Bài tập về mặt chủ quan của tội phạm

Mục lục bài viết

  • 1. Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là gì ?
  • 2. Cấu thành tội phạm hiếp dâm và hình phạt ?
  • 3. Cấu thành tội phạm và hình phạt với tội cướp giật tài sản ?
  • 4. Tư vấn cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản ?
  • 5. Cấu thành tội phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy ?

1. Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là gì ?

Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, bao giờ hoạt động cũng thống nhất hai mặt bên trong và bên ngoài. Tội phạm là một dạng hoạt động có ý thức nên tội phạm gồm mặt bên trong và mặt bên ngoài. Hai mặt của hoạt động luôn thống nhất với nhau. Mặt bên trong không thể thấy được nếu nó không thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội, bằng hậu quả tác hại, bằng thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện,công cụ thực hiện tội phạm.

Mặt bên trong của tội phạm là diễn biến tâm lý của tội phạm nên diễn biến này gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm.

>> Luật sư tư vấn Luật Hình sự gọi: 1900.6162

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm vì tội phạm nào cũng được thực hiến do cố ý hoặc vô ý. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Thái độ tâm lý của người thực hiện tội phạm thể hiện ở khả năng nhận biế và điều khiển hành vi của mình khi phạm tội gây ra hậu quả tác hại. Luật Hình sự Việt Nam và của nhiều nước coi lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm. Lỗi có những thành phần tâm lý về nhận thức và điều khiển cách xử sự. Người phạm tội nhận thức được hành vi do họ thực hiện nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng họ đã mong muốn thực hiện hành vi để gây ra hậu quả tác hại, hoặc tuy không mong muống gây ra hậu quả tác hại nhưng đã có ý thức để mặc cho hậu quả tác hại xảy ra. Trường hợp khác. Người phạm tội tuy không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra, nhưng họ đã để cho thiệt hại xảy ra, mà lẽ ra họ không được để thiệt hại xảy ra. Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hậu quả tác hại (ý chí), như mong muốn hoặc không mong muốn, không để mặc hậu quả xảy ra, Luật Hình sự Việt Nam phân loại lỗi của tội phạm thành hai hình thức là: cố ý và vô ý phạm tội.

* Cố ý phạm tội được quy định trong Điều 9 Bộ luật Hình sự là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Căn cứ vào thái độ của người phạm tội đối với hậu quả tác hại cố ý phạm tội, Luật Hinh sự phân loại thành: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

Hình thức lỗi cố ý trực tiếp có ba đặc điểm: một là người phạm tội thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, hai là người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó, ba là người phạm tội mong muốn gây ra hậu quả tác hại. Vụ án giết người với nội dung sau đây được thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp:

Ví dụ: Bà T có chồng là Nguyễn Văn C, C thường xuyên uống rượu say và chửi mắng, đánh đập vợ. Do không thể chịu đựng được sự đánh đập thường xuyên tàn bảo nên bà t đã làm đơn xin ly dị chồng. Vụ việc chưa được giải quyết, ông C tiếp tục đánh vợ tàn bạo. Vì quá uất ức, tủi nhục nên một đêm bà T đã giấu búa ở gầm giường, đợi khi chồng ngủ say, bà T đã dùng búa đập liên tục 3 nhát vào đầu, làm ông C chết tại chỗ.

Tình tiết sự việc nêu trên đáp ứng quy định của Bộ luật Hình sự về hình thức lỗi cố ý trực tiếp vì:

- Bà T biết trước hành vi của mình dùng búa là vật có khả năng gây chết người, đập vào đầu người khác là hết sức nguy hiểm;

- Bà T bét trước hành vi dùng búa đập vào đầu chồng thì người chồng sẽ chết (thấy trước hậu quả tác hại của hành vi)

- Bà T đã đập 3 nhát liền vào đầu người chồng chứng tỏ bà mong muốn cho chồng mình chết.

Hình thức lỗi cố ý gián tiếp có 3 đặc điểm, đặc điểm một và hai giống như đặc điểm lỗi cố ý trực tiếp, còn đặc điểm thứ ba của lỗi cố ý gián tiếp là: người phạm tội đã để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Thấy trước tính chấp hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi, đó là trường hợp người phạm tội đã có suy nghĩ, đã hiểu bản chất hành vi phạm tội là trái pháp luật, trái đạo đức, bị xã hội lên án, bị xử lý theo pháp luật. Hành vi ấy sẽ gây ra hậu quả tác hại. Người phạm tội đã hình dung, tiên đoán, dự liệu trước hậu quả sẽ xảy ra một cách tương đối chính xác, tuy nhiên họ đã mong muốn hoặc để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mong muốn thiệt hại xảy ra là trường hợp người phạm tội có ý muốn, quyết tâm gây ra hậu quả tác hại nhằm đạt được mục đích của mình khi phạm tội. Để mặc cho hậu quả xảy ra là trường hợp người phạm tội không mong muốn gây ra hậu quả tác hại, nhưng họ đã coi thường hậu quả cho rằng hậu quả ấy không ảnh hưởng gì đến họ oặc họ biết hậu quả tác hại ấy sẽ xảy ra nhưng cứ để cho nó xảy ra.Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều vụ án được thực hiện do hình thức lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội coi thường hậu quả tác hại hoặc nhận thức rõ hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả thiệt hại nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra hoặc không xảy ra cũng được. Ví dụ:

Trần Văn N là dân quân được giao nhiệm vụ bảo vệ cánh đồng lúa, khi đó ở địa phương thường xảy ra mất trộm lúa. Một hôm vào hồi 7h sáng N mang súng ra đồng tuần tra. N bắt được bà H là người gặt trộm và đang gánh lúa về nhà. N hỏi H rằng ở ngoài đồng còn ai gặt trộm lúa nữa không, H trả lời ngoài đồng còn rất nhiều người đang gặt trộm lúa. N xách súng chạy ra đồng, trên đường đi N nhìn thấy dưới ruộng lứa cách N đứng khoảng 10m có một bóng đen đang động đậy, N chía súng bắn vào bóng đen, làm ông Nguyễn Văn X - người đi đánh lờ bắt cá bị chết tại chỗ. Sự việc này có các đặc điểm của hình thức lỗi cố ý gián tiếp vì:

- N thấy trước hành vi dùng súng bắn vào ruộng là nguy hiểm (đoán trước, dự liệu trước được việc đó nguy hiểm)

- N thấy trước hành vi bắn súng vào bóng đen cách khoảng 10m có khả năng gây ra hâu quả chết người.

- N đã cố ý coi thường hậu quả tác hại, cho răng hậu quả xảy ra hoặc không xảy ra cũng không sao, miễn là làm người khách khiếp sợ trước sự oai phong của mình.

Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn công tác xét xử cho Tòa án nhân dân các cấp. Trong hướng dẫn chỉ ra rằng những trường hợp bị cáo dùng súng bắn vào bãi mía, nương ngô hoặc nơi bị che khuất làm chết người thì phạm tội giết người, hoặc làm chết người. Những trường hợp này, hành vi phạm tội đều thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp.

* Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự:

Người phạm tội không thấy tước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy rằng vô ý phạm tội có 2 hình thức là: vô ý phạm tội vì cẩu thả và vô ý phạm tội vì quá tự tin.

- Vô ý phạm tội vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước nên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra. Hình thức lỗi vô ý do cẩu thả có hai đặc điểm: một là người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; hai là người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng lẽ phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.

- Vô ý phạm tội vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho răng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Trong hình thức lỗi vô ý do quá tự tin người phạm tội không mong muốn, không để mặc cho hậu quả xảy ra mà tin là hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra họ sẽ ngăn ngừa được. Vì vậy trong tường hợp tội phạm gây ra hậu quả tác hại như nhau thì tội phạm có hình thức lỗi cố ý gián tiếp có tính chất cà mức độ nguy hiểm hơn so với tội phạm có hình thức lỗi vô ý do quá tự tin.

Sự việc làm chết người sau đây có hình thức lỗi vô ý do quá tự tin:

Ông Đinh Văn K là chủ nhà thuê ông Nguyễn Văn S chặt cây cho nhà mình. Ông Nguyễn Văn S sai con là Nguyễn Văn X và Nguyễn Văn N là cháu nội cùng chặt cây thuê cho ông K. Theo hợp đồng thì, hai cây ở phía sau vườn cho đổ vào vườn, gần bở ao, còn cây phía trước nhà cho đổ vào phía sân nhà. Ông S chặt xong hai cây phía bờ ao, cho đổ an toàn. Khi chặt cây hía trước nhà gần đổ, ông S cho con trai và cháu nội buộc sợi dây thừng vào ngọn cây để kéo cho đổ vào sân nhà, còn ông S tiếp tục chặt gốc. Khi cây gần đổ ông S đề nghị ông H cho người ra ngoài đường canh chừng đề phòng cây đổ gây nguy hiểm. Cùng lúc đó bà Trần Thị T đi ngang qua đoạn đường cây sắp đổ. Ông S hô to: "Bà kia, cây đổ tránh ra, chết bây giờ". Bà T bị điếc không nghe thấy nên cứ đi vào khu vực cây sắp đổ, Nguyễn Văn X và Nguyễn Văn N ra sức kéo dây thừng để cây đổ vào phía sân nhà nhưng ngọn cây nặng, hai người không kéo nổi, nên đô quật ra đường, đập vào đầu bà T, làm bà T chết tại chỗ.

Sự việc làm chết người có đặc điểm của hình thức với lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin vì:

- Ông Nguyễn Văn S thấy trường việc chặt cây của mình có thể gây nguy hiểm, có khả năng gây ra thiệt hại, vì vậy ông S đã đề nghị ông K cho người cảnh giới coi chừng ngoài đường, đồng thời hô to khi thấy bà T đi vào khu vực nguy hiểm;

- Ông S tin rằng con trai và cháu nội mình sẽ kéo được ngọn cây vào phía sân nhà, sẽ ngăn ngừa được hậu quả tác hại, mặc dù vậy hâu quả chết người vẫn xảy ra ngoài ý muốn của ông S.

Trân trọng ./.

>> Xem thêm: Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự ? Mức án tội cướp giật tài sản ?

2. Cấu thành tội phạm hiếp dâm và hình phạt ?

Thưa luật sư, xin tư vấn giúp em: Em năm nay 28 tuổi, Em có quan hệ với 1 người bạn học lớp 12 (chưa đủ 18t). Mối quan hệ này là 2 bên tình nguyện, và qh đã nhiều lần tại nhà nghĩ ( quen cũng gần 6 tháng). Người này có ng iu khác, 2 ng hợp tác bày kế hoạch hãm hai em, nhằm thắng kiện lấy tiền bồi thường và cho e ở tù. Họ quay lại clip quan hệ của em, kích thích em gửi những tấm hình xxx mà em chụp lại làm kỉ niệm qua tin nhắn facebook của 2 người đó, 2 người đó thu thập lại, và nói với Em là ra tòa thưa em về tội hiếp dâm vs người chưa đủ 18 tuổi.

Em hụt hẩng bàng hoàng, vì bị lấy tình cảm ra để trục lợi. Mong luật sư tư vấn giúp e. liệu e có bị phạm tội và xử phạt không ? ...( em có ghi lai được đoạn hội thoại, người đó nói là lên kế hoạch từ trước, để em phải trả giá...)

Trả lời:

Trường hợp này, người đó đã trên 16 tuổi cho nên không cấu thành tội hiếp dâm trẻ em.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Tuy nhiên, việc giao cấu phải trái với ý muốn của bạn đó, nếu 2 bên hoàn toàn tự nguyện thì không cấu thành tội phạm.

>> Xem thêm: Quy định mới nhất về tội cưỡng đoạt tài sản theo luật hình sự ?

3. Cấu thành tội phạm và hình phạt với tội cướp giật tài sản ?

Luật sư cho em hỏi , cách phân tích cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản , căn cứ vào đâu để cho rằng đây là hành vi VPPL ? Em cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Điều 171, Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

...

PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

(*) Phân biệt tội cướp, cướp giật và cưỡng đoạt tài sản:

Về cấu thành tội phạm: Cấu thành cơ bản “tội cướp tài sản” được Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Về hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau:

- Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;

- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dạo dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…

Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như dùng ê te, các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản…

Thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản được tính từ khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên.

Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, vì mục đích vụ lợi.

Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Hình phạt tội giao cấu với trẻ em theo quy định mới luật hình sự

4. Tư vấn cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản ?

Thưa luật sư, Xin tư vấn về vụ án hình sự này có đủ để kết án hay không? Cháu tôi bị bắt vì tội cướp tài sản. Tuy nhiên là vụ án xảy ra khoảng 1 năm so với thời gian bị bắt.

Khi cho lời khai đầu cháu tôi đã nhận tội nhưng sau khi lấy lại lời khai thì cháu tôi không nhận tôi, tuy nhiên vẫn đưa ra xử .Tại toàn thì bên công an không thể cung cấp được hung khí gây án và không có nhân chứng mục kích sự việc, bị hại và người làm chứng đều khai là không thể xác nhận được hung thủ. Toàn bộ vụ án chỉ là đồng phạm khai lẫn nhau. Xin hỏi như vậy có đủ bằng chứng để kết án cháu tôi 7 năm tù ko? Vụ án này bị bắt tất cả là 3 người còn 1 người đang trốn, trừ cháu tôi ra thì 2 người kia đều nhận tội và khai rằng có cháu tôi tham gia.

Người hỏi: baongoc

Bài tập về mặt chủ quan của tội phạm

Luật sư tư vấn thủ tục xóa án tích theo luật hình sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn baongoc, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tại Điều 85 quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như sau:

Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngphải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi rất sơ sài, đơn giản và quá ít, khiến chúng tôi không thể trả lời cụ thể, chi tiết rằng các cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ chứng cứ, chứng cứ hợp pháp hay chưa, trình tự, thủ tục tố tụng có hợp pháp hay không, khi tiến hành xét xử vụ án hình sự của cháu bạn.

Tuy nhiên, trong Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định nguyên tắc không được chỉ dựa vào lời khai của bị can để kết tội, nên phần nào cũng có thể nói là Tòa án chưa đủ căn cứ để kết án cháu của bạn 07 năm tù.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bị cáo có quyền kháng cáo bản án hình sự. Nếu bản án hình sự của cháu bạn vẫn còn thời hạn kháng cáo, lời khuyên tốt nhất cho bạn là làm đơn kháng cáo bản án hình sự.

Trân trọng!

>> Xem thêm: Quan hệ với nữ khi cả hai 16 tuổi có phạm tội ? Quan hệ khi Em chưa 18 ?

5. Cấu thành tội phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy ?

Kính gửi quý luật sư, em có 1 số câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp em. Cháu trai em năm nay 20 tuổi, đang có công việc thu nhập ổn định, cháu xin phép gia đình và công ty nghỉ 2 ngày để đi thành phố thăm bạn A.

Trong khi đó bạn A đang ở với bạn gái của anh ta, cháu của em lên phòng bạn A thì không có chỗ ngủ lại qua đêm nên bạn A gọi cho bạn B hỏi bạn B đang ở đâu? Bạn B nói đang ở khách sạn, bạn A nói: tao có bạn lên chơi nhưng không có chỗ ngủ lại. Bạn B bảo vậy 2 đứa mày qua chỗ tao đi. Cháu em và bạn A chạy xe sang chỗ nhà nghỉ mà bạn B đang ở và thuê 1 phòng kế bên phòng bạn B. Nhưng bạn B này là 1 đối tượng đang buôn bán ma túy, và bạn B đang có 18 viên thuốc lắc + 5 khay có chứa ma túy. Bạn B cho bạn A và cháu em dùng thử, sau khi dùng ma túy xong thì bạn A và cháu em lăn ra ngủ, còn bạn B đi đâu thì không rõ, sau đó bạn B gọi điện lên nói bạn A và cháu em là: công an đang lên đấy, chúng mày cất hộ tao gói hàng. Rồi bạn A và cháu em hoảng quá mang vào nhà vệ sinh cất thì công an vào bắt giữ, còn bạn B thì bỏ trốn (5 khay ma túy đó tách ra ma túy nguyên là 5gr).

Vậy mong luật sư tư vấn giúp em trường hợp cháu em như vậy thì vi phạm điều mấy khoản mấy của bộ luật hình sự, và sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Và nếu gia đình thuê luật sư bào chữa cho trường hợp của cháu em thì chi phí cho 1 vụ như vậy là bao nhiêu tiền ạ?

Rất mong sớm nhận được hồi âm của qúy luật sư, trân trọng kính chào. best regards

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Trong các tội phạm về ma túy, pháp luật hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà chỉ truy cứu trách nhiệm với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Cháu bạn có sử dụng chất ma túy nhưng không phải là người tổ chức sử dụng mà chỉ là người sử dụng nên không bị truy cứu trách nhiệm về hành vi này. Tuy nhiên, khi bạn B gọi điện lên nói bạn A và cháu bạn là: "công an đang lên đấy, chúng mày cất hộ tao gói hàng" thì bạn A và cháu bạn đã mang vào nhà vệ sinh cất. Hành vi này của cháu bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Và Tiết 3.1 mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT - BCA - VKSNDTC - TANDTC - BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII

3.1. “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Nếu cháu bạn có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì có thể được Tòa án giảm khung hình phạt xuống khung hình phạt

Tiết 3.2 mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT - BCA - VKSNDTC - TANDTC - BTP quy định: "Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm." Như vậy, nếu cháu bạn biết bạn B mua bán trái phép chất ma túy thì cháu bạn còn bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

Về chi phí thuê luật sư bào chữa, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với tổng đài để được tư vấn về phí dịch vụ.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm như thế nào ?