Bị đau lưng có nên quan hệ không

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cột sống không còn xa lạ trong cộng đồng hiện nay. Đặc trưng với những cơn đau dữ dội vùng cột sống, thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc.

Trong một số trường hợp, các cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng. Thiếu sự thõa mãn trong đời sống tình dục là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tan vỡ hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?” nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình khi chẳng may vợ hoặc chồng đang bị thoát vị đĩa đệm.

1. Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng như thế nào đến chuyện chăn gối?

Thực tế, dây thần kinh kiểm soát chức năng tình dục nằm ở cột sống xương cùng và hầu như không ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, những cơn đau do thoát vị đĩa đệm lại có thể tác động nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh. Những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đặc biệt là ở vùng thắt lưng sẽ cảm thấy khó khăn và ít hứng thú khi quan hệ. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy sợ hãi chuyện chăn gối.

Khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể quan hệ được nhưng cần tìm hiểu kĩ tư thế đúng với cường độ vừa phải và cần có sự trợ giúp của đối phương nhằm hạn chế cơn đau. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, phần nhân nhầy của đĩa đệm đã thoát ra hoàn toàn chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh nên hạn chế quan hệ vì có thể khiến cơn đau thêm dữ dội, bệnh trở nặng hơn.

Để giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên thực hiện một số động tác yoga đơn giản. Các bài tập trong “Bài tập yoga hiệu quả hỗ trợ tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm” sẽ giúp kéo giãn cột sống, tăng độ chắc khỏe cơ và giúp xương khớp hoạt động tốt hơn.

Người bị thoát vị đĩa đệm nhẹ vẫn có thể làm “chuyện ấy” nhưng thường cảm thấy không thoải mái

2. Lời khuyên cho người bị thoát vị đĩa đệm

Khi quan hệ, cần tránh các tư thế và động tác ảnh hưởng xấu đến cột sống như cong người, cúi người về phía trước… Người bệnh cần trao đổi với đối phương về tình trạng bệnh cũng như chọn lựa các tư thế để cả 2 cảm thấy thoải mái.

Tư thế ngồi và nằm cho người thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các phương pháp trị liệu thông thường, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh nên tập các tư thế ngồi cũng như tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm và…

Nên quan hệ với cường độ vừa phải, vì nếu làm quá mạnh sẽ gây ra nhiều áp lực lên đĩa đệm khiến thoát vị đĩa đệm nặng hơn. Do đó, để an toàn người bệnh nên thư giãn với cường độ vừa phải.

Sử dụng các vật dụng hỗ trợ như gối hoặc vật kê khi quan hệ, điều này sẽ giúp người bệnh có thể giữ thẳng cột sống của mình và hạn chế ảnh hưởng đến các đĩa đệm.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các cơn đau cột sống lưng ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. Tốt nhất, người bệnh nên kiên trì chữa trị để bệnh dứt hẳn.

3. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tận gốc không dùng thuốc của Phòng Khám ACC

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau mỗi khi cơn đau tái phát. Tuy nhiên, đây chỉ là cách cắt cơn đau tạm thời, không thể chữa đau tận gốc. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc quá nhiều có thể khiến bệnh nhân lờn thuốc cũng như gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, gan, thận,… Vì vậy, nếu muốn bệnh dứt hẳn, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân trước khi bắt đầu các liệu trình chữa trị nào.

Tại Phòng khám ACC, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng để xác định vị trí cấu trúc đĩa đệm bị tổn thương. Dựa vào kết quả kiểm tra, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ đưa ra phác đồ chữa lành tự nhiên an toàn, hiệu quả, không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống tại Phòng khám ACC

Phương pháp trị liệu ACC bao gồm sự kết hợp của trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng song song các thiết bị hỗ trợ trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm hiện đại như máy DTS kéo giãn giảm áp cột sống, thiết bị phục hồi chức năng ATM2, trị liệu laser cường độ cao, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, sóng xung kích Shockwave… Đây đều là những thiết bị hỗ trợ điều trị tiên tiến đang được các bệnh viện uy tín của Hoa Kỳ và các nước phát triển sử dụng.

Chỉ cần kiên trì điều trị theo phác đồ và thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ, bệnh nhân sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn đau, phục hồi sinh lực, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

Đau thắt lưng khi quan hệ là tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt ở độ tuổi trung niên trở lên. Cảm giác mỏi nhừ và đau đớn ở vùng thắt lưng khiến nhiều người khó chịu, lo lắng, dần có xu hướng né tránh chuyện sinh hoạt vợ chồng, từ đó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

1. Triệu chứng đau thắt lưng khi quan hệ

Khi quan hệ tình dục, vùng thắt lưng phải chịu nhiều áp lực nên dễ dẫn đến hiện tượng mỏi và đau nhức. Cơn đau có thể kéo đến âm ỉ hoặc dữ dội xung quanh vùng eo, ngang thắt lưng phía trên mông.

Một số người còn kèm theo triệu chứng tê chân, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi toàn thân… Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý, nhiều người rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, thậm chí là ám ảnh mỗi khi quan hệ.

Khi quan hệ, cột sống thắt lưng phải chịu nhiều áp lực nên rất dễ dẫn đến hiện tượng đau lưng

2. Nguyên nhân đau lưng khi quan hệ

Đau thắt lưng khi quan hệ phần lớn là do thời gian và cường độ sinh hoạt tình dục quá mức. Điều này khiến cho các gân cơ vùng thắt lưng bị co cứng bất thường, các dây chằng cột sống dễ bị căng giãn đột ngột, gây đau đớn. Ngoài ra, tư thế quan hệ không đúng, không thoải mái, sinh hoạt tình dục trong trạng thái mệt mỏi, không hưng phấn cũng góp phần phát sinh chứng đau lưng ở cả nam lẫn nữ.

Các cơn đau lưng thường xuyên xuất hiện với cường độ ngày càng tăng còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp vấn đề tại cột sống thắt lưng hoặc xuất phát từ tổn thương ở một số cơ quan khác.

Nhiều người mắc các bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa, viêm cột sống dính khớp… dễ bị đau thắt lưng trong hoặc sau quá trình quan hệ. Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng thường cảm thấy khó khăn và ít hứng thú trong chuyện chăn gối.

3. Người bệnh nên làm gì để tránh đau thắt lưng khi quan hệ

– Chuẩn bị chu đáo mọi thứ, từ tâm lý thoải mái đến thể lực cần thiết để bắt đầu quan hệ. Chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất như đệm, khăn, gối sao cho thoải mái để giúp cả 2 hưng phấn, tránh đau đớn và sợ hãi.

– Bắt đầu từ từ, không thao tác vội vã. Quan hệ điều độ và lành mạnh, đúng thời điểm. Lưu ý, tránh sinh hoạt khi cơ thể không thực sự muốn hoặc đang say rượu bia.

– Hãy thử nhiều vị trí, tư thế quan hệ khác nhau để cả 2 cảm thấy thoải mái nhất. Tư thế kiểu “doggy” hoặc truyền thống giúp hạn chế đau lưng. Nếu cơn đau xảy ra ở nam giới nên nhường cho người nữ ở “thế thượng phong”. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, cần tránh các tư thế và động tác ảnh hưởng xấu đến cột sống như cong người, cúi người về phía trước…

– Khi bị đau thắt lưng, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi và thư giãn các cơ ngay, toàn thân và tâm trí cần thả lỏng. Tuy nhiên chuyện chăn gối phải gián đoạn, cần giải thích rõ để người bạn đời hiểu, tránh ảnh hưởng đến mỗi quan hệ của cả 2.

Qua vài ngày, nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám tại chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống để xác định đúng nguyên nhân và tiếp cận đúng phương pháp điều trị. Đặc biệt đối với cơn đau vùng thắt lưng dữ dội, lan xuống đến nhiều bộ phận làm tê chân hoặc mất kiểm soát tiểu tiện cần gặp bác sĩ ngay.

4. Chữa trị đau thắt lưng hiệu quả tại phòng khám ACC

Trong suốt hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC tự hào là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống hàng đầu tại Việt Nam. Với phương châm “chữa đau tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật”, phòng khám đã chữa trị hiệu quả các vấn đề về cột sống như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa, gai cột sống… chấm dứt hẳn cơn đau thắt lưng cấp và mãn tính.

Phòng khám ACC áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống được đánh giá cao vì tính an toàn và hiệu quả. Thông qua thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ sẽ đưa các đốt xương về đúng vị trí, cơ thể sẽ tự phục hồi theo cơ chế tự nhiên, từ đó dứt điểm hẳn các cơn đau, hạn chế tái phát.

Bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống đang kiểm tra cột sống thắt lưng cho bệnh nhân

Để tăng khả năng phục hồi của cột sống, kích thích quá trình làm lành các mô tổn thương, ACC còn trang bị nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ các bài tập vật lý trị liệu như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave…

Đặc biệt với liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack nổi trội với 4 loại máy giảm áp, ACC đã mang đến nhiều thành công đáng kể trong điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống tại Việt Nam.

  • Bàn giảm áp xung động PneuVibro: giảm áp cột sống ở tư thế nằm.
  • Ghế tập phục hồi cơ bắp PneuBack Chair: tạo lực giảm áp ở tư thế ngồi.
  • Thiết bị phân tích và điều chỉnh dáng đi Pneuweight Treadmill: thực hiện giảm áp khi đi bộ.
  • Thiết bị rung PneuVibe Pro: giảm áp trong tư thế đứng.

Ngoài việc điều trị, các bác sĩ còn dựa vào thói quen của bệnh nhân để hướng dẫn cách sinh hoạt lành mạnh, tránh gây thương tổn cho cột sống, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng.

Với tỷ lệ thành công trên 95%, phòng khám ACC cam kết mang đến liệu trình điều trị tối ưu, chấm dứt cơn đau thắt lưng khi quan hệ, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề