Tại sao răng sâu lại hôi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Triệu chứng hôi miệng nặng có rất nhiều nguyên nhân, thông thường nhất là tại răng - nướu - lưỡi tại chỗ, rồi đến nguyên nhân tai mũi họng, một số bệnh lý đường tiêu hóa và đường hô hấp cũng biểu hiện bằng hôi miệng [hơi thở hôi].

Bệnh hôi miệng là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Đây là chứng bệnh phổ biến thứ 3 trong số các bệnh lý về nha khoa, chỉ sau sâu răng và bệnh viêm nha chu, khoảng 25% dân số mắc phải chứng hôi miệng với những mức độ khác nhau.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng nặng dù đã vệ sinh thường xuyên, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1.1 Bệnh lý về răng miệng

Chứng hôi miệng thường là do sự phân hủy protein của các vi sinh vật trong miệng, sản sinh ra các chất như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide có mùi khó chịu, nguyên nhân hôi miệng do:

  • Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hủy, sẽ tạo ra mùi hôi.
  • Viêm nha chu: Là tình trạng vùng lợi xung quanh răng bị viêm, sưng, tấy đỏ do vi khuẩn. Tình trạng này kéo dài không được điều trị sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng, gây ra chứng hôi miệng.
  • Sâu răng: Có lỗ hổng ở răng, điều này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây ra mùi hôi.
  • Cao răng: Là tình trạng các mảng bám đóng vào chân răng tạo thành môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hôi miệng.
  • Viêm lưỡi: Là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ bị dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
  • Khô miệng: Nước bọt có nhiệm vụ giữ cho khoang miệng luôn ẩm, làm sạch miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid ở miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn từ đó gây hôi miệng.
  • Một số bệnh lý khác như bệnh ung thư, suy gan, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn ruột và các bệnh trao đổi chất khác có thể gây ra chứng hôi miệng nặng do sự pha trộn cụ thể của các hóa chất mà chúng tạo ra.

Sâu răng có thể gây hôi miệng

1.2 Hôi miệng do thuốc

  • Có một số loại thuốc gây khô miệng như: thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc nhóm bệnh thần kinh có tác dụng làm giảm sản xuất nước bọt, làm khô miệng và gây hôi miệng.
  • Sử dụng kháng sinh không phù hợp và quá mức có thể gây mất vi khuẩn có lợi trong miệng; tạo cơ hội cho nấm miệng phát triển. Sử dụng kháng sinh trong hơn một tháng có thể dẫn đến hôi miệng.
  • Những người uống bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có thể dễ bị hôi miệng.

1.3 Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Hút thuốc lá cũng làm giảm lượng nước bọt. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng từ đó gây ra chứng hôi miệng.
  • Một số thực phẩm có mùi như tỏi, hành và một số loại gia vị mạnh, sau khi được tiêu hóa và hấp thu, các phân tử có mùi vào máu và được bài tiết dần qua phổi và hơi thở, gây hôi miệng.
  • Thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, cá và phô mai sẽ làm trầm trọng thêm chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể làm tăng hôi miệng.
  • Các thức ăn cứng và khô như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, kẹo và sôcôla có thể dính trong các rãnh răng, tạo thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, răng bị sâu và kèm theo hôi miệng.
  • Răng giả hoặc răng sứ sau khi bọc không được làm sạch thường xuyên hoặc đúng cách cũng có thể chứa vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Chế độ ăn chay và ăn ít carbohydrate có thể gây ra chứng hôi miệng nặng. Khi đốt cháy mỡ, ceton tạo ra trong cơ thể và một số được giải phóng ra hơi thở gây mùi hôi.

Mùi cụ thể của hơi thở có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Tốt nhất là hỏi người thân trong gia đình để đánh giá mùi hôi miệng của bạn, vì rất khó để tự mình đánh giá nó. Nếu không có ai, bạn hãy kiểm tra mùi hổi bằng cách thở ra lòng bàn tay sau đó ngửi.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu thường đi kèm với hơi thở có mùi là cảm thấy vị chua trong miệng, khô miệng, bề mặt của lưỡi trắng hoặc chảy máu nướu răng.

Hậu quả của việc hôi miệng đối với người bệnh:

  • Hôi miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, mức độ nặng nhẹ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Chứng hôi miệng ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý của người mắc phải. Khảo sát cho thấy:
  • Hầu hết những ai bị hôi miệng đều có chung cảm giác ngại tiếp xúc với những người khác và luôn thấy mất tự tin về bản thân mình trong khi giao tiếp với đối tác.
  • Do biết hơi thở qua miệng của mình nặng mùi, thường rất mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Thậm chí, có những người vì sợ người khác phát hiện ra mùi hôi của mình đã hạn chế tới mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh.

Hậu quả của việc hôi miệng đối với những người xung quanh:

  • Khi tiếp xúc với người bị hôi miệng nặng, mùi hôi sẽ khiến mọi người khó chịu trong giao tiếp, và có thể gây ra những phản ứng như né tránh, xa lánh.
  • Đối với những người bị hôi miệng nặng, ngay cả những người trong gia đình, trong lớp học, trong tổ công tác cũng cảm thấy rất khó khăn khi giao tiếp hằng ngày với nhau, thậm chí xa lánh.
  • Hôi miệng ở một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vợ hoặc chồng bị hôi miệng, đối tác sẽ rất ngại tiếp xúc, gần gũi, nếu để lâu dần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm vợ chồng.
  • Nếu những người độc thân bị hôi miệng sẽ hạn chế khả năng tìm kiếm một nửa kia, vì vậy, khó lập được gia đình hơn những người khác do ngại tiếp xúc hoặc đối tác không tiếp xúc.
  • Nguy hiểm nhất của chứng hôi miệng sẽ bị mọi người xa lánh do đó người bệnh tự mình khép kín dần, trở thành người tự kỷ. Bởi vì họ luôn sống trong sợ hãi, lo lắng, có nhiều trường hợp không tìm ra cách chữa cảm thấy cuộc sống bế tắc không lối thoát có thể dẫn đến hậu quả rất xấu, đó là tự tử.

Hôi miệng có thể gây khó chịu cho mọi người xung quanh

  • Biện pháp phòng tránh là uống nhiều nước.
  • Nếu mắc chứng hôi miệng, bạn cần đi khám bệnh và điều trị theo nguyên nhân nếu do bệnh tật gây ra, hoặc nghe tư vấn trong các trường hợp do lối sống, hay các vấn đề liên quan đến hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng thật kỹ và đúng cách sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sáng sớm mới thức dậy, có thể dùng chỉ nha khoa để lấy hết những mảng thức ăn giữa các kẽ răng, nạo lưỡi sạch mỗi lần đánh răng, bỏ hút thuốc lá.
  • Hạn chế ăn các loại gia vị có mùi nồng như tỏi, hành. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào...
  • Người đeo hàm giả, niềng răng cần vệ sinh dụng cụ này mỗi tuần vài ba lần để làm sạch và không cho vi sinh vật trú ngụ, gây hôi miệng.
  • Nhai kẹo cao su, súc họng với nước muối thường xuyên cũng là phương pháp phòng ngừa có hiệu quả, một số nước súc miệng bán trên thị trường cũng có tác dụng nhất định.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

 

SÂU RĂNG VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ

Sâu răng là gì? Sâu răng có biểu hiện như thế nào? Có cần phải điều trị sâu răng? Sâu răng có phòng chống được không? Biện pháp hàn trám hay bọc răng sứ liệu có phải là tối ưu.
Bạn thắc mắc sâu răng là gì khi hàm răng của bạn hay người thân trong gia đình có những biểu hiện như ê nhức khi ăn, miệng có mùi hôi và thức ăn hay dắt tại một hay vài điểm nào đó trên cung răng.

SÂU RĂNG LÀ GÌ?

Bệnh sâu răng đã được phát hiện từ lâu. Bệnh sâu răng gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần kinh tế, xã hội, địa lý... Bệnh sâu răng thường xuất hiện sớm sau khi mọc răng. Tuy nhiên, cũng có những người không bị sâu răng. Trong nhiều năm qua với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta đã hiểu biết được nguyên nhân và cơ chế gây bệnh sâu răng. Điều này đã đem lại kết quả tốt cho công tác phòng chống, ngăn ngừa và điều trị bệnh sâu răng.

SÂU RĂNG BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO??

Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương. Vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ sâu bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào lớp sâu của răng làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, mức độ đau tăng thì có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG LÀ GÌ?

Bệnh sâu răng do nhiều nguyên nhân phối hợp khác nhau. Các nguyên nhân này chia làm 2 nhóm chính và phụ Nhóm chính: gồm 3 yếu tố phải đồng thời cùng xảy ra

Vi khuẩn: Thường xuyên có trong miệng trong đó S. mutans đóng vai trò quan trọng. Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành axit do tác động của vi khuẩn.

YẾU TỐ CẤU TRÚC RĂNG

Nhóm phụ: Gồm nhiều yếu tố như: Nước bọt, di truyền, một số yếu tố vi lượng như Fluor, sinh tố D, bệnh nhân tâm thần, đái tháo đường..

PHÂN LOẠI SÂU RĂNG: Theo cách điều trị

- Sâu men: Tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ, có thể thấy chấm trắng đục.

- Sâu ngà: Khi nhìn thấy lỗ sâu trên lâm sàng thì đó là sâu ngà.

BỊ SÂU RĂNG PHẢI LÀM SAO ĐỂ CHỮA DỨT ĐIỂM?

Trước hết chúng tôi khuyên bạn nên sớm đến trung tâm nha khoa để khám răng. Khi bạn đến với Nha Khoa Tâm Việt, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sâu răng theo quy trình bài bản và chuyên nghiệp. Nếu bạn còn chần chừ không đi khám thì tình trạng răng sâu sẽ ngày càng nặng hơn và có thể dẫn đến điều bạn lo sợ nhất là phải nhổ bỏ chiếc răng này.

Đối với trường hợp sâu răng nhẹ của bạn, bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng. Trong mọi trường hợp thì việc lưu giữ lại răng thật của bệnh nhân vẫn luôn là ưu tiến hàng đầu khi có thể. Vì răng của bạn mới sâu một lỗ nhỏ nên biện pháp thích hợp dành cho bạn lúc này là trám răng.

QUY TRÌNH TRÁM RĂNG TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT

Bước 1: Thăm khám và tư vấn Các bác sĩ đặt câu hỏi để biết thêm tình trạng chăm sóc răng miệng trước đây của bạn. Tiến hành khám tổng quát khoang miệng.

Bước 2: Chụp X - quang răng lên phác đồ điều trị

Các bác sĩ tiến hành chụp X quang răng để xác định đúng vị trí răng sâu và những vấn đề liên quan nếu có. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị, giải thích cặn kẽ từng bước cũng như kết quả nhận được sau khi chữa trị là thế nào để bạn an tâm và hiểu rõ hơn về quy trình.

Bước 3: Vệ sinh khoang miệng

Việc vệ sinh khoang miệng bao gồm súc miệng với nước khử trùng chuyên dụng, làm sạch dịch mủ và bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc bao gồm việc bổ sung một số loại kháng sinh chống viêm. Đây là bước giảm đau tức thời cho bệnh nhân đồng thời phải chữa dứt sưng viêm thì mới có thể điều trị tiếp được. Lưu ý với bạn là mọi thủ tục nha khoa đều không được thực hiện khi khu vực cần can thiệp đang viên nhiễm.

Bước 4: Tái khám - tiến hành điều trị

Vào lần tái khám, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng răng miệng. Nếu đã ổn sẽ tiến hành trám răng. Trám răng được thực hiện theo đúng quy chuẩn đảm bảo an toàn. - Vô trùng toàn bộ dụng cụ trước khi sử dụng. Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng và vệ sinh khong miệng. - Gây tên cục bộ. Cạo sạch phần răng đã bị phân rã bởi vi khuẩn. Làm sạch khoang răng sâu. - Trám kín khoang răng đảm bảo không có vi khuẩn lọt vào và sinh sôi được nữa với chất liệu hàm trám tốt, có tính thẩm mỹ cao tự nhiên như nhìn răng thật. - Vệ sinh lại khoang miệng và kết thúc quy trình.

Bước 5: Hướng dẫn phục hồi và lên lịch tái khám

Sau khi đã hoàn thành thủ tục trám răng để điều trị sâu răng nhẹ dứt điểm, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn kỹ càng về các lưu ý cần biết cho việc phục hồi nhanh chóng hơn.

Hy vọng răng câu trả lời này có thể giúp bạn bớt lo lắng bị sâu răng phải làm sao cũng như đưa ra quyết định điều trị kịp thời. Nha Khoa Tâm Việt luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu cũng như đồng hành cùng hàm răng khẻo mạnh của bạn.

VÌ SAO TỶ LỆ SÂU RĂNG, VIÊM NƯỚU Ở NGƯỜI VIỆT VẪN CAO?

Chải răng nhiều nhưng chưa đúng cách, chỉ đánh răng thôi chưa thể loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Nhiều năm qua, dù ngành y tế đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp kết hợp các chương trình dự phòng, can thiệp cộng đồng nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng, bệnh nha chu ở Việt Nam còn rất cao, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.

Nguyên nhân xuất phát từ ý thức, hành vi của người dân trong vấn đề tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, ăn uống thực phẩm nhiều đường, chất bột dính, có gas.. mà không chải răng thường xuyên, đúng cách cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Ý thức khám răng định kỳ của người dân chưa cao, dịch vụ chăm sóc răng miệng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn..

VÌ SAO CHẢI RĂNG THƯỜNG XUYÊN MÀ KHÔNG TRÁNH ĐƯỢC SÂU RĂNG, VIÊM NƯỚU?

- Chải răng thường xuyên với kem có fluor sẽ lấy đi mảng bám tích tụ ở mặt ngoài, mặt trong của thân răng và bề mặt chân răng bị lộ, ở các hố rãnh mặt nhai. Chải răng cần kết hợp thêm những biện pháp làm sạch vùng kẽ răng, súc miệng với dung dịch có chất kháng khuẩn để phòng bệnh. Tuy nhiên, chải răng nhiều nhưng không đúng cách thì vẫn bị sâu răng và viêm nướu.

Chải răng đúng cách là ngay sau khi ăn, ít nhất 2 lần mỗi ngày [thời điểm quan trọng ngay sau khi ăn sáng và tối trước khi đi ngủ] nên chải răng ít nhất 2 -3 phút để răng được bổ sung đủ lượng fluor, canxi, Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi nên có cha mẹ hỗ trợ, dùng lượng ít kem dánh răng [bằng một hạt đậu xanh]. Trẻ 6 -12 tuổi có thể sử dụng kem và lượng kem như người lớn, đồng thời dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng có chất kháng khuẩn.

VÌ SAO PHẢI DÙNG THÊM NƯỚC SÚC MIỆNG ĐỂ BẢO VỆ RĂNG MIỆNG?

Chải răng được xem như biện pháp cơ bản và quan trọng phòng bệnh răng miệng, song không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện thuận tiện để chải răng. Chải răng và dùng chỉ nha khoa chỉ làm sạch bề mặt các răng. Trong khi đó, niêm mạc miệng được xem như nơi chứa vi khuẩn gây bệnh. Các loại vi khuẩn này dịch chuyển trên bề mặt niêm mạc, mô răng dễ lắng đọng và phát triển ở vùng kẽ răng, dưới nướu. Chúng không chỉ gây bệnh răng miệng mà có thể di chuyển xa, gây ra hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh như tim mạch, hô hấp, tiểu đường rối loại thai kỳ. Do vậy, phải cần áp dụng thêm biện pháp làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn.

NÊN LỰA CHỌN LOẠI NƯỚC SÚC MIỆNG KHÁNG KHUẨN NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH RĂNG MIỆNG?

Hiệp hội Nha Khoa Mỹ [ADA] hiện đã công nhận hai dạng nước súc miệng kháng khuẩn chống mảng bám, phòng viêm nướu tốt là loại có chứa các tinh dầu và loại chứa chlorexidine. Tuy nhiên, nước súc miệng có chlorexidine phải có toa thuốc của bác sĩ. Các nhà sản xuất đã cho thêm chất kẽm, fluor vào trong sản phẩm chứa các tinh dầu để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh nha chu và sâu răng. Tinh dầu có tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn, giảm mảng bám, giảm viêm nướu, chất kẽm có tính kháng khuẩn, giảm vôi răng, fluor tăng cường men ngà giúp đề kháng tốt với sâu răng.

Sâu răng gây hôi miệng là một trong những bệnh lý răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn năng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và sự tự tin của bạn trong việc giao tiếp với mọi người.

SÂU RĂNG GÂY HÔI MIÊNG - ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN?

- Vệ sinh răng miệng kém: Nếu như bạn không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách. Lâu ngày, cặn bã thức ăn sẽ tích tụ lại thành cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh sâu răng, dẫn đến hơi tình trạng hơi thở có mùi hôi.

- Chế độ ăn uống nhiều đường: Một chế độ ăn uống nhiều đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Bởi lẽ, sau khi ăn uống những thực phẩm này, vi khuẩn sẽ hấp thụ các chất đường và tiết ra axit ăn mòn men răng, phá hủy toàn bộ cấu trúc của răng và gây hôi miệng.

CÁCH KHẮC PHỤC SÂU RĂNG GÂY HÔI MIỆNG HIỆU QUẢ

Trong nha khoa hiện đại, để khắc phục bệnh lý sâu răng gây hôi miệng, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ. Tùy theo mức độ tổn thương cụ thể của răng, bác sĩ sẽ lựa chọn hướng xử lý phù hợp nhất, nhằm mang lại kết quả điều trị tối ưu. Đối với trám răng thẩm mỹ: Áp dụng cho trường hợp bị sâu men răng và ngà răng. Vi khuẩn chỉ mới làm tổn thương bề mặt của răng, chưa xâm nhập vào bên trong tủy răng. Bác sĩ tiến hành nạo vét hết những mô răng đã bị tổn thương, hư hỏng. Sau đó, làm sạch lỗ sâu bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Cuối cùng, sử dụng vật liệu hàn trám nhân tạo [Amangam, Xi măng silicat, composite...] để thay thế cho mô răng đã mất, giúp phục hồi chức năng và hình dáng của răng, ngăn ngừa không cho bệnh phát triển thêm. Đối với bọc răng sứ thẩm mỹ: Áp dụng cho trường hợp bị sâu men răng và ngà răng. Vi khuẩn chỉ mới làm tổn thương bề mặt của răng, chưa xâm nhập và bên trong tủy răng. Bác sĩ tiến hành nạo vết hết những mô răng đã bị tổn thương, hư hỏng. Sau đó, làm sạch và trám bít lại lỗ sâu bằng vật liệu nhân tạo [Amangam, Ximang silicat, composite...]. Cuối cùng, bọc chụp lên trên một mão sứ để phục hình lại chức năng ăn nhai và hình dáng của răng. Đồng thời, ngăn ngừa không cho bệnh phát triển nặng thêm.

Sâu răng gây hôi miệng. Tuy nhiên, rất đơn giản, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì thế, nếu bạn đang gặp phải tình trạng, tốt nhất, hãy đến ngay Nha Khoa Uy tín để điều trị càng sớm càng tốt nhé.

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: 

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

Video liên quan

Chủ Đề