Bảo vệ có thời gian thử việc trong bao lâu

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Thái An. Để giải đáp thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh thời hạn của hợp đồng thử việc:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương

Căn cứ quy định tại Điều 27, Bộ luật lao động 2012, thời gian thử việc được xác định vào mức độ tính chất phức tạp của công việc. Theo đó:

  • Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày
  • Với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trong cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời gian thử việc không quá 30 ngày.
  • Đối với các công việc khác, thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc.

Đối với trường hợp của bạn, bạn là kỹ sư thiết kế, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật  thì thời hạn thời hạn thử việc của bạn là không quá 60 ngày làm việc [2 tháng]. Việc công ty bạn định ứng tuyển vào làm yêu cầu thời hạn tử việc là 4 tháng là vi phạm quy định pháp luật Lao động về vấn đề thử việc.

Bạn có thể yêu cầu phía công ty sửa đổi nội dung thời gian thử việc trong hợp đồng lao động để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3. Biện pháp xử lý khi vi phạm về thời hạn thử việc

Căn cứ  Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm về quy định về thử việc thì sẽ bị xử phạt trong trường hợp:

  • Người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ mức phát tiền từ 5 trăm nghìn đến 1 triệu đồng
  • Người sử dụng lao động có một trong các hành vi: yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần, thử việc quá thời gian quay định, trả lương cho người lao động thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương chính thức.

Như vậy với trường hợp của bạn khi phía công ty có hành vi thử việc quá thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi đối với vấn đề thời hạn hợp đồng thử việc.

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Bạn đã tìm kiếm được cho mình một việc làm bảo vệ lương cao. Nhưng không biết công việc này nhân viên bảo vệ thử việc trong bao lâu và hợp đồng lao động gồm những nội dung gì. 

Nhân viên bảo vệ thử việc bao lâu?

Vì công ty bảo vệ là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thế nên việc tuyển dụng và các chế độ áp dụng đối với nhân viên bảo vệ phải áp dụng theo quy chế trong Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể, về thời gian thử việc, vấn đề này người lao động là nhân viên bảo vệ và công ty có quyền thỏa thuận trực tiếp với nhau.

Trong điều 27, Bộ Luật lao động cũng quy định rõ, thời gian thử việc còn tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và đảm bảo các điều kiện, không quá 06 ngày đối với công việc khác.

Hình ảnh minh họa

Đối với lĩnh vực hoạt động là cung cấp dịch vụ bảo vệ thường sẽ là không quá 06 ngày [khoản 3, điều 27, Luật lao động 2012]. Trong thời gian thử việc này, công ty sẽ tự biết sắp xếp lịch làm việc, đào tạo của nhân viên bảo vệ. Thông thường sẽ là 03 ngày học tại công ty bảo vệ và 03 ngày học nghiệp vụ. Trong thời gian thử việc, người lao động sẽ nhận được 85% mức lương của công việc đó. Khi vào làm chính thức, sẽ nhận đủ 100% lương.

Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ thỏa thuận chi tiết về quyền và nghĩa vụ mà từng bên phải thực hiện, đáp ứng được đối phương, như: Mức lương, thời gian làm việc, nội dung công việc, quyền lợi, thông tin hồ sơ… Nếu các nội dung thỏa thuận được chấp nhận, các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng thử việc. Nếu bạn chưa biết bộ hồ sơ xin việc bảo vệ gồm những gì thì có thể tham khảo bài viết này: Hồ sơ xin việc làm bảo vệ gồm những gì?

Mẫu hợp đồng thử việc của nhân viên bảo vệ

Mẫu hợp đồng lao động không có quy chuẩn cụ thể. Mỗi doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh thiết kế, hình thức để phù hợp hơn với những ấn phẩm, văn hóa doanh nghiệp. Tuy không có sự cố định về mẫu nhưng nội dung các phần trọng tâm trong hợp đồng thì đều phải đầy đủ và tuân theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012.

Hình ảnh minh họa

Tham khảo các phần, mục chính trong một bản hợp đồng thử việc của nhân viên bảo vệ.

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên hợp đồng: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
  • Ngày, tháng, năm  ký kết hợp đồng lao động
  • Đối tượng tham gia: thông tin bên A [công ty thuê lao động bảo vệ]: Tên công ty, mã số DN, trụ sở, người đại điện, điện thoại.. Thông tin bên B [người lao động – nhân viên bảo vệ]: Tên, ngày sinh, địa chỉ, CMND,…
  • Các điều khoản nội dung thỏa thuận: Điều khoản 1: Thời hạn và công việc hợp đồng; Điều khoản 2: Chế độ làm việc; Điều khoản 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động; Điều khoản 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên sử dụng lao động;…
  • Các điều khoản về thực hiện: Điều khoản 5: Xử lý tranh chấp; Điều khoản 6: Thi hành
  • Các khoản mục phụ: Chú ý, ghi chú, giải thích điều khoản trong hợp đồng.
  • Phần cuối hợp đồng [rất quan trọng]: Chữ ký của các bên tham gia ký kết hợp đồng bên A [công ty thuê bảo vệ – sử dụng lao động] và bên B [người lao động – nhân viên bảo vệ].

Bản hợp đồng thử việc sẽ được in thành 02 [hoặc 04] bản tùy theo chế độ và yêu cầu lưu trữ hồ sơ từ công ty. Các bên sẽ ký lần lượt đủ số bản hợp đồng sau đó mỗi bên sẽ giữ 01 bản [hoặc 02 bản]. Hợp đồng thử việc này sẽ là một bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất giữa người lao động và công ty bảo vệ. Nếu một trong 2 bên vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận và quy định trong hợp đồng sẽ phải chịu chi phí bồi thường vi phạm hợp đồng cho bên còn lại.

Sự hiểu biết luật lao động sẽ giúp bạn nắm được nghĩa vụ, bảo vệ quyền lợi của bản thân. Hy vọng viết cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích nếu bạn chuẩn bị bắt đầu với công việc bảo vệ.

[No Ratings Yet]

Sau khi kết thúc hai tháng thử việc tại công ty, tôi được công ty thông báo nhận vào làm việc chính thức. Tuy nhiên, tôi đã làm được mấy tháng rồi nhưng công ty vẫn chưa ký hợp đồng lao động [HĐLĐ] với tôi.

Xin hỏi, khi hết thời gian thử việc thì trong bao lâu tôi mới được công ty ký HĐLĐ?

Bạn đọc Hoang Bui [TP.HCM]

Luật sư Nguyễn Văn Nhàn, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc, trong đó đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp tối đa là 180 ngày; tối đa 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

30 ngày là thời gian tối đa cho công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá sáu ngày làm việc đối với công việc khác.

Cũng tại Điều 27 bộ luật này quy định khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì phải ký HĐLĐ sau khi kết thúc hợp đồng thử việc đã ký trước đó. Hoặc tiếp tục thực hiện HĐLĐ [trước đó hai bên đã ký HĐLĐ có điều khoản thử việc].

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt HĐLĐ đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Như vậy, nếu sau thời gian thử việc và được nhận vào làm [thử việc đạt yêu cầu] thì công ty phải có trách nhiệm ký HĐLĐ.

Trường hợp công ty không ký HĐLĐ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2020. Mức phạt cho hành vi không giao kết hợp đồng khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc là 2-5 triệu đồng. 

Được điều chỉnh giá xăng mấy lần trong một tháng?

[PLO]- Kể từ 2-1-2022 một tháng sẽ có ba lần điều chỉnh giá xăng dầu, mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21, mỗi lần cách nhau 10 ngày.

Video liên quan

Chủ Đề