Bị sùi mào gà là gì

Sùi mào gà là những u nhú màu hồng tươi hoặc hơi nâu, mềm, không đau, có dạng giống như hoa lơ hay mào của con gà, dễ chảy máu, đôi khi thấy ngứa.

Đây là một bệnh phổ biến lây qua đường tình dục. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và dương vật….

Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do virut Human papilloma [HPV] – là một loại virut gây u nhú ở da và niêm mạc người gây nên. Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không an toàn.

Mọi biểu mô của tổn thương sùi bong ra đều có chứa HPV, có thể lây dễ dàng do tiếp xúc trực tiếp ở những nơi có tổn thương. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà từ 1 – 6 tháng. Người bệnh thấy xuất hiện những tổn thương u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, có dạng giống như mào của con gà, dễ chảy máu.

U nhú có thể mọc bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục: âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, thậm chí gặp cả ở miệng, họng.

Khi bệnh nặng, các u nhú có thể phát triển và thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

Ở phụ nữ u nhú thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Ở nam giới thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn.

Nếu bệnh nhẹ, tổn thương u nhú ít sẽ không hoặc ít gây đau đớn. Nếu khi các u nhú phát triển nhiều có thể gây đau, khó chịu khi đi lại, các u nhú có thể bị sây xát, chảy máu khi va chạm hoặc bội nhiễm, có mủ, sốt, nổi hạch ở bẹn.

Trong một số trường hợp, những triệu chứng của bệnh sùi mào gà có thể không rõ ràng hoặc không biểu hiện nên người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm virut.

Hoặc ở người bệnh có biểu hiện nhưng chủ quan không đi khám và điều trị, bệnh tiến triển thành mạn tính, dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, và dương vật….

Sùi mào gà làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời khi thấy có triệu chứng hoặc nghi ngờ khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.

Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương u nhú chứ không thể tiêu diệt được virut gây bệnh.

Tùy theo vị trí và mức độ của tổn thương mà sẽ có chỉ định điều trị thích hợp như: chấm dung dịch thuốc, đốt điện hoặc laser, đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng,… Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị và tái khám để đề phòng tái phát.  

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Sùi mào gà, sùi mồng gà hay mụn cóc sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD] phổ biến. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về tình trạng sức khỏe này, dẫn đến chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Vậy, bạn đã biết gì về căn bệnh này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó nhìn thấy.

Ngoài bộ phận sinh dục, bạn cũng có thể mắc sùi mào gà ở miệng hoặc lưỡi nếu quan hệ bằng miệng với người bệnh.

Hãy đọc thêm: Bệnh sùi mào gà ở nam có nguy hiểm không

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Người bị sùi mào gà thường có những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng như:

  • Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục
  • Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ
  • Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu
  • Tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu sùi mào gà, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc bạn tình có những khối u hoặc mụn nhọt xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng hoặc dấu hiệu kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ. Do cơ địa mỗi người khác nhau, cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà chủ yếu đến từ virus human papilloma [HPV]. Theo thống kê, có hơn 40 chủng HPV khác nhau có thể ảnh hưởng lên bộ phận sinh dục. Việc quan hệ tình dục sẽ góp phần lây lan virus.

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Đây là một căn bệnh phổ biến và thường gặp hơn ở nữ giới. Bệnh xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.

Các nghiên cứu cho thấy bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lý, tình dục của các bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà?

Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng nếu bạn:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người
  • Đã từng bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục khác
  • Quan hệ với bạn tình mà không nắm rõ lịch sử quan hệ
  • Quan hệ nhiều khi còn trẻ.

Chẩn đoán và điều trị

Thông tin được cung cấp không được thay thế cho lời khuyên y khoa. Hãy luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin chi tiết.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Bạn sẽ được khám lâm sàng những vùng bị mụn nhọt. Nếu mụn nhọt phát triển sâu trong cơ thể, việc khám chậu là cần thiết. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại axit nhẹ để những nốt nhọt xuất hiện rõ ràng hơn.

Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu tế bào từ vùng cổ tử cung của bạn [tiêu bản Pap] để chẩn đoán bệnh. Chúng sẽ được xét nghiệm để xem có sự xuất hiện của virus HPV hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về sức khỏe và quá trình sinh hoạt tình dục của bạn.

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị mụn cóc sinh dục sẽ có nguy cơ gặp khó khăn khi sinh nở. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, virus HPV gây sùi mồng gà còn có thể khiến các tế bào tăng trưởng bất thường và phát triển thành ung thư. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích người mắc bệnh này nên sớm tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Những phương pháp nào để điều trị bệnh sùi mào gà?

Sùi mào gà giai đoạn đầu, các sĩ có thể cho bạn một số thuốc điều trị mụn nhọt bao gồm

  • Imiquimod [Aldara]
  • Podophyllin
  • Podofilox [Condylox]
  • Axit trichloroacetic [TCA].

Bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn sử dụng thuốc trị mụn nhọt không kê đơn để điều trị nhọt sinh dục. Do những mô ở bộ phận sinh dục rất ẩm ướt, những loại thuốc này thậm chí còn có thể gây đau đớn và rát.

Nếu bị sùi lớn hoặc không thể chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc, bạn sẽ cần đến phẫu thuật. Bác sĩ cũng yêu cầu phẫu thuật nếu bạn đang mang thai để tránh phải sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể lựa chọn phẫu thuật bao gồm làm đông với nitơ lỏng [liệu pháp lạnh] và điều trị laser.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ: việc này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tiếp xúc với mụn cóc sinh dục.
  • Dùng chậu chứa nước ấm để ngồi: cho nước ấm vào chậu, khoảng 20cm và bạn có thể ngồi trong đó khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày.
  • Sử dụng đèn sưởi hoặc máy sấy tóc: bạn có thể sử dụng những vật này để làm khô bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng nên để đèn hoặc máy sấy cách xa da ít nhất 40cm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề