Tây ba nha tiếng anh là gì năm 2024

Tôi gửi bài viết này để chia sẻ quan điểm của mình về cải cách bảng chữ cái của PGS.TS Bùi Hiền, với tư cách là học sinh đang học ở Mỹ.

Ở môi trường sinh sống và học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, tôi có cơ hội được tiếp xúc với cộng đồng người Mỹ Latin và có học một chút xíu tiếng Tây Ban Nha từ các bạn xung quanh lẫn tự học (các nước Mỹ Latin dùng tiếng Tây Ban Nha trừ Brazil dùng tiếng Bồ Đào Nha) và ở trường tôi học tiếng Ý.

PGS Bùi Hiền đề cập rằng hệ chữ cái tiếng Việt có nhiều điểm bất hợp lý, không "giống" các hệ chữ khác. Tôi xin trình bày một điều thú vị, đó là tiếng Anh, Tây Ban Nha và tiếng Ý đều có chỗ "khác người" như vậy.

(Xem thêm: )

Nhưng học qua rồi tôi mới thấy rằng tiếng Việt của chúng ta phong phú nhất, chính xác nhất trong cách diễn đạt phát âm và nhất quán nhất.

Về Tiếng Anh tôi xin nêu ví dụ mà bất cứ ai học tiếng Anh cơ bản đều gặp khó khăn đó là chữ "c".

"Cost" / "cut" / "can" thì phát âm /ka/ giống như “cái can”, “tôi cò” trong tiếng Việt.

"City / cedar" thì phát âm /x nhẹ/ như “xe”, “xấu xí”

Chữ "ch" - "Chart / chess" thì phát âm hơn giống chữ /ch/ trong "cha", "chờ". - "Chord" thì lại phát âm như âm /k/ và đọc y hệt như chữ "cord"

Chữ “i” khi thì đọc giống như trong “thiếu nhi”, “bút bi” khi thì như “tôi nai, cái tai”

Chữ “e” khi thì đọc giống “tôi dê”, lúc khác giống “tôi xe”, lúc khác giống “tôi cờ”.

Còn rất nhiều trường hợp mà cùng một nguyên âm, phụ âm đọc lại khác nhau, người học chỉ còn nước nói quen, nghe quen rồi đọc theo chứ nhìn chữ không thể nào biết chính xác cách phát âm trừ khi dùng từ điển.

(Xem thêm: )

Về tiếng Tây Ban Nha, ở đây tôi nói tới tiếng Tây Ban Nha được sử dụng rộng khắp bởi cộng đồng người Mỹ Latin. Cách phát âm ở Tây Ban Nha chính quốc có thể khác một chút.

Bảng chữ cái Tây Ban Nha có thêm chữ “ñ” đọc giống nhữ “nh” của mình trong “nhà”, “nhớ”.

Chữ “j” của họ không đọc giống tiếng Anh (trong “jog”, “just”, nghe na ná giống “ch” nhưng mạnh hơn, tôig môi khi đọc), cũng không giống chữ “gi” của tiếng Việt, mà phát âm giống chữ “h”.

Các bạn của tôi nhắn tin cười “jajajaja” tôi nghĩ đọc là “cha-cha-cha-cha” nhưng thật ra lại là “hahaha”.

Chữ “h” của họ lại là âm câm, luôn luôn câm.

Chữ “ch” của họ như “cheque” thì đọc giống “che” của mình, “que” lại đọc giống “ke”

Chữ “v” và “b” của họ đều đọc giống “b” trong tiếng Ý. Cũng khá đơn giản.

Bảng chữ cái Italian chỉ có 21 chữ cái với 16 phụ âm, thay vì chữ “ph” họ có chữ “f”. Nhưng họ không có chữ J, K, W, X và Y. Người Ý chỉ dùng chúng khi có trường hợp từ mượn và chỉ chuyển đổi đơn giản thế này, không nhất thiết phải thêm vào để làm loạn hệ thống chữ họ đã dùng bấy lâu.

J -> Gi (Juliet → Giulietta)

K -> C (Kappa -> Cappa)

Chữ “c” khi đi cùng “a”, “o”, “u” thì đọc âm cứng như cái ca, tôi cò như tiếng Việt. Nhưng đi cùng “i” và “e” thì lại đọc giống âm “j” trong tiếng Anh hay “ch” trong tiếng Việt mà mạnh hơn, tôig môi phát ra âm xì xào như “ciao” (tiếng chào) của họ, đọc rất giống “chào” của mình nhưng tôig môi phát ra âm mạnh hơn.

Rồi khi ghép với chữ “h” thì lại đọc như âm “k”. “Chi”, “che” lần lượt đọc giống “ki, “ke” của tiếng Việt.

Chữ “g” cũng đổi như vậy, với “a”, “o”, “gu” thì đọc giống “nhà ga”, “gõ mõ”, “lưng gù” nhưng khi đi kèm “e”, “i” thì lại giống âm “gi” như “gì”, “giẻ”, muốn đọc giống âm “g” thì phải thêm chữ “h” để đọc giống “chiếc ghe” “ghi chép”.

(Xem thêm: )

Như các bạn thấy, tôi chỉ mới nêu ví dụ ba ngôn ngữ chung gia đình sử dụng ký tự Latin, mà tiếng Việt đã được thay đổi để viết cùng những chữ cái này. Người Việt Nam học tiếng Anh hay những ngôn ngữ này rất dễ vì đều đã được làm quen, có chăng khác chút xíu và vài ngoại lệ với một số từ có cách đọc lại thì phải đọc.

Hệ chữ cái quốc ngữ Việt Nam đủ mạnh để giúp người Việt nhìn mặt chữ của các tiếng này đều có thể phát âm được gần hết. Cũng như khi học một bảng chữ cái mới, người Việt cảm thấy rất dễ, vì các phụ âm ở những tiếng này, tiếng Việt có gần hết.

Nhất là những phụ âm ghép như “gi”, “ch”, “nh”, “gh”, “tr”, “ph” hay “d” với “đ” đều đầy đủ khả năng để bắt chước cách đọc các phụ âm “lạ” ở 3 ngôn ngữ phía trên.

Tiếng Tây Ban Nha có cách phát âm “r” rất lạ, đa phần người Mỹ học tiếng Tây Ban Nha đọc rất lâu mới có thể làm rung lưỡi phát ra âm “rrr”, nhưng người Việt đọc rất nhanh.

Họ còn có chữ “ll” lúc thì đọc là “d” như “da”, “dù”, lúc muốn nhấn mạnh thì đọc là “cha”, “chù” tông môi lên đọc mạnh. Tiếng Anh có một nguyên âm rất khó là “th” như “that”, “then”, “those”, đọc giống “dát”, “den”, “dâu” nhưng với lưỡi giữa hai hàm răng, tập luyện chút sẽ phát âm đúng.

(Xem thêm: Bản dịch tiếng Việt không lột tả được cái hay của 'Bắt trẻ đồng xanh')

Tôi là người Việt, đã bắt đầu và đang học ba ngoại ngữ, ở mỗi ngoại ngữ có cách phát âm các phụ âm mà tiếng Việt không có, nhưng tôi dễ dàng diễn tả được nó giống với phụ âm (hay phụ âm kép) nào của tiếng mình.

Tiếng Việt của chúng ta hay lắm, quy tắc ghi sao rồi đọc vậy. Các thanh sắc biến đổi các nguyên âm, phụ âm đọc luôn giống nhau dù kết hợp thế nào. Chữ “d” thì luôn đọc như “da”, “dù”, “dì” còn “đ” thì luôn đọc như “đê”, “đèn”, “đo”, “đi”, “đủ đủ”. Chữ “e” luôn đọc như “xe”, “rẻ”, “ê” luôn đọc như “dê, “bê””.

(Xem thêm: 'Sáng tạo' từ mới cũng cần có giới hạn)

Các bạn thử nhìn vào tiếng Anh. Cùng là nguyên âm đó, kết hợp với phụ âm khác lại ra cách đọc khác (có ai muốn thử đọc không ạ: “though”, “rough”, “cough”, “through”, “thought”, “thorough”, “drough” tổng cộng là 7 cách đọc).

Tiếng Việt rất đa năng, đủ sức để diễn đạt cách đọc của ngôn ngữ khác mà không phải vay mượn, đủ sức giúp cho người Việt học các ngôn ngữ hệ Latin rất dễ dàng. Ngoài ra các nguyên âm đôi đều rất bay bướm, luyến láy đều đủ.

Các bạn người Mỹ (hoặc người nước khác) khi nghe tôi nói chuyện tiếng Việt đều nói tiếng Việt có những âm lạ nhưng nghe rất hay. Một điều mà tôi thấy ở ý kiến cải cách của PGS.TS Bùi Hiền đó chỉ là chuyển đổi các phụ âm thành cách ghi “nhanh” của teencode nhưng không hoàn toàn thay đổi được các nguyên âm đơn và nguyên âm ghép.

(Xem thêm: Nên để giới trẻ làm giàu vốn từ mới )

Các nguyên âm hiện tại của tiếng Việt khá phức tạp, nhưng nhìn mặt chữ đọc sẽ ra. Thay đổi cách viết, nhưng cách đọc vẫn giữ nguyên như hiện tại thì không cần thiết.

Cách đọc của tiếng Việt đã được giữ gần như nguyên vẹn từ lâu. Ngày xưa khi cụ Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” bằng chữ Nôm, tuy viết khác nhưng đọc gần như hệt như ngày này, mới đảm bảo được các nguyên tắc âm, vần của thể thơ lục bát.

Alexandre de Rhodes đã nghiên cứu ký âm tiếng Việt thời ấy nhưng vẫn phải đảm bảo cách phát âm nhất quán của người bản địa. Đồng thời ông ấy cũng làm cho mặt chữ tiếng Việt rất dễ nhận dạng giống với tiếng Latin và các ngôn ngữ cùng hệ.

“Ch” của mình rất giống “ch” của tiếng Anh, Tây Ban Nha và Ý như tôi trình bày ở trên, có khác biệt chút ít là họ đọc có khi nặng có khi nhẹ. “Nh” của mình giống với “ñ” tiếng Tây Ban Nha và “gn” của tiếng Ý.

(Xem thêm: Chàng trai Tây thay đổi hành vi vì học tiếng Việt)

“S” và “x” của mình đủ sức để phân biệt các trường hợp “so”, “she”, “citrus”, “science” của tiếng Anh, “sin”, “cerveza” của tiếng Tây Ban Nha, “senza”, “scienza” của tiếng Ý. Và còn nhiều nữa.

Khác biệt cách đọc cho một mặt chữ qua nhiều thứ tiếng là điều phổ biến. Nhưng những khác biệt đó khá tự nhiên, một người nói tiếng Ý sẽ dễ dàng đọc được 90% một đoạn văn tiếng Tây Ban Nha và ngược lại.

Người Việt, với cách phát âm nhìn mặt chữ Việt, có thể đọc cũng được 90% mặt chữ của 3 ngôn ngữ trên. Nếu bỏ vào đó các âm “k”, “q”, “n’ ” thì người Việt sẽ rất khó học tiếng nước ngoài trong thời kỳ hội nhập, mà việc sở hữu ngôn ngữ thứ hai, thứ ba rất đắc lực để thăng tiến.

Nước Tây Ban Nha Tiếng Anh gọi là gì?

Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: España [esˈpaɲa] ( nghe)), tên gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Reino de España), là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía Tây Nam châu Âu.

Tiếng Tây Ban Nha là gì?

Về số lượng người nói và sự thống trị, ngôn ngữ nổi bật nhất của Tây Ban Nha là Tây Ban Nha (tiếng Castilia), được nói bởi khoảng 99% người Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai. Tiếng Catalunya (hay tiếng Valencia) được nói bởi 19%, Galicia bởi 5% và Basque bởi 2% dân số.

Tên gọi đất nước Tây Ban Nha theo ngôn ngữ bản địa từ thời cổ xưa mang ý nghĩa gì?

Trang Hexapolis cho biết tên gọi "Spain" (Tây Ban Nha) bắt nguồn từ "Espayne", một từ tiếng Pháp dùng ở Anh thời trung cổ. Từ này lại được chuyển hóa từ "Hispania", cách người La Mã cổ đại gọi vùng đất này.

Tây Ban Nha có gì nổi bật?

Top 12 điều thú vị làm Tây Ban Nha nổi tiếng thế giới.

Giấc ngủ trưa Siestas. ... .

Nhiều bãi biển đẹp. ... .

Kiến trúc độc đáo. ... .

Rượu và đồ uống. ... .

Vương cung thánh đường Sagrada Familia. ... .

Bóng đá Tây Ban Nha. ... .

Ẩm thực độc đáo. ... .

Thiên đường nghỉ dưỡng Ibiza..