Mĩ theo thể chế quân chủ lập hiến, do hai đảng - đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ, thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyên lợi cho giai cấp tư sản.

5. Mở rộng biên giới và tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, dùng sức mạnh của vũ lực và đông đôla để can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ.

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 1 trang 20 VBT Lịch Sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào?

Lời giải:

- Về điều kiện ăn ở: người công nhân phải sống trong các khu nhà ổ chuột tồi tàn.

- Về điều kiện lao động: môi trường làm việc luôn ẩm thấp, nóng nực.

- Thời gian làm việc mỗi ngày: từ 14 đến 16 tiếng

- Tiền lương: đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị giới chủ phạt (hạ lương). Lương của phụ nữ và trẻ em thấp hơn so với đàn ông.

Bài 2 trang 20 VBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 24 – Lao động trẻ em trong hầm mỏ Anh (SGK Lịch sử 8), em có nhận xét gì?

Lời giải:

- Trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc từ 12 cho đến 16 tiếng mỗi ngày trong các nhà máy, hầm mỏ. Cuộc sống của các em rất khó khăn, khổ cực.

Bài 3 trang 20 VBT Lịch Sử 8: Ngay từ những thập niên đầu thế kỉ XX, công nhân đã đấu tranh chống tư sản dưới nhiều hình thức

Hãy điền dấu X vào ô trống chỉ nội dung mà em cho là đúng.

Lời giải:

[X] Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng nổ ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác vào đầu thế kỉ XIX.

[X] Công nhân đập phá máy móc vì họ nghĩ rằng máy móc là nguồn gốc của sự đau khổ.

[X] Ngoài hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng, công nhân còn đấu tranh bằng nhiều hình thức như bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Bài 4 trang 21 VBT Lịch Sử 8: Miêu tả về cuộc sống của công nhân Anh nửa đầu thế kỉ XIX, có tài liệu viết như sau:

“Công nhân nam, nữ, cả trẻ em, phải đi làm thuê trong những điều kiện lao động rất khắc nghiệt. Nơi sản xuất nóng bức vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Không khí lao động thường nặng nề, ngạt thở, môi trường bị ô nhiễm, như xưởng kéo sợi bông có nhiều hạt bụi, rất hại phổi. Trẻ em và nữ công nhân gầy còm, xanh xao, mắc các bệnh đau xương sống, chân đi vòng kiềng, vẹo xương, sưng khớp và nhiều bệnh hiểm nghèo khác. Thân thể phát triển không bình thường và nhiều người chết yểu, chỉ 40 tuổi mà trông già như người 60 tuổi, người lao động không thọ quá 40 tuổi”

Em có nhận xét gì về cuộc sống của công nhân Anh nửa đầu thế kỉ XIX qua đoạn trích này?

Lời giải:

- Nhận xét: Cuộc sống của người công nhân Anh rất cơ cực, khốn khổ bởi lòng tham và sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản. Người công nhân phải lao động trong môi trường rất tồi tàn, khắc nghiệt: bị ô nhiễm, nóng nực vào mùa hè, lạnh vào mùa đông.... Do phải lao động nặng nhọc trong môi trường lao động tồi tàn, người công nhân Anh mắc phải nhiều bệnh hiểm nghèo, sức lao động và tuổi thọ bị giảm sút.

Bài 5 trang 21 VBT Lịch Sử 8: Em hãy hoàn thành bài tập về phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840 bằng cách điền tiếp dữ kiện vào chỗ trống:

Lời giải:

Niên đại

Tên phong trào (hoặc nơi nổ ra khởi nghĩa)

Mục tiêu đấu tranh

Kết quả

1831, 1834

Công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp)

- Tăng lương

Khởi nghĩa bị đàn áp

- Giảm giờ làm

- Thiết lập chế độ Cộng hòa.

1844

Công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức)

- Cải thiện điều kiện lao động, chống sự hà khắc của giới chủ

- khởi nghĩa bị đàn áp

1836 đến 1847

Phong trào Hiến chương (Anh)

- Tăng lương

- Phong trào bị dập tắt.

- Giảm giờ làm

- Đòi quyền phổ thông bầu cử.

Bài 6 trang 22 VBT Lịch Sử 8: Hãy sử dụng những từ dưới đây điền vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

Lời giải:

"C.Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ nước Đức, Mác đã nổi tiếng là một người thông minh, sớm tỏ ra uyên bác, vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ tiến sĩ triết học Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng. Sau khi bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng năm 1844 Mác sang Pa-ri tìm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạng Pháp.

Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Ăng-ghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người công nhân. Ông viết nhiều bài, được tập hợp trong cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.

Năm 1844 Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác. Từ đây, hai ông bắt đầu một tình bạn lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào công nhân thế giới.""

Bài 7 trang 22 VBT Lịch Sử 8: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng về người soạn thảo ra Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

  1. Lê-nin
  1. Bi-xmac.
  1. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
  1. Da-ri-ban-đi.

Lời giải:

(c) C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

Bài 8 trang 22 VBT Lịch Sử 8: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời và năm nào? Hãy chọn chữ cái trước ý mà em cho là đúng

  1. Tháng 2/1848
  1. 1789
  1. 1861
  1. 1865

Lời giải:

(c) Tháng 2 năm 1848.

Bài 9 trang 23 VBT Lịch Sử 8: Dưới đây là những thông tin về phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1848 đến năm 1870. Em hãy khoanh tròn chữ cái trước những câu có nội dung đúng:

Lời giải:

(a) Sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, phong trào công nhân đã có những chuyển biến mạnh mẽ.

(b) Giai cấp công nhân ở nhiều nước đứng lên đấu tranh quyết liệt chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.

(c) Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pa-ri ngày 23/3/1848 được coi là trận chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp – vô sản và tư sản.

(d) Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pa-ri dù bị đàn áp nhưng có ý nghĩa rất to lớn.

(e) Ở nước Đức, phong trào đấu tranh của công nhân và thợ thủ công cũng diễn ra làm cho giai cấp tư sản lo sợ và đã đầu hàng thế lực phong kiến.

Bài 10 trang 23 VBT Lịch Sử 8: Quốc tế thứ nhất được ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào? nó có vai trò gì đối với sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế?

Lời giải:

- Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870:

+ Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn tình trạng phân tán về tổ chức và phân tán về tư tưởng → đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Hoạt động cách mạng của C.Mác:

+ Tích cực truyền bá chủ nghĩa cộng sản.

+ Bồi dưỡng lý luận cho những cán bộ của “Đồng minh những người cộng sản”

→ Các hoạt động của C.Mác đã tạo điều kiện tiền đề về chính trị - tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Quốc tế thứ nhất.

- Vai trò của Quốc tế thứ nhất:

+ Góp phần làm cho phong trào công nhân có bước chuyển biến mới, diễn ra sôi nổi, quyết liệt hơn.

+ Đào tạo được nhiều cán bộ trở thành người tổ chức và lãnh đạo những chỉnh đảng vô sản đầu tiên của phong trào công nhân quốc tế.

+ Truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.

Ngoài các bài Giải Vở BT Lịch sử 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 8, Giải bài tập Lịch sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 8