Bằng cử nhân thực hành dược là gì năm 2024

Hiện nay nhiều sinh viên băn khoăn việc cấp bằng Cao đẳng Dược theo mẫu mới của Bộ LĐTB&XH là bằng cử nhân thực hành Dược có được cấp chứng chỉ hành nghề hay không?

  • Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ
  • Cách nhớ nhanh tên các vị thuốc và nhóm thuốc Đông Y
  • Học Cao đẳng Dược văn bằng 2 có được mở quầy thuốc không?

Bằng cử nhân thực hành dược là gì năm 2024

Bằng cử nhân thực hành Dược có được cấp chứng chỉ hành nghề?

Về vấn đề này, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin giải đáp thắc mắc cho sinh viên như sau:

Bằng Cao đẳng phải ghi danh hiệu “Cử nhân thực hành”

Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện nay quy định người tốt nghiệp trình độ Cao đẳng được cấp bằng tốt nghiệp Cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành. Cụ thể hóa quy định này của luật, Thông tư 10/2017 /TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã quy định bằng tốt nghiệp Cao đẳng thêm từ “danh hiệu cử nhân thực hành” dành cho những người học các ngành nghề khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, “danh hiệu kỹ sư thực hành” dành cho những người học các ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

Chia sẻ trên báo Thanh niên, TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, “Danh hiệu này vừa để khẳng định, vừa để tôn vinh người tốt nghiệp trình độ Cao đẳng có năng lực thực hành nghề nghiệp ở trình độ kỹ sư hoặc cử nhân. Danh hiệu này không hề làm khó cho người học sau tốt nghiệp mà chỉ làm tăng thêm giá trị cho người học ở trình độ Cao đẳng”.

Bằng cử nhân thực hành Dược có được cấp chứng chỉ hành nghề không?

Theo quy định mới của Luật Giáo dục nghề nghiệp, sinh viên học Cao đẳng Dược sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cao đẳng danh hiệu Cử nhân thực hành Dược, bằng cấp này tương đương với bằng Cao đẳng ngành Dược trước đây.

Với bằng cấp này bạn hoàn toàn đủ điều kiện làm việc tại các công ty nhà nước hoặc tư nhân, hoặc có thể mở quầy thuốc theo quy định của Luật Dược hiện hành. Với bằng cử nhân thực hành Dược bạn hoàn toàn đủ điều kiện để xin cấp chứng chỉ hành nghề dược sau khi đáp ứng đủ thời gian thực hành tại các cơ sở chuyên môn về dược phù hợp theo quy định của Luật Dược hiện hành.

Điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo điều 13 Luật Dược 2016, điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược như sau:

  • Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược,
  • Người xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
  • Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận duợc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các trường đào tạo ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam;

Người xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án;
  • đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Bằng cử nhân thực hành dược là gì năm 2024

Đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “bằng cử nhân thực hành Dược có được cấp chứng chỉ hành nghề không”, nếu bạn còn có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để được tư vấn.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821 Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913

Nguồn: tcdn.gov.edu

1. Sự khác biệt giữa đào tạo đại học và cao đẳng

Giáo dục đại học hay giáo dục bậc cao (tiếng Anh: higher education) là giai đoạn giáo dục thường diễn ra ở các trường đại học, viện đại học và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc đại học và sau đại học.

Theo Phân loại giáo dục quốc tế ISCED 2011 (International Standard Classifiation of education) (1), chương trình đào tạo trình độ đại học ở cấp độ 7 trong bảng Phân loại và các chương trình ở cấp độ này thường chủ yếu là lý thuyết, có tính hàn lâm cao hơn các trình độ dưới đó. Các chương trình này thường được triển khai bởi các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học tương đương.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư (2), “Đại học, học vấn chuyên nghiệp bậc cao gồm học vấn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học và lí thuyết kĩ thuật chuyên ngành, kinh nghiệm và kĩ năng hoạt động nghề nghiệp diện rộng, hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, tổ chức – quản lí công tác chuyên môn, phương pháp và kĩ năng tự học tập, nâng cao nghiệp vụ.”

Theo Luật Giáo dục đại học, mục tiêu của giáo dục đại học là “….Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”. Mục tiêu cụ thể của đào tạo trình độ đại học được xác định nhằm “….để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” (3).

Với mục tiêu đó, người tốt nghiệp trình độ đại học thường được công nhận danh hiệu kỹ sư (tiếng Anh: engineer) hoặc cử nhân ( tiếng Anh: bachelor).

Kỹ sư là một danh hiệu của người được đào tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Người kỹ sư sử dụng óc sáng tạo, công nghệ kỹ thuật và hiểu biết khoa học để giải quyết các vấn đề khoa học. Những người mà làm việc như một kỹ sư thường tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật.

Cử nhân là một danh hiệu dành cho những người đã tốt nghiệp chương trình đại học tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bằng cử nhân được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, kinh tế (cử nhân khoa học, cử nhân kinh tế, cử nhân luật…).

Khác với đào tạo trình độ đại học (bậc 6), trình độ cao đẳng theo ISCED 2011 tương đương ở bậc 5 và được gọi là “Giáo dục sau trung học ngắn hạn” (Short-cycle tertiary education).

Cũng theo ISCED 2011, đào tạo trình độ cao đẳng cung cấp các trải nghiệm học tập dựa trên giáo dục trung học, để giúp người học chuẩn bị gia nhập thị trường lao động cũng như là để học lên trình độ đại học và sau đại học. Đào tạo cao đẳng nhằm giúp các cá nhân tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và năng lực ở mức thấp hơn so với mức độ phức tạp ở bậc đại học nhưng tập trung cao hơn vào năng lực thực hành của người học để đáp ứng mục tiêu tham gia lao động, sản xuất, dịch vụ.

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu chung của đào tạo trình độ cao đẳng là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ cao đẳng; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

Ngoài ra, mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng còn hướng tới để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc (4).

Như vậy, giữa đại học và cao đẳng có sự khác nhau về định hướng và mục tiêu và mức độ năng lực. Có thể hiểu đơn giản, trình độ đại học hướng vào hàn lâm, lý thuyết, thực hành chỉ là những những thực nghiệm chứng minh, còn trình độ cao đẳng hướng vào thực hành, ứng dụng. Tuy nhiên, trình độ cao đẳng cũng có thể đáp ứng để học tiếp lên trình độ cao hơn.

2. Cơ sở khoa học cho danh hiệu kỹ sư thực hành/cử nhân thực hành

Với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng nêu trên, Luật Giáo dục nghề nghiệp (Điều 38) đã quy định, người hoàn thành chương trình trình độ cao đẳng thì được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành. Danh hiệu cử nhân thực hành dành cho những người học ở các lĩnh vực khoa học xã hội; danh hiệu kỹ sư thực hành dành cho người học ở lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

Có thể khẳng định việc quy định danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành không phải là do chủ quan, thiếu căn cứ mà được chuẩn bị và nghiên cứu thấu đáo. Quy định này vừa bảo đảm tính khoa học, vừa có tính thực tiễn, có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm từ nước ngoài.

Thứ nhất về tính khoa học

Theo logic khoa học, nếu đại học là hướng nhiều vào hàn lâm, giải quyết những vấn đề phức tạp về lý thuyết (bài toán lý thuyết), có tính gián tiếp và bằng cấp được gọi là kỹ sư hoặc cử nhân thì cao đẳng hướng vào giải quyết những bài toán ứng dụng, có tính trực tiếp, thực tế và vì thế người học sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng hoàn toàn có thể được công nhận một danh hiệu nào đó tương tự như ở trình độ đại học và sau đại học.

Theo ISCED 2011, bậc cao đẳng là bậc dưới của đại học và đều thuộc giáo dục sau trung học.

Tại Việt Nam, theo Tuyên bố chung tại Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46, họp ngày 25 tháng 8 năm 2014; Hội nghị các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 8, họp ngày 11 tháng 9 năm 2014 tại Myanmar và một số hội nghị có liên quan, Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) bao gồm 8 bậc, cụ thể (5):

– Bậc 1: Chứng chỉ 1;

– Bậc 2: Chứng chỉ 2;

– Bậc 3: Chứng chỉ 3 (sơ cấp);

– Bậc 4: Trung cấp;

– Bậc 5: Cao đẳng;

– Bậc 6: Đại học;

– Bậc 7: Thạc sĩ;

– Bậc 8: Tiến sĩ

Với khung trình độ quốc gia 8 bậc nêu trên, bậc 6 trình độ đại học được công nhận danh hiệu kỹ sư hoặc cử nhân hoặc các danh hiệu tương ứng như kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ v.v…, còn trình độ dưới đó thì chưa có danh hiệu gì mà đáng ra theo logic khoa học thì hoàn toàn có thể được một danh hiệu nghề nghiệp nào đó.

Vì vậy, Luật Giáo dục nghề nghiệp chọn danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành để công nhận cho người tốt nghiệp trình độ cao đẳng vì trình độ này tập trung vào thực hành ứng dụng. Mặt khác danh hiệu này vừa gần với danh hiệu kỹ sư hoặc cử nhân của giáo dục đại học nhưng cũng thể hiện sự khác biệt với giáo dục đại học.

Nói tóm lại, người học trình độ cao đẳng hướng nhiều về năng lực thực hành, ứng dụng. Vì vậy, khác với kỹ sư, cử nhân trình độ đại học, người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có năng lực giải quyết tốt những vấn đề của thực tiễn hơn là giải quyết những vấn đề lý thuyết. Nếu tốt nghiệp trình độ đại học (bậc 6), người học có danh hiệu là kỹ sư hoặc cử nhân thì hoàn toàn có thể được khi gọi người tốt nghiệp trình độ cao đẳng (bậc 5) là kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành.

Thứ hai, về tính thực tiễn

Với tâm lý nặng về bằng cấp, thanh niên sau tốt nghiệp trung học phổ thông đều không muốn đi học nghề, vì học nghề cảm thấy thua thiệt, không có danh hiệu, danh vị trong xã hội. Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhưng hiệu quả chưa cao. Ngay trong quá trình xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp, việc làm thế nào để tạo sự phân luồng học sinh vào học nghề cũng được các chuyên gia bàn thảo nhiều. Các ý kiến đều thống nhất ở chỗ cần tạo sự hấp dẫn cho giáo dục nghề nghiệp để thu hút người học vào học nghề.

Vì vậy, sau khi đã thống nhất các trình độ cao đẳng và cao đẳng nghề, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xác định, việc công nhận một danh hiệu cho người học trình độ cao đẳng là một trong những chính sách thu hút người học đến với giáo dục nghề nghiệp, coi đây là một trong những giải pháp tạo sự phân luồng tự động người học đến với giáo dục nghề nghiệp bên cạnh các giải pháp khác.

Trên thực tế trước đây (thập niên 90 – 2000), cũng vì yếu tố này, văn bằng tốt nghiệp cao đẳng của các trường cao đẳng, đại học đều đã công nhận danh hiệu cử nhân cao đẳng cho người học.

Thứ ba, về tham khảo kinh nghiệm quốc tế

Danh hiệu kỹ sư thực hành đã tồn tại trước đây trong các trường cao đẳng và đại học của Đức (hệ kỹ sư thực hành – tiếng Đức: Ingenieure Pädagogik, Ingenieure Bauer…).

Theo Tiến sĩ Horst Sommer, chuyên gia Đức, Giám đốc chương trình GIZ tại Việt Nam, ngày nay ở Đức (ở Áo cũng tương tự) đào tạo kỹ sư được thực hiện ở các trường Universitaet (Uni.) và Fachhochschulen (FH) cũng như trong các Viện đào tạo nghề. Trong những năm trước đây, đã có sự đào tạo kỹ sư thực hành tại các trường chuyên nghiệp (Fachschulen – FS), điều kiện là lớp 10 cộng thêm 2 đến 3 năm đào tạo nghề. Ngày nay các trường FS đã chuyển thành FHS và không còn tồn tại từ những năm 90.

Trường Fachhochschule (FH) hay Hochschule hiện tại ở Đức có người cho rằng là trường đại học, có người cho rằng là cao đẳng, bởi lẽ hệ thống đào tạo của Đức khá phức tạp và khác với nhiều nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và ngay chính những người đang theo học tại Đức (theo Webiste Hội sinh viên tại Đức) (6) ệ đào tạo này chỉ tương đương với cao đẳng của các nước hệ Anh, Mỹ.

Các trường cao đẳng chuyên ngành (FH) của Đức là kết quả của những cuộc tranh cãi về giáo dục của những năm 60. Trong thời gian đó, nền kinh tế của Đức cần phải đứng vững và cạnh tranh trong cuộc chạy đua với thế giới đã dẫn đến nhu cầu có một đội ngũ các nhân viên có tay nghề thực hành cao, có kiến thức cơ bản vững chắc và thời gian đào tạo ngắn hạn. Chính vì những lý do đó mà các trường cao đẳng chuyên nghành (FH) được thành lập.

Đại đa số các cao đẳng chuyên ngành (FH) được hình thành từ các cơ quan, các trường dạy nghề cao cấp về một chuyên ngành nào đó, như các trường kỹ sư, hoặc các trường chuyên ngành kinh tế. Sự quyết định của các bộ trưởng văn hoá các bang năm 1969 (do mỗi bang riêng biệt của nước Đức có một hệ thống văn hoá giáo dục khác nhau) đã thống nhất việc giáo dục với tất cả các trường cao đẳng – và “bộ luật chung dành cho hệ thống các trường đại học” vào năm 1976 đã nâng các cao đẳng chuyên ngành (FH) lên ngang hàng với các đại học và những cơ quan tổ chức tương đương khác.

Kể từ khi nước Đức được thống nhất, nhờ vào một hệ thống liên bang mới vấn đề này đã có những bước phát triển trên một phương diện mới. Những vùng thuộc DDR cũ (Cộng hòa Dân chủ Đức) cũng bắt đầu xây dựng các trường cao đẳng kỹ sư (Ingenieurhochschulen) theo hướng giáo dục chung với các cao đẳng chuyên ngành của liên bang Tây Đức. Bên cạnh đó cũng giống như trong chế độ liên bang cũ, các trường cao đẳng chuyên ngành (FH) cũng được xây dựng từ các trường kỹ sư và các trường trung học chuyên nghiệp khác.

Ngày nay tại Đức, ngày càng nhiều học viên quyết định theo đuổi việc học tại các trường cao đẳng chuyên ngành (FH), vì lý do trước hết đó là thời gian học ngắn hơn và gắn liền với thực hành nhiều hơn là lý thuyết chay tại các đại học (Uni).

Hiện nay, văn bằng của các trường cao đẳng chuyên ngành (FH) cũng giống như giống văn bằng các trường đại học (Uni.) nhưng trong văn bằng của các trường cao đẳng chuyên ngành (FH) đều phải ghi thêm loại hình trường để phân biệt. Ví dụ: Bằng của Trường Uni. ghi là Bằng Kỹ sư (Diplom Ingernieur) nhưng trường FH ghi là Bằng Kỹ sư FH (Diplom Ingernieur – FH). Với định hướng thiên về thực hành, nên bằng Kỹ sư của các trường FH tại nước Đức ngày nay có thể coi như là bằng kỹ sư chuyên sâu về thực hành, ứng dụng.

Như vậy, có thể khẳng định, việc quy định danh hiệu kỹ sư thực hành, cử nhân thực hành cho người tốt nghiệp trình độ cao đẳng vừa có tính thực tiễn, vừa có tính khoa học và có sự tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Việc quy định danh hiệu này còn là mục tiêu hướng tới của đào tạo ở trình độ cao đẳng, người học không chỉ có lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp mà còn có trình độ tay nghề cao, điều này vừa tạo sức hấp dẫn đối với người học, vừa nâng cao hình ảnh của đào tạo trình độ cao đẳng ở Việt Nam./.

Tài liệu tham khảo

1. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13.

2. Quốc hội (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13.

3. Từ điển Bách khoa toàn thư, Viện Từ điển học Bách khoa thư Việt Nam,http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists.