Bài tập kế toán ngân hàng huy dong von năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) GVHD: ThS. HOÀNG HẢI YẾN SVTH: DƯ MAI UYÊN MSSV: 1711542026 LỚP: 17DKT1A Tp.HCM, Tháng 07 năm 2021
  • 2. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) GVHD: ThS. HOÀNG HẢI YẾN SVTH: DƯ MAI UYÊN MSSV: 1711542026 LỚP: 17DKT1A Tp.HCM, Tháng 07 năm 2021
  • 3.
  • 4. CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Ngày.........tháng..........năm 2021 Ký tên
  • 5. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Ngày.........tháng..........năm 2021 Ký tên
  • 6. BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
  • 7. CỤM TỪ VIẾT TẮT TMCP Thương Mại Cổ Phần NHTM Ngân hàng Thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng GTCG Giấy tờ có giá TGTK Tiền gửi tiết kiệm
  • 8. Lý do chọn đề tài Sau khi gia nhập WTO các ngân hàng trong nước vẫn có lợi thế trên sân nhà, với thị phần huy động vốn tỉ trọng lớn 90%. Tuy nhiên tất cả những ưu thế về số lượng hiện tại sẽ không mang tính quy định trong lĩnh vực cạnh tranh ở ngành ngân hàng nhất là khi Việt Nam sẽ mở cửa toàn bộ đối với dịch vụ tài chính vào năm 2020. Trước cánh cửa hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các ngân hàng trong nước, cuộc cạnh tranh dữ dội với ngân hàng ngoại. Vì vậy vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đối với lĩnh vực Ngân hàng vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, nó là bộ phận chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh của các ngân hàng thương mại, là nguồn tài chính cơ bản cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong điều kiện kinh doanh với áp lực cạnh tranh lớn hiện nay thì hoạt động của ngân hàng ngày càng trở nên sôi động hơn đi đôi với sự phát triển ngày càng đa dạng và phong phú hơn trong cách thức huy động vốn của ngân hàng, do vậy việc theo dõi và nắm bắt những thay đổi trong nghiệp vụ huy động vốn để ghi chép thông tin, cung cấp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng như các đối tượng bên ngoài những số liệu cần thiết là công việc quan trọng của kế toán. Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn tại đơn vị. - Tìm hiểu đặc điểm công tác kế toán tại đơn vị. - Mô tả các quy trình nghiệp vụ huy động vốn tại đơn vị. - Tìm hiểu và nhận xét tình hình thực hiện kế toán huy động vốn tại đơn vị.
  • 9. ưu và nhược điểm trong công tác huy động vốn, đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại đơn vị. 1.3. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Về thời gian: 2018 - 2020 -Về nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề.
  • 10. LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về hoạt động huy động vốn 1.1.1. Khái niệm Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Các NHTM nhận vốn từ người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như là một khoản nợ của ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ. Theo nghị định số 49/2000/NĐ-CP, NHTM được phép huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và của TCTD nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN. - Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNN. 1.1.2. Đặc điểm của vốn huy động - Vốn huy động trong NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn này. - Đây là nguồn vốn không ổn định vì khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, do đó các NHTM phải duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. - Có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
  • 11. nguồn vốn có tính cạnh tranh cao giữa các ngân hàng. - Vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư. 1.1.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn - Đối với ngân hàng: nguồn vốn huy động có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng vì nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác như tài trợ cho các khoản vay, đầu tư tạo lợi nhuận và thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, từ đó tự điều chỉnh mình để ngày càng phát triển hơn. - Đối với khách hàng: hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư sinh lợi, gia tăng tiêu dùng trong tương lai, cung cấp cho họ một nơi an toàn cất giữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. - Đối với xã hội: hoạt động huy động vốn giúp nhà nước quản lý được lượng tiền đang lưu thông; định hướng đầu tư cho từng vùng, từng ngành kinh tế và giúp điều hòa vốn giữa những người có vốn và thiếu vốn. 1.2. Các hình thức huy động vốn 1.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi 1.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) Loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng các khoản chi trả trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy, TK này còn được gọi là TK tiền gửi thanh toán. TK tiền gửi thanh toán luôn có số dư Có, tuy nhiên nếu sử dụng hình thức thấu chi tài khoản thì TK này có thể dư Có hoặc dư Nợ (nên còn được gọi là TK vãng lai) * Thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán: - Khách hàng cá nhân: điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy CMND.
  • 12. tổ chức: điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và mẫu con dấu của người đại diện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản. - Khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tài khoản đồng chủ sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng chung của các đồng chủ tài khoản. * Đặc điểm: - Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư TK. - Khách hàng được hưởng các tiện ích thanh toán. - Ngân hàng không cấp sổ cho khách hàng như tiền gửi tiết kiệm do số dư TK luôn luôn biến động, phức tạp đối với việc cập nhật trên sổ - Không trả lãi hoặc trả với lãi suất thấp vì ngân hàng phải thường xuyên thu và chi trả theo yêu cầu của khách hàng nên tốn kém về chi phí kiểm đếm, bảo quản… - Lãi nhập vốn vào cuối tháng. - Khách hàng được mở CIF và cung cấp số tài khoản. - Cách tính lãi phải trả: theo phương pháp tích số Tiền lãi = Tổng tích số dư được tính lãi * lãi suất năm/360 Trong đó: tích số dư được tính lãi = Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư 1.2.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là những khoản tiền gửi có kỳ đáo hạn cố định cho một số tiền nhất định nào đó. Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi, lãi suất được các ngân hàng ấn định tùy thuộc vào thời hạn gửi và thường thay đổi theo thời kỳ. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh nên được ngân hàng chi trả lãi cao hơn so với tiền gửi thanh toán.
  • 13. mở TK tiền gửi có kỳ hạn: Tương tự tiền gửi thanh toán. Đặc điểm: - Khách hàng chỉ được hưởng toàn bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng kỳ hạn. - Có thể rút tiền trước hạn nhưng không được hưởng lãi hoặc hưởng theo lãi suất thấp tùy theo quy định mỗi ngân hàng. - Khách hàng được hưởng các tiện ích thanh toán. - Được ngân hàng phát hành sổ tiền gửi, các ngân hàng thường quy định số tiền tối thiểu khi mở một sổ tiền gửi có kỳ hạn để bù đắp đủ các chi phí giao dịch ban đầu - Ngân hàng có thể tính lãi trước, hoặc trả lãi theo tháng, hoặc trả lãi vào ngày đáo hạn theo yêu cầu của khách hàng - Cách tính lãi phải trả: Tiền lãi = Số dư tiền gửi * Lãi suất * Thời gian gửi 1.2.2. Huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm 1.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một loại sản phẩm mà ngân hàng cung cấp để giúp khách hàng tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu nào đó trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lợi. * Thủ tục mở TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Khách hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo giấy CMND và chữ ký mẫu. Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng. * Đặc điểm: - Khách hàng có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng.
  • 14. thấp do ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi. - Khách hàng chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ (nộp và rút tiền mặt), không thực hiện được các giao dịch thanh toán. - Lãi được tính vào cuối tháng và sẽ được nhập gốc nếu khách không đến lĩnh lãi. Cách tính lãi phải trả: theo phương pháp tích số Tiền lãi = Tổng tích số dư được tính lãi * lãi suất năm/360 ngày (hoặc lãi suất tháng/30 ngày) Trong đó: Tích số dư được tính lãi = Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư 1.2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ, nên lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Mức lãi suất còn thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi, loại đồng tiền gửi và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi. * Thủ tục mở TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tương tự tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn * Đặc điểm: - Khách hàng chỉ được hưởng toàn bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng kỳ hạn. - Nếu rút trước hạn chỉ được hưởng lãi suất khác nhỏ hơn lãi suất đúng hạn (tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng). - Ngân hàng có thể tính lãi trước, hoặc trả lãi theo tháng, hoặc trả lãi vào ngày đáo hạn theo yêu cầu của khách hàng. - Khách hàng sẽ được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm.
  • 15. ổn định theo từng kỳ hạn. - Khi đáo hạn nếu khách hàng không đến lĩnh tiền và không có yêu cầu gì khác, ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc và mở cho khách hàng một kỳ hạn mới tương đương với kỳ hạn cũ theo mức lãi suất hiện hành. Cách tính lãi phải trả: Tiền lãi = Số dư tiền gửi * Lãi suất * Thời gian gửi 1.2.2.3. Các loại tiền gửi tiết kiệm khác Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng thương mại có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang, tiết kiệm tích góp, tiết kiệm lĩnh lãi bậc thang… với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. 1.2.3. Huy động vốn bằng vàng: Chứng chỉ gửi vàng có kỳ hạn Là hình thức huy động vốn mà khách hàng giao dịch gửi vàng tại ngân hàng. Khi nhận vàng của khách hàng, sau khi đã kiểm định khối lượng, chất lượng, căn cứ vào giá vàng trên thị trường tại thời điểm huy động tính ra đồng Việt Nam để hạch toán. Thủ tục: Tương tự như hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đặc điểm: - Khách hàng chỉ được nhận toàn bộ lãi suất khi đến đúng ngày đáo hạn. - Khách hàng sẽ không được hưởng lãi suất khi đến rút trước hạn. - Khách hàng sẽ được cấp Chứng chỉ gửi vàng có kỳ hạn. 1.2.4. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá GTCG là chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua.
  • 16. phiếu, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiết kiệm và phát hành trái phiếu là những phương pháp hữu hiệu để các ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn. Đây là loại nguồn vốn ổn định nhất của NHTM. * Đặc điểm: - Tính ổn định vững chắc: người mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu ngân hàng chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn. - Lãi suất (chi phí sử dụng vốn) thường cao hơn lãi suất tiền gửi định kỳ, do đó hấp dẫn hơn đối với khách hàng. - Loại vốn này không được tái lập thời hạn như tiền gửi định kỳ, nhưng bù lại người sở hữu có thể thế chấp cầm cố cố để vay vốn tại ngân hàng. Cách tính lãi: Lãi = Mệnh giá * Lãi suất * (kỳ hạn) 1.2.5. Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại NHTM. Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các TCTD, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay. NHTM vay NHNN theo các loại sau: vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, tái chiết khấu các GTCG, vay cầm cố các GTCG, vay thanh toán bù trừ… 1.2.6. Huy động vốn từ các nguồn vốn khác Bao gồm vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, vốn liên doanh, liên kết…bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đích chỉ định. NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
  • 17. tài khoản kế toán Ngân hàng Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng sử dụng được ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, QĐ số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005, QĐ số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 và QĐ số 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước. 1.3.1. Cấu trúc và phương pháp hạch toán các tài khoản 1.3.1.1 Cấu trúc tài khoản Hệ thống TK gồm các TK trong Bảng cân đối kế toán và ngoài Bảng cân đối kế toán được bố trí thành 9 loại (từ loại 1 đến loại 8: TK trong bảng, loại 9: TK ngoài bảng) được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ TK cấp I đến TK cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số. - TK cấp I ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99, mỗi loại TK được bố trí tối đa 10 tài khoản cấp I. - TK cấp II ký hiệu bằng 3 chữ số, 2 chữ số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu TK cấp I, số tứ 3 là số thứ tự TK cấp II trong TK cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9. - TK cấp III ký hiệu bằng 4 chữ số, ba số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu TK cấp II, số thứ 4 là số thứ tự TK cấp III trong TK cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9. Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, dùng làm cơ sở để hạch toán kế toán tại các TCTD. Các tài khoản cấp IV, V…là những tài khoản tổng hợp do Tổng giám đốc, Giám đốc các TCTD quy định để đáp ứng yêu cầu cụ thể về hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của từng TCTD. 1.3.1.2 Phương pháp hạch toán trên các tài khoản Các tài khoản kế toán huy động vốn sử dụng:  Nhóm TK tiền gửi của khách hàng Tài khoản cấp I: TK 42 - Tiền gửi của khách hàng
  • 18. II và III: - TK 421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn TK 4212: Tiền gửi có kỳ hạn TK 4214: Tiền gửi vốn chuyên dùng - TK 422: Tiền gửi khách hàng trong nước bằng ngoại tệ - TK 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam TK 4231: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn TK 4232: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn TK 4238: Tiền gửi tiết kiệm khác Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Các tài khoản trong bảng chia làm 3 loại: - Loại tài khoản thuộc tài sản Có: luôn có số dư Nợ - Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có: lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc có cả hai số dư Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nhập – Xuất – Còn lại). - TK 424: Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng TK 4241: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn TK 4242: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn - TK 425: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam TK 4251: Tiền gửi không kỳ hạn TK 4252: Tiền gửi có kỳ hạn TK 4254: Tiền gửi vốn chuyên dùng - TK 426: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ
  • 19. kết cấu các TK tiền gửi từ TK 421 đến TK 426: Nội dung: Dùng để phản ánh số tiền gửi của khách hàng. Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã lấy ra. Bên Có: Số tiền khách hàng gửi vào. Số dư Có: Số tiền khách hàng đang gửi tại Ngân hàng. Phản ánh qua sơ đồ chữ T: TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi TK 4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam TK 4912: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ TK 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam TK 4914: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ * Nội dung và kết cấu của TK 491: Nội dung: TK này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích trên số tiền gửi của khách hàng. Bên Nợ: Số lãi tiền gửi Ngân hàng đã thanh toán cho khách hàng. 421,423,424,425,426 xxx -Số tiền khách hàng gửi vào -Số tiền khách hàng đã lấy ra -SD:Số tiền khách hàng đang gửi Tại Ngân hàng.
  • 20. tiền lãi tích lũy Ngân hàng đã tính trước vào chi phí. Số dư Có: Số tiền lãi Ngân hàng chưa thanh toán với khách hàng.  Nhóm TK Tổ chức tín dụng phát hành GTCG Tài khoản cấp I: TK 43 - Tổ chức tín dụng phát hành GTCG Tài khoản cấp II và III: - TK 431: Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt Nam - TK 432: Chiết khấu GTCG bằng đồng Việt Nam - TK 433: Phụ trội GTCG bằng đồng Việt Nam - TK 434: Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng - TK 435: Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng - TK 436: Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng - TK 492: Lãi phải trả về phát hành các GTCG - TK 4921: Lãi phải trả cho các GTCG bằng đồng Việt Nam - TK 4922: Lãi phải trả cho các GTCG bằng ngoại tệ * Nội dung và kết cấu của các TK 431, 434: Nội dung: Phản ánh giá trị GTCG phát hành theo mệnh giá và việc thanh toán GTCG đáo hạn trong kỳ.
  • 21. tiền chi trả cho các GTCG đã đến kỳ thanh toán. Bên Có: Giá trị GTCG phát hành theo mệnh giá trong kỳ. Số dư Có: Giá trị GTCG đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ. 431,434 * Nội dung và kết cấu của các TK 432, 435: Nội dung: Phản ánh giá trị chiết khấu GTCG phát sinh khi Ngân hàng đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có chiết khấu và việc phân bổ giá trị chiết khấu trong kỳ. Bên Nợ: Chiết khấu GTCG phát sinh trong kỳ. Bên Có: Phân bổ chiết khấu GTCG trong kỳ. Số dư Nợ: Chiết khấu GTCG chưa phân bổ trong kỳ. - Số tiền chi trả cho các GTCG đã đến kỳ thanh toán xxx - Giá trị GTCG phát hàng theo mệnh giá trong kỳ. - SD: Giá trị GTCG đã phát hành theomệnhgiácuốikỳ 432,435 -xxx -Chiết khấu GTCG phát sinh - Phân bổ chiết khấu GTCG trong trong kỳ -SD: Chiết khấu GTCG chưa phân bổ trong kỳ
  • 22. và kết cấu của các TK 433, 436: Nội dung: Phản ánh giá trị phụ trội GTCG phát sinh khi Ngân hàng đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có phụ trội và việc phân bổ giá trị phụ trội trong kỳ. Bên Nợ: Phân bổ phụ trợ GTCG phát sinh trong kỳ. Bên Có: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ. Số dư Có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ trong kỳ. *Nội dung và kết cấu của TK 492: Nội dung: Dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích trên các GTCG đã phát hành. Bên Nợ: Số tiền lãi đã thanh toán cho khách hàng. Bên Có: Số tiền lãi phải trả dồn tích. Số dư Có: Số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán với khách hàng. 433,436 xxx -Phân bổ phụ trội GTCG phát -Phụ trội GTCG phát sinh trong sinh trong kỳ kỳ -SD: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ trong kỳ 492 -xxx -Số tiền lãi đã thanh toán cho -Số tiền lãi phải trả dồn tích khách hàng. -SD: Số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán với khách hàng
  • 23. tài khoản liên quan TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị Nội dung: Dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ của các TCTD. Bên Nợ: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ. Bên Có: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ. Số dư Nợ: Phản ánh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD. TK 1014: Tiền mặt tại máy ATM. Nội dung: Phản ánh số tiền mặt tại máy ATM. Bên Nợ - Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM. - Các khoản thu tiền mặt trực tiếp tại máy ATM. Bên Có: - Số tiền mặt tại máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị. - Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM. Số dư Nợ: Số tiền mặt còn tồn tại máy ATM 1011 -xxx -Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp -Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ vụ -SD: Phản ánh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD .
  • 24. Ngoại tệ tại đơn vị Nội dung : Dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ của TCTD. Bên Nợ : Giá trị ngoại tệ nhập quỹ. Bên Có : Giá trị ngoại tệ xuất quỹ. Số dư Nợ : Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của TCTD. Nội dung: Tài khoản này dùng để hạch toán vàng của TCTD. Bên Nợ: - Giá trị vàng nhập kho. - Số điều chỉnh tăng giá vàng tồn kho. Bên Có: - Giá trị vàng xuất kho. -Số điều chỉnh giảm giá vàng tồn kho. Số dư Nợ: Phản ánh giá trị vàng tồn kho. 1031 xxx - Giá trị ngoại tệ nhập quỹ. - Giá trị ngoại tệ xuất quỹ - SD: Giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của TCTD  TK 1051: Vàng tại đơn vị
  • 25. Chi phí chờ phân bổ Nội dung: Phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán. Bên Nợ: Chi phí trả trước chờ phân bổ. Bên Có: Chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. Số dư Nợ: Chi phí trả trước chưa được phân bổ. 388 xxx - Chi phí trả trước chờ phân bổ - Chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. SD: Chi phí trả trước chưa được phân bổ  TK 80: chi phí hoạt động tín dụng - TK 801: Trả lãi tiền gửi - TK 803: Trả lãi phát hành GTCG 1051 - xxx - Giá trị vàng nhập kho - Giá trị vàng xuất kho - Số điều chỉnh tăng giá vàng tồn - Số điều chỉnh giảm giá vàng tồn kho kho - SD: Phản ánh giá trị vàng tồn kho
  • 26. để phản ánh các khoản chi phí về hoạt động tín dụng tại TCTD. Bên Nợ: Các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm. Bên Có: - Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm. - Chuyển số dư Nợ cuối năm vào TK Lợi nhuận năm nay khi quyết toán. Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm. 1.4. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn 1.4.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi - Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản: Nợ TK 1011, 1031 Có TK 4211, 4221… Chứng từ hạch toán: các liên Giấy nộp tiền. - Khi khách hàng nhận tiền từ nơi khác chuyển đến: Nợ TK 5011, 1113, 5212, 4211, 4221 Có TK 4211, 4221… Chứng từ hạch toán: các liên Bảng kê, Giấy Báo… - Khi khách hàng chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng: Nợ TK 4211, 4221… Có TK 5011, 1113, 5211, 4211, 4221… Chứng từ hạch toán: các liên Ủy nhiệm chi, Séc… 801,803 -xxx - Các khoản chi về hoạt động tín - Số tiền thu giảm chi các khoản dụng trong năm. chi trong năm - SD: Phản ánh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm.
  • 27. hàng rút tiền mặt tại quỹ hoặc máy ATM: Nợ TK 4211, 4221… Có TK 1011, 1031 Có TK 1014 Chứng từ hạch toán: Các liên giấy lĩnh tiền mặt… - Kế toán lãi phải trả cho khách hàng: + Khi tính lãi phải trả: Nợ TK 801 Có TK 491 + Khi khách hàng đến rút lãi bằng tiền mặt: Nợ TK 491, 801 Có TK 1011 + Khi khách hàng đề nghị nhập lãi vào vốn: Nợ TK 491, 801 Có TK 4211, 4212,… 1.4.2. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm Đối với đồng Việt Nam và ngoại tệ - Khi khách hàng nộp tiền mặt để gửi tiết kiệm: Nợ TK 1011, 1031 Có TK 4231, 4241, 4232, 4242… Chứng từ hạch toán: Các liên giấy nộp tiền - Khi khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm: Nợ TK 4231, 4241, 4232, 4242… Có TK 1011, 1031 Chứng từ hạch toán: sổ tiết kiệm, các liên giấy lĩnh tiền mặt. - Khi khách hàng thay đổi các kỳ hạn gửi tiền: Nợ TK 4232, 4242…Có TK 4231, 4241… Hoặc Nợ TK 4231, 4241… Có TK 4232, 4242… - Kế toán lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm: + Hàng tháng tính lãi phải trả cho khách hàng: Nợ TK 801/Có TK 4913
  • 28. tiền lãi cho khách hàng khi đáo hạn: Nợ TK 4913, 801/Có TK 1011… + Khi khách hàng đề nghị nhập lãi vào vốn: Nợ TK 4913, 801 Có TK 423 * Đối với tiền gửi bằng vàng - Khi nhận vàng của khách hàng, sau khi đã kiểm định khối lượng và chất lượng, căn cứ giá vàng trên thị trường tại thời điểm huy động tính ra đồng Việt Nam để hạch toán: Nợ TK 1051 Có TK 424, 434 - Khi thanh toán cho khách hàng: + Trường hợp giá vàng cao hơn thời điểm huy động: Nợ TK 424, 434 Nợ TK 822 hoặc 632 Có TK 1051 + Trường hợp giá vàng thấp hơn thời điểm huy động: Nợ TK 424, 434 Có TK 1051 Có TK 722 hoặc 632 1.4.3. Kế toán nghiệp vụ phát hành các giấy tờ có giá 1.4.3.1. Phát hành GTCG theo Mệnh giá (1) Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG: Nợ TK thích hợp (1011, 1113…) Có TK 431, 434 (2) Khi trả lãi: - Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ: Nợ TK 803 Có TK thích hợp
  • 29. lãi GTCG sau (khi GTCG đáo hạn), định kỳ TCTD phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí: Nợ TK 803 Có TK 492 Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán gốc và lãi: Nợ TK 492 Nợ TK 431, 434 Có TK thích hợp - Nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành: + Tại thời điểm phát hành GTCG: Nợ TK thích hợp Nợ TK 388 Có TK 431, 434 + Định kỳ, phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 803 Có TK 388 (3) Chi phí phát hành GTCG: - Nếu chi phí phát hành GTCG có giá trị nhỏ, tính vào chi phí trong kỳ: Nợ TK809/ Có TK thích hợp - Nếu chi phí phát hành GTCG có giá trị lớn, phải phân bổ dần ghi: Nợ TK 388 Có TK thích hợp Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành GTCG vào chi phí từng kỳ: Nợ TK 809
  • 30. Thanh toán GTCG khi đáo hạn: Nợ TK 431, 434 Có TK thích hợp 1.4.3.2. Phát hành GTCG có chiết khấu (1) Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG: Nợ TK thích hợp Nợ TK 432, 435 Có TK 431, 434 (2) Khi trả lãi: - Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ: Nợ TK 803 Có TK thích hợp Có TK 432, 435 - Nếu trả lãi GTCG sau (khi GTCG đáo hạn), định kỳ TCTD phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí: Nợ TK 803 - Nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành: + Tại thời điểm phát hành GTCG: Nợ TK thích hợp Nợ TK 388 Nợ TK 432, 435 Có TK 431, 434 + Định kỳ, phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 803 Có TK 388 (3) Chi phí phát hành GTCG: (tương tự phát hành GTCG theo mệnh giá) (4) Thanh toán GTCG khi đáo hạn: Nợ TK 431, 434 Có TK thích hợp
  • 31. GTCG có phụ trội (1) Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG: Nợ TK thích hợp Có TK 433, 436 Có TK 431, 434 (2) Khi trả lãi: - Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ: Nợ TK 803 Có TK thích hợp Đồng thời phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 433, 436 Có TK 803 - Nếu trả lãi GTCG sau (khi GTCG đáo hạn), định kỳ TCTD phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí: Nợ TK 803 Có TK 492 Đồng thời phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 433, 436 Có TK 803 Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán gốc và lãi: Nợ TK 492 Nợ TK 431, 434 Có TK thích hợp - Nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành: + Tại thời điểm phát hành GTCG: Nợ TK thích hợp, Nợ TK 388 Có TK 433, 436 Có TK 431, 434
  • 32. phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 803/ Có TK 388 Đồng thời phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 433, 436/ Có TK 803 (3) Chi phí phát hành GTCG: (tương tự phát hành GTCG theo mệnh giá) (4) Thanh toán GTCG khi đáo hạn: Nợ TK 431, 434/ Có TK thích hợp 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập: trong phạm vi khóa luận, phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu, chứng từ, thông tin từ: phòng Kế toán tổng hợp, phòng Dịch vụ khách hàng, phòng Hành chính – Tổ chức; thu thập thông tin từ sách, báo, internet. - Phương pháp phỏng vấn: lập bảng câu hỏi, phỏng vấn các kiểm soát viên và nhân viên kế toán các nội dung liên quan đến kế toán huy động vốn tại ngân hàng. - Phương pháp quan sát: quan sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mỗi ngày, quy trình thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi. - Phương pháp mô tả: mô phỏng bằng sơ đồ và diễn giải các quy trình thực hiện nghiệp vụ tiền gửi, mô tả cách hạch toán kế toán tại đơn vị. - Phương pháp so sánh, phân tích: trình bày số liệu tình hình huy động vốn tại đơn vị các năm trước, qua đó so sánh và phân tích nguyên nhân sự chênh lệch vốn huy động giữa các năm.
  • 33. QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SCB 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 2.1.1. Thông tin chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Tên viết tiếng nước ngoài: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank Tên viết tắt tiếng Anh: Sai Gon Commercial Bank Tên viết tắt: SCB Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/11/2018, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 15.231.688.100.000 đồng(Mười lăm nghìn hai trăm ba mươi mốt tỷ sáu trăm tám mươi tám triệu một trăm nghìn đồng) 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn 2.1.2.1. Lịch sử hình thành - Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. - Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự… Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã
  • 34. mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản hơn 566.834 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng tính đến 31/12/2019. Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.700 người. 2.1.2.2. Sự phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB): - Tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ hiện đại, danh mục các sản phẩm đa dạng cùng chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, đây chính là nền tảng để SCB phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói, đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng, SCB tự hào mang lại giá trị và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho Đối tác, Cổ đông; cũng như xây dựng chế độ phúc lợi và môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ CBNV. - Tầm nhìn: Tạo ra các giá trị bền vững cho Khách hàng và tổ chức, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển - Sứ mệnh: Trở thành đối tác đáng tin cậy thông qua việc luôn cung cấp giải pháp tài chính và chất lượng dịch vụ tối ưu cho Khách hàng. Tạo dựng môi trường làm việc năng động, tận tâm và chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Mang lại lợi ích và giá trị bền vững cho cổ đông - Giá trị cốt lõi: Khách hàng là trọng tâm: SCB luôn lấy lợi ích và sự hài lòng của Khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động. Đổi mới và Sáng tạo: SCB liên tục cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm mang lại giải pháp tối ưu cho Khách hàng.
  • 35. nhân lực: SCB lấy việc phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Cam kết lợi ích: SCB luôn hành động và cam kết mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho Khách hàng, Cổ đông, Cán bộ nhân viên và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng. Hợp tác cùng phát triển: SCB hành động trên tinh thần hợp tác để cùng nhau phát triển. 2.1.3. Các dịch vụ, sản phẩm chính - Hoạt động với vai trò của ngân hàng bán lẻ, sản phẩm, dịch vụ của SCB được thiết kế và cung cấp phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cá nhân cũng như doanh nghiệp: Huy động vốn, sử dụng vốn và dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, vàng, dịch vụ bảo lãnh. - Trong năm 2010 ngân hàng đã hợp tác với các đối tác uy tín như: Vietin bank, Vina motor, Thuduc House, Bảo hiểm Bảo Việt, ACE Life, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. Hồ Chí Minh… nhằm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng, hỗ trợ và cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Huy động vốn: - TGTK: sản phẩm TGTK cho khách hàng cá nhân của SCB được thiết kế đa dạng, phong phú, tiêu biểu gồm các sản phẩm như sau: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ han, tiết kiệm vàng, tiết kiệm bậc thang theo số tiền, theo thời gian. - TG có kỳ hạn: SCB cung cấp sản phẩm “Tiền gửi có kỳ hạn tổ chức” trên số vốn nhàn rỗi với các hình thức tiền gửi trả lãi đáo hạn hoặc trả lãi thoả thuận phù hợp và linh hoạt của SCB.
  • 36. tổ chức bộ máy hoạt động Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng SCB 2.2.1. Ban giám đốc: có chức năng điều chỉnh mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước pháp luật mọi hoạt động của mình. Ban giám đốc gồm có: Giám đốc: có quyền triển khai các văn bản do Hội sở đưa xuống, giải quyết mọi vấn đề thuộc chi nhánh trong quyền hành được hội sở ủy quyền. Phó giám đốc: có quyền quyết định và ký thay Giám đốc khi Giám đốc không có mặt ở chi nhánh. Giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ tiếp nhận và triển khai kịp thời đầy đủ những thông tin, văn bản, chế độ đến từng nhân viên trong chi nhánh; theo dõi, giám sát mọi hoạt động của phòng giao dịch, của nhân viên để kịp thời xử lý những khó khăn trong phạm vi quyền hạn của mình. 2.2.2. Phòng kinh doanh: Phòng tín dụng và phòng Thanh toán Quốc tế được chuyển thành phòng Kinh doanh. Chức năng chủ yếu của phòng kinh doanh:
  • 37. xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút và tìm kiếm khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng quy trình tín dụng của ngân hàng nhà nước và của ngân hàng SCB. Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn. Đề xuất việc giải quyết, thậm chí đề xuất khởi tố các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh. Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bão lãnh thường xuyên và định kỳ, đối chiếu với số liệu kế toán và số liệu khách hàng. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê hoạt động cho vay, bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng SCB. Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng 2.2.3. Phòng Kế toán: Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, đòi hỏi cần phải phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực thông qua việc ghi chép, tính toán trên sổ sách và máy tính. Các chức năng của phòng kế toán: Giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm SCB đến với khách hàng (nhân viên tiếp đón khách hàng). Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hậu kiểm và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh của chi nhánh một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.
  • 38. nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, thanh toán thẻ, mua bán vàng, ngoại tệ, thực hiện giao dịch Western Union, các giao dịch chuyển tiền trong nước… Ngoài ra, bộ phận kế toán cũng thực hiện giao dịch: cầm cố sổ tiết kiệm cho vay tiêu dung đối với khách hàng có nhu cầu (theo số tiền trên sổ tiết kiệm). Nắm tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn, dự kiến biến động trong tháng, quý; xây dựng cân đối vốn và việc sử dụng vốn trong tháng, quý. Lập báo cáo thống kê kế toán theo quy định. 2.2.4. Bộ phận Ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ, quản lý tình hình ngân quỹ của chi nhánh. Thực hiện điều quỹ đầu ngày và cuối ngày cho các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Cất giữ, bảo quản tiền, các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp cầm cố của khách hàng. Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho quỹ. e. Bộ phận Hành chính Nhân sự: Chuyên chăm lo công tác tài chính văn phòng và quản lý nhân sự, bao gồm: Quản lý mua sắm mọi trang thiết bị cho chi nhánh. Công tác văn thư, hành chính, lế tân. Chịu trách nhiệm tiền lương nhân viên và tổ chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực. Đảm bảo phương tiện vận chuyển và di chuyển an toàn. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, kho bãi… 2.2.5. Các phòng giao dịch (PGD) Các PGD đóng vai trò như một kênh huy động vốn của Ngân hàng SCB.
  • 39. công tác kế toán tại Ngân hàng 2.3.1. Hệ thống chứng từ - Ngân hàng sử dụng hệ thống chứng từ giấy bao gồm: + Giấy gửi tiền tiết kiệm + Bảng kê - Giấy lĩnh tiền mặt kiêm bảng kê, giấy nộp tiền kiêm bảng kê, giấy nộp tiền kiêm lệnh chuyển tiền. + Ủy nhiệm chi + Séc. + Sổ tiết kiệm, giấy ủy quyền… 2.3.2. Hệ thống tài khoản sử dụng Ngân hàng sử dụng hệ thống tài khoản (TK) kế toán dành cho các tổ chức tín dụng (TCTD) được ban hành theo: QĐ số 479/ 2004/ QĐ- NHNN QĐ số 807/2005/ QĐ- NHNN QĐ số 29/2006/ QĐ- NHN QĐ số 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước 2.3.3. Hình thức kế toán áp dụng 2.3.3.1. Hình thức ghi sổ: Ngân hàng thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính. Ngân hàng sử dụng công nghệ Smartbank – công nghệ giúp hệ thống thông tin của SCB luôn online trên toàn hệ thống. 2.3.3.2. Hình thức sổ kế toán: Áp dụng hình thức nhật ký chứng từ.