Mẫu sổ sách kế toán theo thông tư 200 năm 2024

Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200 gồm các biểu mẫu khác nhau như mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh BCTC… Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết hơn về biểu mẫu báo cáo tài chính chuẩn nhất, được quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC.

Mẫu sổ sách kế toán theo thông tư 200 năm 2024

1. Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Căn cứ theo điều 100, thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200 bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

  • Báo cáo tài chính năm gồm:

Mẫu sổ sách kế toán theo thông tư 200 năm 2024

  • Báo cáo tài chính giữa niên độ:
  1. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

Mẫu sổ sách kế toán theo thông tư 200 năm 2024

  1. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
    \>> Xem Thêm: Kỳ lập và thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 chính xác nhất

2. Thông tin trình bày trong mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200

Căn cứ theo điều 101, thông tư 200/2014/TT-BTC quy định 5 yêu cầu đối với thông tin trình bày trong báo cáo tài chính như sau:

  • Thông tin trên BCTC phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tính đầy đủ, khách quan, không sai sót, cụ thể:

+ Thông tin đầy đủ: Bao gồm các thông tin cần thiết giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Trong một số trường hợp cần mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.

+ Trình bày khách quan: Không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính, đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.

+ Không sai sót: Không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng.

  • Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
  • Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Tính trọng yếu của thông tin được dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
  • Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
  • Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.

Để doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính đúng hạn và không phải nộp tiền phạt chậm nộp thì sự hỗ trợ từ các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS được xem là sự lựa chọn tối ưu. Phần mềm giúp kế toán doanh nghiệp hoàn thiện báo cáo tài chính chuẩn xác, đúng hạn; hỗ trợ doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phải nộp tiền phạt do chậm nộp báo cáo, cụ thể:

  • Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.

Trong phần link download, có mẫu bìa sổ sách kế toán theo Thông tư 133, Thông tư 200, thông tin chung của doanh nghiệp, mẫu bìa sổ sách kế toán file Excel, mẫu sổ sách kế toán, mẫu bìa sổ nhật ký chung, mẫu bìa sổ kế toán chi tiết... Tùy vào từng loại sổ mà các bạn dùng mẫu bìa khác nhau sao cho phù hợp để tải về và chỉnh sửa mẫu bìa sao cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp, công ty của mình.

Mẫu bìa sổ sách chứng từ thu chi

Theo quy định, bìa sổ chứng từ thu chi cần có các thông tin sau:

- Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế.

- Tên sổ "Chứng từ thu - Chi" và viết ngày lập sổ cũng như đóng sổ.

- Hồ sơ trong loại sổ này.

Để có thể trình bày mẫu bìa sổ chứng từ thu chi đẹp mắt và tiết kiệm thời gian, bạn có thể tải mẫu bìa về máy và chỉnh sửa theo ý mình thay vì tự tay thiết kế.

.png)

Mẫu bìa sổ sách kế toán

Tương tự như mẫu bìa sổ chứng từ thu chi, mẫu bìa sổ kế toán cũng có các thông tin như tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, hồ sơ gồm. Tuy nhiên, mẫu bìa này còn có thêm nội dung quyển số và tháng lập cùng với tên "Sổ sách kế toán".

.png)

Mẫu bìa sổ cái

Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp được bộ phận kế toán sử dụng để ghi chép lại mọi quá trình mà doanh nghiệp giao dịch với bên ngoài. Chẳng hạn như mua bán, khoản thu, khoản thu.... Tất cả cần được ghi chép lại cẩn thận, rõ ràng nhằm so sánh đối chiếu với số liệu thống kê xem có sự sai sót, chênh lệch xảy ra hay không. Từ đó, có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như tài sản hiện có của doanh nghiệp. Sổ này sẽ được đóng, khóa lại vào cuối kỳ.

.png)

Mẫu bìa sổ nhật ký chung

Sổ nhật ký chung là một trong các sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong công ty, doanh nghiệp. Các vụ việc này phải đảm bảo được ghi chép rõ ràng, trung thực, thường xuyên theo trình tự thời gian.

Trên mẫu bìa sổ nhật ký chung phải phản ánh đầy đủ thông tin công ty chủ quản của phòng kế toán (tên, địa chỉ, mã số thuế); thời gian mở sổ và khóa sổ. Nội dung sổ nhật ký chung phản ánh chân thực nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, gồm: thời gian ghi sổ, số hiệu và thời gian của chứng từ kế toán, nội dung tóm tắt nghiệp vụ, số tiền phát sinh...

Sổ nhật ký chung có thể mở định kỳ một tháng/lần hoặc cả năm/lần tùy theo quy mô của doanh nghiệp.

.png)

Mẫu bìa số sách báo cáo tài chính

.png)

Mức xử phạt nếu không in bìa số sách kế toán

Theo quy định tại điều 9 của Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thì nếu công ty không in sổ sách kế toán thì có thể bị phạt theo mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, công ty vẫn cần phải lưu giữ điện tử trên hệ thống để phục vụ cho việc quản lý và hạch toán cho thời gian sau.

Cách làm bìa sổ sách kế toán đẹp

Chưa hẳn những người chuyên làm bìa kế toán đã đúc kết ra những mẹo cực kì hay ho dưới đây giúp cho mẫu bìa sổ kế toán vừa đẹp lại vừa bền.

Nên chọn loại bìa cùng màu (tránh nhiều màu).

Nên chọn bìa ngoại độ dầy vừa phải, dễ in, bóng và đẹp.

Nên có thêm bìa bóng kính. Giúp tránh bụi, bay màu của bìa giấy, bảo quản được lâu hơn, làm bộ chứng từ sổ sách đẹp hơn .

Có 2 loại bìa đóng ngang và bìa đóng dọc.

Những lưu ý khi làm bìa sổ sách kế toán theo Thông tư 133, 200

Dù dùng mẫu bìa có sẵn hoặc tự tay thiết kế, bạn cần chú ý những điều sau:

Thông tin đầy đủ: Tên đơn vị chủ quan, Tên công ty, Tên quyển sổ, địa danh, nơi phát hành, mã số thuế.

Làm mẫu bìa đơn giản.

Font, cỡ chữ và khung bìa có tính nhất quán, khoa học với nhau trên mọi loại sổ sách.

Khi làm bìa, bạn cần chọn bìa có cùng màu, dễ in, độ dày vừa phải, tốt nhất là có thêm bìa bóng kính để đảm bảo sổ sách luôn sạch sẽ, trở nên đẹp hơn, tránh tình trạng bị rách.

Theo Thông tư 200 có bao nhiêu hình thức ghi sổ kế toán?

Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động căn cứ theo quy định tại thông tư 200 và thông tư 133 để lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán. Theo thông tư 200 có 5 hình thức còn theo thông tư 133 có 4 hình thức ghi sổ kế toán.

Có bao nhiêu hình thức sổ kế toán theo quy định hiện hành?

- Hình thức ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ; - Hình thức ghi sổ trên máy vi tính. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.

Trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau và hệ thống các sổ kế toán được gọi là gì?

Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.

Sổ chi tiết các tài khoản là gì?

Sổ chi tiết các tài khoản là một công cụ quan trọng trong việc ghi chép và theo dõi các giao dịch kinh tế và tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Sổ chi tiết các tài khoản cung cấp thông tin chi tiết về các nguồn vốn, tài sản, doanh thu và chi phí trong hoạt động kinh doanh.