Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm năm 2024

Theo quy định hiện hành, đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập báo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

Nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày báo cáo quyết toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ phận kế toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp là phải thực hiện lập và trình bày báo cáo quyết toán hàng năm để nộp theo đúng quy định. Theo Luật Kế toán 2015 của Quốc hội, Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) phải lập báo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do NSNN cấp.

Trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếu có quy định phải quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan có thẩm quyền thì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này.

Báo cáo quyết toán NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục NSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

Thông tin trên Báo cáo quyết toán NSNN phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.

Như vậy, Báo cáo quyết toán NSNN là tài liệu tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN trong đơn vị hành chính, sự nghiệp. Báo cáo quyết toán NSNN cung cấp thông tin quan trọng phục vụ việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. Đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, kiểm tra, điều hành hoạt động sử dụng ngân sách của đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Trong khi đó, báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồn NSNN) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.

Về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo quyết toán, việc lập báo cáo quyết toán phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, việc lập báo cáo quyết toán phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh phí của đơn vị hành chính, sự nghiệp. Báo cáo quyết toán phải được lập đúng nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo (Bảng 2).

Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo quyết toán NSNN phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền giao và mục lục NSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp báo cáo quyết toán ngân sách được lập có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo quyết toán năm.

Nội dung, thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm

Đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh thu - chi nguồn khác không thuộc NSNN theo quy định phải quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác thì đơn vị phải lập và nộp báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác theo quy định tại Thông tư này. Đơn vị hành chính, sự nghiệp là đơn vị cấp trên phải tổng hợp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị cấp dưới trực thuộc theo quy định hiện hành.

Quyết toán báo cáo tài chính là gì?

Quyết toán báo cáo tài chính là việc chốt sổ kế toán và lập báo cáo tài chính với mục đích cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, lợi nhuận và tiền đầu tư, phát hiện ra những sai sót, phù hợp trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là công việc giúp đối tác, khách hàng biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.

2. Quy trình thực hiện quyết toán báo cáo tài chính

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Sắp xếp và quản lý hệ thống chứng từ kế toán theo trình tự thời gian. Chứng từ cần được lưu trữ theo tháng, quý để tiện cho việc kiểm soát.

Bước 2: Hạch toán chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trên cơ sở các chứng từ đã được sắp xếp, phân loại, kế toán sẽ tiến hành mở sổ và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, báo có, báo nợ… Để có thể tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán thuế, kế toán cần hoàn thiện dần các chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp trong quá trình hạch toán.

Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng

Hàng tháng, căn cứ vào các bút toán trước đó, kế toán tiến hành các bút toán phân bổ, như:

  • Phân bổ chi phí trả trước
  • Tính khấu hao tài sản cố định
  • Phân bổ công cụ dụng cụ

Bước 4: Soát xét tổng hợp theo từng nhóm tài sản

Sau khi hạch toán, ghi sổ và hoàn thiện hồ sơ chứng từ, kế toán sẽ tiến hành soát xét lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Để việc soát xét được diễn ra chính xác, phương pháp thường xuyên được áp dụng đó là phân nhóm tài sản. Phương pháp này giúp cho việc các tài khoản được soát xét kỹ càng và dễ phát hiện sai lệch nhất.

Các công việc soát xét bao gồm:

  • Soát xét hàng tồn kho: Kiểm tra hàng tồn kho có bị âm không? Nếu có, tìm hiểu lý do bị âm, tìm nguyên nhân và phương pháp để chỉnh sửa, điều chỉnh kho bị âm. Chạy giá vốn theo phương pháp tính giá hàng tồn kho đã đăng ký áp dụng.
  • Soát xét công nợ phải thu, phải trả: Trước hết đối với tài khoản công nợ phải thu, phải trả, cần phải đối chiếu với khách hàng bằng biên bản đối chiếu công nợ cuối năm. Sau đó, tiến hành kiểm tra các phát sinh bên có, bên nợ để phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và những rủi ro về thuế có thể gặp phải.
  • Soát xét các khoản đầu tư: Kiểm tra hồ sơ đầu tư, phân tích bản chất và phương pháp hạch toán xem đã chính xác chưa, cần đối chứng để chắc chắn việc ghi nhận đầu tư đã chính xác. Tài liệu để đối chiếu là các biên bản họp, các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư cung cấp.
  • Soát xét các khoản chi phí trả trước: Kiểm tra giá trị và thời gian phân bổ, yêu cầu theo dõi từng khoản và phản ánh theo nguyên tắc phù hợp.
  • Soát xét TSCĐ: Tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo quy định tại TT45/2013/TT-BTC, Thông tư 28/2017/TT-BTC. Đặc biệt lưu lý trường hợp nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT và chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
  • Soát xét doanh thu và giá vốn: Kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá trị thị trường chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động. Kiểm tra giá vốn từng mã hàng, từng hợp đồng đã được phản ánh chính sách chưa.
  • Soát xét chi phí quản lý: Kiểm tra hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu đã nằm trong mức chấp nhận được và hợp lý hay chưa, các tài khoản đã được phản ánh chính xác chưa, việc ghi nhận doanh thu, chi phí đã phù hợp các nguyên tắc kế toán hay chưa?
  • Cuối cùng kiểm tra các bút toán điều chỉnh sai sót, bút toán điều chỉnh đầu năm, bút toán điều chỉnh khi thay đổi chế độ kế toán.

Bước 5: Thực hiện các bút toán tổng hợp và kết chuyển

Sau khi soát xét toàn bộ các nghiệp vụ chi tiết và các bước theo bước 4 hoàn tất, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ, đảm bảo toàn bộ các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

  • Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành
  • Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN

Sau khi lập xong BCTC và quyết toán cần xuất ra excel để lưu tại máy. File nộp cho cơ quan thuế là file XML theo quy trình nộp báo cáo mới nhất được áp dụng.