Bài tập bản đồ địa lí 7 bài 28 năm 2024

Tập bản đồ Địa Lí 7 Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Bài 1 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7: Dựa vào lược đồ hình 27.2 và nội dung SGK, em hãy điền tiếp vào bảng sau nội dung phù hợp:

Tên các môi trườngPhân bố Xích đạo ẩm.................... Địa Trung Hải....................

Lời giải:

Tên các môi trườngPhân bố Xích đạo ẩmChiếm một dải hẹp dọc hai bên Xích đạo, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê Địa Trung HảiGồm 2 dải hẹp ở phía Tây Bắc Phi và cực Nam châu Phi

Bài 2 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7: Các dòng biển lạnh có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành các hoang mạc ở châu Phi.

Lời giải:

Các dòng biển lạnh có ảnh hưởng đến sự hình thành các hoang mạc ở châu Phi:

- Các dòng biển lạnh với tính chất lạnh, khô ngăn cản sự bốc hơi hình thành mưa.

- Mặt khác, các khối khí ấm và ẩm thổi từ biển vào lục địa, khi thổi qua các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ thì ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi thổi vào trong đất liền độ ẩm giảm và không gây mưa.

Chính vì vậy, các hoang mạc ở châu Phi hình thành ngay ven biển.

Bài 3 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7: Dựa vào các biểu đồ A, B, C, D trang 88 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:

Biểu đồĐó là địa điểm đã đánh số nào trên lược đồ hình 27.2Đại diện cho môi trường A B C D

Lời giải:

Biểu đồĐó là địa điểm đã đánh số nào trên lược đồ hình 27.2Đại diện cho môi trường A3. Lum-bu-ba-siMôi trường nhiệt đới Nam bán cầu B2. Ua-ga-đu-guMôi trường nhiệt đới Bắc bán cầu C1. Li-brơ-vinMôi trường xích đạo ẩm D4. Kêp-taoMôi trường Địa Trung Hải

Bài 4 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong bài thực hành, em hãy hoàn thành tiếp bảng sau:

- Mặt khác, các khối khí ấm và ẩm thổi từ biển vào lục địa, khi thổi qua các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ thì ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi thổi vào trong đất liền độ ẩm giảm và không gây mưa.

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 28

Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ và lượng mưa ở châu Phi

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ và lượng mưa ở châu Phi. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

  1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

- Phân tích một số lược đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi.

- Sử dụng bản đồ để trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên.

II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Trình bày, giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên

  1. So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi

- Diện tích lớn nhất: Môi trường nhiệt đới. Diện tích gần tương đương là môi trường hoang mạc.

- Diện tích bé nhất: Môi trường địa trung hải.

  1. Giải thích trường hợp các hoang mạc châu Phi lan ra sát bờ biển

- Ảnh hưởng của dải áp cao cận chí tuyến (cả hai hoang mạc Xa-ha-ra và Na-mip).

- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben-ghê-la (đối với hoang mạc Na-mip), dòng biển lạnh Ca-na-ri (đối với hoang mạc Xa-ha-ra).

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA

Ký hiệu biểu đồ

Lượng mưa TB năm (mm)

Sự phân bố lượng mưa trong năm

Biên độ nhiệt (0C)

Sự phân biệt nhiệt độ trong năm

Kiểu khí hậu

A

1.244

Mùa mưa từ tháng XI đến tháng III năm sau

10

Tháng nóng nhất: III, XI (khoảng 25°C)

- Tháng lạnh nhất: VII (khoảng 18°C)

- Tháng VII mùa đông, nên đây là biểu đổ của một địa điểm ở nửa cẩu Nam.

Nhiệt đới

B

897

Mùa mưa từ tháng VI đến IX

15

- Tháng nóng nhất: V (khoảng 35°C)

- Tháng lạnh nhất: I (khoảng 20°C).

- Tháng I mùa đông, nên đây là biểu đổ của một địa điểm ở nửa cầu Bắc.

Nhiệt đới

C

2592

Mùa mưa từ tháng IX đến tháng V năm sau.

5

- Tháng nóng nhất: IV(khoảng 28°C)

- Tháng lạnh nhất: VII (khoảng 20°C).

- Đường biểu diễn nhiệt dộ ít dao dộng, lại có mưa lớn. nên biểu dổ thuộc khu vực xích đạo.

Xích đạo

D

506

Mùa mưa từ tháng IV đến tháng VIII

12

- Tháng nóng nhất: II (khoảng 220C)

- Tháng lạnh nhất: VII (khoảng 10°C).

- Tháng VII mùa đông, nên đây là biểu dồ của một địa diểm ở nủa cầu Nam.

Địa trung hải

2. Sắp xếp các biểu đồ A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 (lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi) phù hợp

- Biểu đồ c (kiểu khí hậu xích đạo): Vị trí 1 (Li-brơ-vin)

- Biểu đồ B (kiểu khí hậu nhiệt đới bán cầu bắc): Vị trí 2 (Ưa-ga-đu-gu)

- Biểu đồ A (kiểu khí hậu nhiệt đới bán cầu nam): Vị trí 3 (Lu-bum-ba-si)

- Biểu đồ D (kiểu khí hậu địa trung hâi bán cầu nam): Vị trí 4 (Kêp-tao)

................................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ và lượng mưa ở châu Phi. Hy vọng với các đáp án và hướng dẫn giải cho từng bài tập trong SGK Địa lí 7, chuyên mục Giải bài tập Địa lí 7 trên VnDoc sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Địa lí hơn, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Địa lí. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.