Bánh đúc lạc để được bảo lâu

Bánh đúc lạc vốn là món truyền thống, chấm cùng tương Bần và ăn kèm đậu phụ rán thật giòn. Là một món dân dã, làm cũng dễ, nhưng đòi hỏi nhiều thứ cũng “dân dã” làm mỗi khi thèm lại phải chờ đến khi hội đủ mọi điều kiện.

Lạc quê phải thật ngon

Một ít nước vôi trong

Bột gạo không cần loại phải ngon lắm, miễn là mới xay và không hôi mùi gạo để lâu

Và thứ quan trọng nhất, không chấp nhận dung nạp một chút hàn the, thì đừng nghĩ đến việc ăn bánh đúc lạc. Phải có hàn the. [*]

Tiếp theo nữa, cũng không kém phần quan trọng, là phải tìm được người có cánh tay thật dẻo dai, thật khoẻ. [**]

Công thức:

Nguyên liệu:

  • 500g bột gạo
  • 40g vôi khô [nguyên cục hoặc dạng bột]
  • 1000ml nước [1L hoặc 1kg nước]
  • 5g muối
  • 50ml dầu ăn hoặc mỡ nước
  • 5g hàn the
  • 100g lạc sống

Cách làm:

  1. Ngâm lạc vài giờ cho mềm, rửa sạch, luộc chín mềm với một chút muối. Xả qua nước sạch, để ráo nước. Lạc có thể để nguyên vỏ, có thể bóc vỏ. Cá nhân mình thích để vỏ, vì trong vỏ có ngấm một chút muối, ăn thấy đậm đà hơn.
  2. [Dùng số nước trong lượng 1000ml nước] Lấy khoảng 200ml nước, hoà tan vôi, để lắng. Gạn lấy nước trong, bỏ phần cặn đục.
  3. Hoà tan toàn bộ nước với bột gạo, muối, dầu ăn [hoặc mỡ nước].
  4. Dùng nồi chống dính, khuấy bột trên bếp, lửa vừa. Sau khi sôi, bột sẽ trở nên rất đặc và nặng tay.

5. Tiếp tục khuấy trên bếp, khoảng 30-40 phút liên tục. Hỗn hợp bột sẽ dần trở nên loãng hơn và ngả màu nâu rất nhạt. Cho lạc vào khuấy tiếp vài phút.

6. Rắc hàn the lên mặt bột, khuấy mạnh tay, nhanh thêm vài phút nữa.

7. Đổ ra đĩa đã có phết một lớp dầu, hoặc đổ lên khay lót lá chuối/lá dong.

7. Bánh đúc nguội sẽ se mặt, đông lại, có thể cắt miếng hoặc nếu đổ từng miếng nhỏ thì sẽ róc ra khỏi đĩa/lá.

8. Dùng nguội kèm tương, là một món ăn dặm trong những ngày ăn chay. Nếu muốn làm thành món mặn thì làm bánh đúc không cho lạc, để nguội thái sợi nhỏ và chan nước riêu cua, sẽ có món riêu bánh đúc thật ngon.

Giải mã

[*] Bánh đúc không có hàn the, thì chẳng khác gì cháo đặc.

[**] Ai không có cánh tay dẻo dai, thì sau một nồi bánh đúc nhỏ xíu, ăn chả biết được mấy miếng, mà cánh tay sẽ mỏi/đau/nhức suốt cả mấy ngày. Không tin hãy thử cứ ngồi ngoáy nồi bột đặc trong suốt một tiếng đồng hồ không ngừng  😉 Nhà mình cả mấy tháng/nửa năm mới quấy bánh đúc một lần vì lý do này.

Bánh đúc lạc là món ăn dân dã đã có từ rất lâu đời được làm từ những nguyên liệuchủ yếu là bột gạo và lạc, thành phần đơn giản nhưng thành phẩm lại thơm ngon nên bánh đúc lạc trở thành món ăn có thể hấp dẫn khẩu vị của nhiều người. Cùng học ngay cách làm bánh đúc lạc truyền thống trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh đúc lạc

  1. Bột gạo tẻ ngon: 500g.
  2. Nước vôi trong: 1,8 – 2l. Bạn nên chọn loại vôi củ đã được tôi ít nhất một năm để nước vôi khi gạn được trong nhất và không có vị chát, như vậy thành phẩm bánh đúc sẽ thơm ngon hơn
  3. Lạc nhân: 200g.
  4. Dầu ăn, muối bột canh, đường trắng.
  5. Tương bần [Bạn có thể mua tại các cửa hàng tạp hóa].

Bước 1: Bạn nên mua lạc đã bóc vỏ sẵn để công đoạn chuẩn bị đỡ tốn thời gian hơn. Lấy lạc nhân rửa qua với nước lạnh để loại bỏ cặn bẩn, sau đó ngâm vào nước sạch khoảng 6 tiếng cho nở, rồi đem luộc lạc cho chín mềm, khi lạc chín bạn vớt ra rổ thưa để ráo nước.

Bước 2: Lấy một âu khô sạch, hoà tan lấy 2 lit nước vôi trong rồi cho 500g bột gạo tẻ vào nước vôi trong rồi khuấy đều cho bột tan hòa quyện lại với nước. Tiếp đó cho thêm 1/2 thìa cà phê muối bột canh vào và tiếp tục khuấy cho tan muối. Sau đó cho hỗn hợp nước vôi, bột vào tủ lạnh ngâm khoảng 2 tiếng cho bột nở rồi bỏ ra ngoài. Càng nhiều bột năng, bánh sẽ càng dai, mềm và dẻo hơn, nhiều bột gạo, bánh sẽ cứng giòn hơn. Bên cạnh đó, lượng nước cũng quyết định độ mềm của bánh. Càng nhiều nước bánh sẽ càng mềm hơn. Tuỳ theo khẩu vị mà bạn có thể điều chỉnh lượng bột năng, bột gạo và nước trong công thức, cụ thể:

  • Nếu muốn bánh giòn hơn có thể tăng lượng bột gạo [giữ nguyên lượng nước hoặc tăng một chút].
  • Nếu muốn bánh dẻo, dai, mềm hơn có thể tăng lượng bột năng [và tăng nước].
  • Nếu muốn bánh cứng hơn có thể giảm bớt nước.

Lưu ý: Việc ngâm bột và thay nước sẽ giúp bột nở mềm hơn, và loại bớt mùi bột khô. Nếu dùng bột xay từ gạo thì có thể bỏ qua bước này. Nhưng cần lưu ý lượng nước để không bị quá nhiều nước.

Bước 3. Bắc nồi bột lên bếp, để lửa ở mức vừa để nấu bột, bạn dùng đũa hoặc muôi gỗ khuấy đều liên tục trong quá trình nấu để hỗn hợp không bị vón cục và bén đáy nồi. Sau khoảng 2~3 phút, khi hỗn hợp bắt đầu sệt và đặc dần lại, hạ lửa xuống mức thấp hơn. Khi bột bắt đầu thấy sền sệt thì vặn lửa nhỏ lại và cho 3 thìa dầu ăn vào trộn đều. Đậy vung lại và đun khoảng 15 phút thì mở vung ra dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun như vậy đến khi nào bột gạo quánh lại lại được.

Lưu ý: Bạn nên khuấy đều tay theo một chiều, như vậy bột sẽ tan đều và cách làm bánh đúc nhân lạc dân dã, dẻo thơm và mềm mịn hơn. Bột càng đặc lại, càng phải nhỏ lửa. Khi quấy bánh tốt nhất nên sử dụng phới lồng để hỗn hợp được mịn hơn

Bước 4: Khi hỗn hợp bột bắt đầu sánh lại, bạn cho lạc đã luộc chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi vặn lửa to vừa, đun thêm 7 phút nữa là được, tắt bếp. Tiếp theo, các bạn mở nắp nồi và vặn lửa to hơn 1 chút, vừa đun các bạn vừa khuấy đều và đun thêm khoảng 5-10 phút nữa là được. Cuối cùng bạn đổ bánh đúc lạc vào khuôn. Hoặc nếu bạn không có khuôn làm bánh thì có thể cho ra các đĩa sâu lòng rồi đợi bánh nguội cắt thành những miếng vừa ăn.

Bước 5. Chuẩn bị nước mắm chua ngọt 

Pha nước cốt chanh với đường và nước theo tỉ lệ 1: 1: 1. Điều chỉnh lại theo khẩu vị của bạn, chúng ta cần có một bát nước chanh chua ngọt vừa phải. Từ từ thêm nước mắm tới khi nước chấm có độ mặn như bạn mong muốn. Có thể phi hành khô nếu thích. Hoặc bạn có thể ăn nước chấm theo kiểu của người miền Bắc: ạn cho 1/2 bát con tương bần + 1 thìa đường trắng và khuấy đều lên là dùng được.

Thành phẩm:

TRình bày món ăn ra đĩa, rắc thêm hành phi khô lên trên. Bánh đúc có thể quấy nhiều một lúc rồi cất trong hộp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần cho ra đĩa, đậy kín cho vào lò vi sóng quay nóng lên là bạn sẽ có ngay món bánh đúc hấp dẫn nóng hổi.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách làm bánh đúc lạc này rồi, giờ hãy cùng gia đình thưởng thức thôi nào. Đây là một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng nhưng cách làm lại rất đơn giản và nguyên liệu cũng rất dễ tìm, món ăn này mà để dùng làm bữa ăn sáng thì còn gì bằng. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Video liên quan

Chủ Đề