Bài tập về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Tác giả Minh Huệ

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Tác phẩm đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Minh Huệ, bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng

Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn

Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài

Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi!

...Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc

Anh vội vàng nằng nặc
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ!

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

I. Đôi nét về tác giả Minh Huệ

- Minh Huệ [1927 - 2003] tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.

- Ông sinh ra ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Minh Huệ làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

II. Giới thiệu về Đêm nay Bác không ngủ

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”: Lần thức dậy đầu tiên của anh đội viên.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Anh thức luôn cùng Bác”: Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên.
  • Phần 3. Còn lại: Hình tượng của Bác Hồ.

3. Thể thơ

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc thể thơ năm chữ.

4. Nội dung

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

5. Nghệ thuật

Ngôn ngữ giản dị, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, giọng điệu tha thiết…

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Trả lời:

– Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên

– Tác dụng của cách miêu tả đó được xác định như sau:

   + Là người tham dự vào chính sự việc nên sự việc mang tính xác thực cao

   + Làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên

   + Làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách gần gũi, thân thiết.

* Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc họa sâu đậm như thế nào?

Trả lời:

Các từ chỉ tâm trạng anh đội viên Giải thích vì sao anh đội viên có tâm trạng đó
Lần thứ nhất thức dậy: thương, thổn thức, bồn chồn, lo, bề bộn Anh đội viên lo lắng cho sức khỏe của Bác, cảm động vì tấm lòng của Bác dành cho những người chiến sĩ, cho cuộc kháng chiến của dân tộc
Lần thứ ba thức dậy: hốt hoảng, giật mình, vui sướng Anh đội viên hoảng hốt, giật mình vì thấy bác vẫn còn thức, sau đó anh vui sướng vì thấu hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Bác và anh quyết định cùng chia sẻ với Bác

… Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Trả lời:

Ý nghĩa của đọn kết được xác nhận trong các trường hợp dưới đây là:

   + Nhân cách Bác Hồ là một chân lí đơn giản mà lớn lao

   + Chăm lo cho nhân dân là lẽ sống của Bác

Trả lời:

– Bài thơ được làm theo thể thơ ngũ ngôn [năm chữ]

– Đặc điểm của thể thơ này là:

   + Số tiếng trong mỗi câu thơ: 5 tiếng

   + Số dòng trong mỗi khổ thơ: 4 dòng

   + Vần trong bài thơ bao gồm các loại: vần chân [gieo ở cuối câu thơ]

– Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện trong bài thơ

Trả lời:

– Các từ láy trong bài thơ là: trầm ngâm, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lâm thâm, mênh mông.

– Các từ láy sau đây có giá trị biểu cảm đặc sắc:

   + đinh ninh, phăng phắc: gợi ra sự ngưng lại của hành động, nỗi lo lắng cho nhân dân khiến Bác lặng người.

   + nằng nặc: thể hiện sự lo lắng của anh đội viên dành cho Bác

   + mênh mông: thể hiện sự vui sướng trong lòng anh đội viên khi hiểu được tấm lòng của Bác và có thể sẻ chia cùng Bác.

Trả lời:

– Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ tự sự. Bài thơ kể lại một câu chuyện với cốt truyện, tình tiết đầy đủ. Qua bài thơ ta thấy được những sự việc, hành động và các mối quan hệ giữa con người với con người.

Trả lời:

– Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn [thơ / vè 5 chữ]. Đây là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu [câu 5 thường điệp lại câu 4], mỗi câu có 5 từ [không kể phụ âm đệm]. Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên. “Dặm” có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát. Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể.

Câu 1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trước cách mạng tháng Tám
  • C. Trong thời kì chống Mĩ.
  • D. Khi đất nước hòa bình

Câu 2: Trong lần thứ ba thức dậy, anh đội viên đã có phản ứng như thế nào khi nhìn thấy Bác vẫn thức?

  • A. Ngạc nhiên
  • B. Lo lắng
  • D. Xúc động, nghẹn ngào

Câu 3: Tại sao trong đêm ấy Bác Hồ không ngủ ?

  • A. Bác lo lắng cho các chiến sĩ
  • B. Bác thương đoàn dân công
  • C. Bác lo lắng cho chiến dịch

Câu 4: Ý nghĩa của ba câu thơ kết bài là gỡ?

...đêm nay Bác không ngủ

Vỡ một lẽ thường tỡnh

Bác là Hồ Chí Minh.

  • A.Bác lo lắng cho nhưng người chiến sĩ ở chiến trường.
  • B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ ngoài rừng
  • C. Bác lo lắng cho chiến dịch.

Câu 5: Tác giả đã khái quát nguyên do Bác không ngủ bằng một câu thơ đặc sắc. Đó là câu thơ nào?

  • A. Bác thức thì mặc Bác.
  • B. Bác ngủ không an lòng.
  • C. Bác thương đoàn dân công.

Câu 6: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện đỉều gì ở Bác Hồ?

  • A. Sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng.
  • C. Tinh thần vì dân, vì nước.
  • D. Sự quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch diễn ra vào ngày hôm sau.

Câu 7: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của tác giả nào ?

  • A.Tố Hữu
  • B.Tế Hanh
  • D.Viễn Phương

Câu 8: Bài thơ dùng phương pháp biểu đạt gì?

  • A.Miêu tả
  • B. Tự sự
  • C. Thuyết minh

Câu 9: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện điều gì ở tác giả?

  • B. Tâm trạng lo lắng cho sức khỏe của Bác.
  • C. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương.
  • D. Tinh thần vì đồng đội, đồng chí.

Câu 10: Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai ?

  • A.Anh đội viên
  • B.Đoàn dân công
  • D.Bác Hồ

Câu 11: Hình ảnh bác Hồ được miêu tả thông qua các chi tiết nào?

  • A.Vẻ mặt ,dáng hình
  • B.Cử chỉ ,hành động
  • C.Lời nói ,vẻ mặt ,dáng hình

Câu 12: Trong những từ sau ,từ nào không xuất hiện trong bài thơ trên ?

  • A. Lâm thâm
  • C.Trầm ngâm
  • D.Mênh mông

Câu 13: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ ?

  • B. Bóng Bác cao lồng lộng .
  • C. Bác vẫn ngồi đinh ninh .
  • D. Chú cú việc ngủ ngon .


Xem đáp án


Video liên quan

Chủ Đề