Bao lâu thì hết say rượu

Nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu, người uống có thể tiếp tục tham gia giao thông mà không bị phạt, cùng Bác Sĩ Lee phân tích và tìm ra rời gian tốt nhất nhất nhé.

Giải Đáp Uống Rượu Bia Bao Lâu Thì Có Thể Lái Xe Được

Nồng độ cồn trong máu còn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng rượu, loại rượu đã uống, sức khỏe của  từng người, nồng độ rượu.

Theo đó, người uống càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu càng cao, cơ thể hấp thu nhanh nhất là rượu 20 độ.

Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu còn phụ thuộc vào thời gian uống, nếu cơ thể càng đói thì hấp thu rượu càng nhanh, ngược lại khi có thức ăn, quá trình hấp thu chậm hơn.

Thông thường, với người khỏe mạnh có cơ chế chuyển hóa bình thường, cần 1 tiếng đồng hồ để gan dung nạp và chuyển háo hết 1 đơn vị cồn tương đương 2/3 lon bia 330ml nồng độ 5% hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%. Sau đó, cơ thể cần thêm 1-2 tiếng nữa để chuyển hóa hoàn toàn 1 đơn vị cồn.

Do vậy, nếu một người khỏe mạnh uống 1 lon bia 330ml hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40% thì cơ thể cần trung bình 2-3 tiếng để chuyển hóa hoàn toàn nồng độ cồn và mới có thể lái xe.

Nhưng còn tùy vào mức độ cơ thể mà cơ chế chuyển hóa khác nhau, và mức độ tửu lượng mỗi người khác, cũng như số lượng rượu bia mỗi người uống là khác nhau.

Nhưng theo đánh gia chung của báo cáo của các chuyên gia bác sĩ, tính nồng đồ cồn lưu lại trong cơ thể như sau, các cột mốc thời gian nồng độ cồn trên cơ thể được tính trung bình.

  • Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.
  • Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.
  • Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

vậy là trung bình nồng độ cồn lưu trong khí thở là 24h và có thể lâu hơn chút xíu, nên tốt hơn nhất sau khi uống rượu bia các bạn nên nghỉ ngơi 1 ngày sau để khỏi dính rủi ro phạt do uống rượu bia.

Nhưng dù sao bạn cũng phải chủ động hạn chế rượu bia, uống vừa phải. Dù bạn không bị phạt, nhưng uống rượu bia nhiều gây hại chó sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng mà bạn không để tới. Bia rượu rễ gây tử vong ngay cả khi bạn chỉ trúng gió đột ngột.

Cách Giảm Nồng Độ Cồn Trong Máu Nhanh Nhất

Sau mỗi ly bia, ly rượu vào buổi tối sáng hôm sau chúng ta đi làm vẫn có khả năng bị bắt lỗi vi phạm hơi thở có nồng độ cồn.

Nhưng thời gian lâu như vậy thì ảnh hưởng tới công việc cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vậy nên hôm nay Bác Sĩ Lee sẽ giúp bạn một số cách giúp giảm nồng độ cồn trong máu nhanh hơn như sau.

Báo chí và chuyên gia y tế đưa ra rất nhiều lời khuyên, nhưng tuyệt nhiên không có lời khuyên nồng độ cồn lưu lại bao lâu trong máu, hơi thở phụ thuộc vào lượng rượu uống, đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân.

Bí quyết ở đây cứ sau mỗi lon bia [330ml] hay 25 ml rượu, sáng hôm sau thức giấc chúng ta ra giầy chạy bộ 2 km, tửu lượng càng cao thì số kilometer các bạn cứ tính theo cấp số nhân.

Khi hoàn thành quãng đường chạy, cơ thể của chúng ta sẽ tươi nồng trở lại để bắt đầu một ngày làm việc mới hiệu quả hơn, và nồng độ cồn sẽ được chuyển hóa nhanh hơn.

Và mỗi người nên trang bị một máy kiểm tra nồng độ cồn để tes trước khi lái xe là hay nhất, nhất là bác nào hay nhậu mà chạy xe thường xuyên.

Một Số Thực Phẩm Giải Rượu Nhanh

Cà chua: Đây là loại quả có tác dụng tốt trong việc giải rượu vì trong cà chua có nhiều nguyên tố như cali, canxi, natri.

Chỉ cần uống một cốc nước ép cà chua chín, bỏ một chút muối để giảm độ chua hoặc có thể cho ít đường sẽ giúp cơ thể cân bằng lại những nguyên tố đã mất trong quá trình say và bị nôn.

Nếu bạn uống khoảng 300 ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn, cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất.

Đầu tiên bạn hãy chọn 2 quả cà chua chín, còn tươi nguyên, sau đó chần cà chua với khoảng 250 ml nước nóng khoảng 1 phút.

Bóp bỏ hết ruột và lấy lại phần cùi sau đó vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cho người say uống.

Chè xanh: Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, và có hiện tượng ức chế hô hấp. Vì thế, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy uống một cốc chè xanh nóng, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn.

Bột sắn dây: Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

Nước dừa: Nước dừa chứa chất điện phân giúp các quý ông giải rượu rất tốt. Do đó, bạn nên cho người say rượu uống ngay 1 cốc nước dừa sẽ giúp họ tỉnh táo trở lại.

Vào sáng sớm hôm sau cũng nên uống 1 cốc nước dừa để xua tan mệt mỏi và tỉnh táo trở lại. Đây cũng là một trong những thứ nước giải khát tuyệt vời, giúp làm dịu cơn khát, đồng thời cung cấp các chất điện giải cho cơ thể.

Canh đậu xanh: Đối với người say, mệt lử, không ăn được hoặc ăn vào bị nôn thì nên nấu canh đậu xanh cho họ uống sẽ nhanh chóng hồi phục thể trạng.

Ăn Hoa Quả Có Nồng Độ Cồn Sau Bao Lâu Thì Có Thể Lái Xe

cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 – 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường

Đó là ý kiến của Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, chia sẻ sáng 4.1. Theo bà Trang, câu trả lời đầu tiên là: “Cần cân nhắc. Nếu sẽ lái xe thì không nên uống rượu bia, hoặc đã uống thì không lái xe vì không có ngưỡng an toàn khi uống rượu bia .

Uống 3 chai bia bị CSGT xử phạt, giam xe ngay ngày đầu năm 2020

Bà Trang dẫn nguồn các chuyên gia y tế, cho hay: “Việc dung nạp, chuyển hoá và đào thải chất cồn trong rượu, bia của cơ thể không có mức chung cụ thể và tuyệt đối cho mọi người mà phụ thuộc số lượng rượu bia uống ít hay nhiều, trọng lượng cơ thể và các đặc điểm sinh học, chức năng gan, tình trạng sức khoẻ, uống lúc no hay đói, tần suất, cách uống [cấp tập hay nhâm nhi]...

Là người tham gia Ban soạn thảo luật Phòng chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ 1.1 vừa qua, bà Trang cho biết, thông thường, sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn [1 đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên chất], tương đương 220 ml bia [2/3 chai - nồng độ cồn 5%]; tương đương 100 ml rượu vang [nồng độ cồn 13,5%]; tương đương 30 ml rượu mạnh [nồng độ cồn 40%].

“Tuy nhiên, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Ngược lại, đối với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn sẽ lâu hơn”, bà Trang lưu ý.

Còn nếu uống nhiều, uống cấp tập, thậm chí cả két bia, cả chai rượu thì không thể xác định được chính xác nồng độ cồn, nếu không xét nghiệm máu. Khi đó lượng rượu bia gan không dung nạp và chuyển hoá được sẽ trở thành chất độc đi vào máu và cơ thể.

CSGT đo nồng độ cồn tài xế trên xa lộ Hà Nội [TP.Hồ Chí Minh]

Ảnh Ngọc Dương

Bà Trang nhấn mạnh: “Tốt nhất là không nên uống hoặc hạn chế uống rượu, bia. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không uống quá một đơn vị cồn một ngày và không quá 5 ngày/tuần. Bởi vì không ai trả lời được chính xác sau khi uống bao lâu có thể lái xe. Các công thức tính nồng độ cồn trong máu chỉ có giá trị tham khảo để một người có thể quyết định uống hay không, tự điều chỉnh lượng bia rượu khi uống, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, đặc biệt là cân nhắc khi điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống.

Cồn xuất hiện sau ăn trái cây?

Trước nhiều thắc mắc về việc ăn, uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có rượu bia; thuốc có dung môi là cồn... sẽ có nồng độ cồn trong máu và có thể bị phạt, bà Trang chi sẻ: “Đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ô tô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có trong luật Giao thông đường bộ 2009, đến nay vẫn thực hiện bình thường, chưa có phản ánh nào về việc bị phạt do ăn, uống các loại thực phẩm như trên".

Bà Trang dẫn nguồn từ các chuyên gia y tế: trong thực tế, hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm vừa kể rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh. Thông thường sau khi ăn, mọi người chỉ cần uống nước lọc, súc miệng và sau khoảng 15 - 30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn.

Ngoài ra, không phải cứ ăn xong ra đường là cảnh sát chặn lại thổi phạt. "Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi một người có dấu hiệu vi phạm như: mặt đỏ gay, đi loạng choáng, phóng nhanh, vượt ẩu; khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia thôi. Việc ăn hoa quả, thực phẩm cũng không toả ra hơi cồn như sử dụng rượu bia. Ngoài ra, mọi người còn có quyền giải trình, khiếu nại theo luật Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, mọi người không nên lo ngại", bà Trang nói.

“Một số thông tin cho rằng ăn 3 quả vải sẽ có độ cồn 0,22 mg/lít khí thở là cần xem lại. Theo công thức này, 3 quả vải sẽ tạo ra lượng cồn bằng gần 2 chai bia, là chưa chuẩn xác", bà Trang lưu ý.

"Mọi người không nên chỉ tập trung vào việc làm sao để uống và không bị xử phạt mà quên hoặc làm nhẹ đi mục tiêu tốt đẹp của luật là cảnh báo tác hại của rượu bia và hạn chế sử dụng rượu bia, để giảm bệnh tật, tử vong và hệ luỵ khác về kinh tế, xã hội do rượu, bia gây ra. Hãy nâng cao ý thức của mọi người để sử dụng rượu bia một cách văn minh, ít nguy cơ nhất', bà Trang nhấn mạnh. 

Tham khảo cách tính nồng độ cồn bằng công thức:

Nồng độ cồn trong máu: C = 1,056*A:[10W*R]. Trong đó A là số đơn vị cồn uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính [r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ]. Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210. Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015

Ví dụ: một nam giới nặng 65 kg uống 440 ml bia 5% cồn, tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:[10*65*0,7]= 0,04641, tương đương 46,41 mg/100 ml máu. Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210= 46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015 = 0,04641:0,015=3 giờ.

Nguồn: Bộ Y tế

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề