Bài văn thuyết minh về dinh vạn thị tú năm 2024

Vạn Thủy Tú là ngôi vạn tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là nơi thờ thần Nam Hải tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.

Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.

Tục thờ Cá Ông[sửa | sửa mã nguồn]

Bài văn thuyết minh về dinh vạn thị tú năm 2024
Bộ cốt cá voi (dài 22 m, nặng 65 tấn) trong dinh Vạn Thủy Tú

Tục thờ Cá Ông là tín ngưỡng của người Chăm xưa kia. Thế nhưng, tại Bình Thuận, tục thờ Cá Ông đã bị bản địa hóa, biến thành tín ngưỡng của riêng người Việt và người Hoa sinh sống tại địa phương.

Sắc phong[sửa | sửa mã nguồn]

Vạn làng Thủy Tú cũng là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng bởi vì trước đây, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá voi cứu nạn trên biển.

Có tất cả 24 sắc phong của các đời vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định, (riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây là điều hiếm thấy so với các di tích khác).

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thờ cá Ông: theo ngư dân, đó là vị thần thường cứu giúp họ mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thủy Thần nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm, nên tín ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân.

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khuôn viên có một vùng đất rộng dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông "lụy" (chết) và dạt từ biển vào. Phải ba năm sau khi mai táng mới được thương cốt, nhập tẩm. Theo phong tục, ngư dân nào trông thấy "Ông" đầu tiên là người đó được làm "con trưởng" của "ngài", và người này có nhiệm vụ lo làm đám tang chu đáo, để tang sau ba năm mới mãn tang... Điều này cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người.

Vạn Thủy Tú từ ngày xưa đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số đó có niên đại từ 100 - 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm.

Đình Vạn Thủy Tú được xây dựng năm 1762, là ngôi đình lâu đời nhất của tỉnh Bình Thuận thờ thần Nam Hải (tức cá voi). Tại đây, trong hàng trăm bộ xương cá voi (ngọc cốt Ông) đã được lưu giữ từ suốt mấy trăm năm qua, có một bộ được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á được thờ phụng, bảo quản trang nghiêm 223 năm qua.

Đình Vạn Thủy Tú được xây dựng năm 1762, là ngôi đình lâu đời nhất của tỉnh Bình Thuận thờ thần Nam Hải (tức cá voi). Tại đây, trong hàng trăm bộ xương cá voi (ngọc cốt Ông) đã được lưu giữ từ suốt mấy trăm năm qua, có một bộ được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á được thờ phụng, bảo quản trang nghiêm 223 năm qua.

Bài văn thuyết minh về dinh vạn thị tú năm 2024
Du khách tham quan, nghe thuyết minh về hàng trăm bộ ngọc cốt của Ông Nam Hải tại tẩm, sau chánh điện. Ảnh: L.Viên

Vạn Thủy Tú là thiết chế văn hóa thuộc tín ngưỡng dân gian, thờ thủy tổ ngư nghiệp, đồng thời cũng chính là thủy tổ chung của các làng chài ở Bình Thuận.

* Bộ cốt Ông lớn nhất Đông Nam Á được phát hiện vào năm 1800

Đình Vạn Thủy Tú ngoài hàng trăm các bộ ngọc cốt quý được lưu giữ hàng trăm năm qua, còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm quý giá.

Ngày nay, du khách dễ dàng tìm đến Vạn Thủy Tú, nằm ngay khu vực nội thị đông đúc ở đường Ngư Ông (P.Đức Thắng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Nhưng theo thuyết minh của ông từ trông coi đình Vạn Thủy Tú thì con đường Ngư Ông - phía trước đình Vạn Thủy Tú - vào thuở mới tạo lập cách đây hơn 2 thế kỷ vốn dĩ là biển, đình cách biển không xa. Cũng như các đình vạn khác, đình Vạn Thủy Tú được xây hướng mặt tiền ra biển để thuận tiện tổ chức lễ cúng rước Ông. Phía trước đình là một khoảnh sân rộng để mai táng Ông và tổ chức các lễ nghi, lễ hội dân gian theo tập tục. Theo thời gian, khu vực đình dần bị thu hẹp và không còn gần bờ biển nữa. Thay vào đó là nhà cửa, phố phường san sát như ngày nay.

Theo lời thuyết minh của ông từ: “Trong chánh điện có khu vực tẩm lưu thờ hàng trăm bộ cốt Ông Nam Hải, có bộ 3m, 5m cho đến 19m… Suốt hàng trăm năm qua, dù cốt lớn hay cốt nhỏ, bà con ngư dân nơi đây cũng đều gọi là Ông Nam Hải”.

Bài văn thuyết minh về dinh vạn thị tú năm 2024
Du khách tham quan đình Vạn Thủy Tú

Ông từ cho biết: “Riêng bộ cốt Ông dài 22m được phát hiện vào năm 1800, tức hơn 200 năm qua. Trước đây, ngư dân địa phương phát hiện Ông ngoài cửa biển, dân làng hợp sức phải mất 3 ngày mới đưa được ông vào đình. An táng Ông 3 năm thì bà con khai quật lấy cốt và thờ nguyên vẹn tại tẩm trong chánh điện. Đến tháng 10-2002, chính quyền mang ra phục dựng lại và đến tháng 5-2003 phục vụ du khách tham quan, nghiên cứu bộ cốt. Bộ cốt Ông có 62 đốt xương sống, xương sườn, mỗi bên 15 cái, xương bả vai mỗi bên 24 đốt. Tuổi thọ của Ông lên đến 80 năm”. Đây cũng là bộ xương cốt cá voi lớn nhất tính đến thời điểm hiện nay ở Đông Nam Á được phục chế và trưng bày.

Vạn Thủy Tú là nơi thờ cúng cá Ông và thực hiện các lễ nghi, lễ hội Đình diễn ra 3 lần trong năm. Các lễ hội gắn với tín ngưỡng ngư nghiệp - vốn là ngày hội chung của các làng chài ven biển Phan Thiết, là dịp để ngư dân thể hiện tấm lòng thành kính đối với thần Nam Hải...

Xét về mốc thời gian, theo các tài liệu, đình Vạn Thủy Tú được tạo lập khá sớm so với các ngôi lăng vạn khác ở Bình Thuận và đây cũng là nơi tôn thờ Thủy Tổ nghề biển của ngư dân Bình Thuận.

* Một thiết chế văn hóa cấp quốc gia

Đình Vạn Thủy Tú đã được Bộ Văn hóa và thông tin (nay là Bộ VH-TTDL) xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1996.

Khuôn viên đình Vạn Thủy Tú gồm: gian nhà thờ bộ cốt thần Nam Hải dài 22m, chính điện, nhà tiền vãng… Trong đó, chính điện thờ Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần; các sắc phong, các bài vị…, phía sau có tẩm thờ lưu giữ ngọc cốt Ông. Tại chính điện đình Vạn Thủy Tú đang lưu giữ, bài trí, thờ phụng nhiều hiện vật quý giá có niên đại cổ xưa gắn với lịch sử hình thành, tồn tại của vạn, như: Đại hồng chung từ thời vua Tự Đức (năm 1872), khám thờ, hương án, hoành phi, câu đối, bao lam, tượng thờ và đặc biệt là 24 sắc phong của 5 đời vua triều Nguyễn, trong đó có bản hơn 150 tuổi.

Bài văn thuyết minh về dinh vạn thị tú năm 2024
Chánh điện của đình Vạn Thủy Tú

Phía sau chính điện là nhà tiền vãng thờ các vị Tiền hiền, Hậu hiền, những người đầu tiên đi khai hoang đặt chân đến vùng đất này khai cơ lập nghiệp, lập làng, lập ấp.

Ngoài ra, đình còn có Võ ca dùng để phục vụ diễn xướng hát tuồng, hát múa bả trạo - một loại hình văn nghệ dân gian phục vụ lễ hội của ngư dân.

Đối diện với các hạng mục chính qua một khoảnh sân rộng về phía trước là cổng chính. Quần thể kiến trúc vạn Thủy Tú trải qua hơn 260 năm tồn tại, các hạng mục của vạn Thủy Tú được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nên đến nay vẫn bảo lưu được kiểu dáng, kết cấu kiến trúc, nguyên vật liệu và nét cổ kính.

Đặc sắc tục thờ cá Ông

Bài văn thuyết minh về dinh vạn thị tú năm 2024
Vạn trưởng Vạn Thủy Tú bên bộ Ngọc cốt thần Nam Hải (xương cá voi xám) dài 22m, còn nguyên vẹn, được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á

Từ lâu, cá voi được ngư dân vùng biển từ Trung bộ đến Nam bộ tôn kính gọi bằng các danh xưng trang trọng như: là Ông, Ngài; xương của Ông gọi là Ngọc cốt, nơi thờ gọi là lăng, dinh, nơi chôn gọi là linh phần, nơi để lưu thờ hài cốt của Ông gọi là tẩm…

Ngư dân mang ơn Ông vì mỗi khi bị bão tố, phong ba trên biển, tương truyền, Ông thường đến bên mạn ghe nương và đưa dần cả người lẫn ghe vào bờ, lướt qua các cơn sóng dữ.

Người dân địa phương vùng biển có tục: khi ông lụy (chết), người nào phát hiện xác Ông đầu tiên được coi là con trai trưởng của Ông, có nhiệm vụ báo với vạn để tẩm liệm, chôn cất. Người này mặc đồ trắng, vấn khăn đỏ, chịu tang trong 3 năm. Sau 3 năm chôn cất Ông thì ngư dân tổ chức cúng bái, hốt xương cốt (còn gọi là ngọc cốt), tẩy rửa bằng rượu và nước lã rồi phơi khô, rồi đưa vào vạn thờ…