Tại sao nên gọi điện thoại thay vì nhắn tin

[Infographic] Giới trẻ thích nhắn tin hơn gọi điện thoại

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận [^ 3^]

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận [^ 3^]

Đã bao lâu rồi người ấy không chủ động nhắn tin hay gọi điện cho bạn?

Lần cuối cùng bạn nghe giọng bạn trai qua điện thoại là khi nào?

Vì sao gần đây, bạn nhắn tin mà chàng không trả lời?

Nhiều thắc mắc chất chứa trong lòng khiến bạn buồn khi nghĩ đến người yêu của mình. Nhưng chuyện gì cũng có cách giải quyết cả!

Và để biết “Tại sao bạn trai ít nhắn tin gọi điện cho mình?”, cũng như tìm được giải pháp thích hợp, bạn cần phải tham khảo bài viết này đấy!

Sau đây là 5 gợi ý bạn có thể thực hiện theo nếu bạn trai ít nhắn tin gọi điện với bạn.

≈ MỤC LỤC

1. Hãy tin tưởng khi bạn trai ít nhắn tin gọi điện
2. Không “dội bom” tin nhắn hay cuộc gọi
3. Để ý giờ giấc làm việc của chàng
4. Sống cuộc sống của riêng mình
5. Chấm dứt mối quan hệ

1. Hãy tin tưởng khi bạn trai ít nhắn tin gọi điện

Nghe có vẻ là khó, nhưng bạn cũng hiểu ngoài chuyện tình cảm, ai cũng có mối quan tâm khác như công việc, gia đình, bạn bè. Vì vậy, đừng vì anh ấy không có thời gian “chát chít” với bạn mà tỏ ra nghi ngờ hay ghen tuông.

Có khá nhiều lý do khiến anh ấy không liên lạc với bạn thường xuyên. Chẳng hạn như vì công việc bận rộn, gia đình có chuyện riêng, hay chỉ đơn giản là điện thoại anh ấy bị hư.

Còn nếu như bạn lỡ làm anh ấy giận, thì tốt nhất nên chủ động làm hòa. Xem bài viết: 22 tin nhắn làm lành với bạn trai, giúp gương vỡ lại lành

Người bạn gái hiểu chuyện không nên để những suy nghĩ mơ hồ kéo mối quan hệ tình cảm của mình vào rắc rối.Hãy thật kiên nhẫn chờ đợi và hết lòng tin tưởng người yêu mình, bạn nhé!

2. Không “dội bom” tin nhắn hay cuộc gọi

Trong trường hợp bạn gọi điện bạn trai không nghe máy, hoặc nhắn tin nhưng anh ấy không trả lời, thì bạn có nên liên tục nhắn tin, gọi điện cho anh ấy không? 

Câu trả lời là:

Tốt nhất, bạn đừng nên “khủng bố” chàng như thế.

Đừng tạo áp lực lên mối quan hệ của cả hai vì những điều không đáng. Vì sẽ thật căng thẳng khi lo lắng cho công việc riêng, mà người yêu lại liên tục cắt ngang bằng những cuộc gọi hay tin nhắn không mấy quan trọng!

Nếu anh ấy bận làm việc thì sau khi xong việc, anh ấy sẽ liên lạc cho bạn.

Ngoài ra, hai bạn có thểthỏa thuận với nhau giờ giấc nhắn tin, gọi điện để tiện liên lạc.

Còn nếu hai bạn nhắn tin, gọi điện cho nhau quá nhiều, gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống riêng của cả hai, có lẽ hai bạn nên gặp mặt offline nhiều hơn.

3. Để ý giờ giấc làm việc của chàng

Làm gì khi chàng không trả lời tin nhắn? Hãy nhớ lại xem, có phải bạn thường gọi điện, nhắn tin cho bạn trai lúc anh ấy đang cần tập trung làm việc?

Vậy thì giải pháp là:

Hỏi rõ lịch làm việc của anh ấy, để tránh nhắn tin, gọi điện lúc anh ấy chưa có thời gian rảnh.Điều này giúp bạn không phải đoán già đoán non tại sao bạn trai ít nhắn tin gọi điện thoại, mà còn cho biết khoảng thời gian rảnh của người ấy để bạn có thể chủ động liên lạc.

Dù bạn rất nhớ anh ấy, nhưng hãy tránh làm phiền lúc người ấy đang phải vật lộn với mớ công việc nhé!Đừng ép uổng anh ấy phải dở dang công việc chỉ để trả lời cuộc điện thoại của bạn.

Ngoài những điều cần làm khi bạn trai ít nhắn tin gọi điện đã nêu trên, bạn gái cũng nên ghi nhớ những việc quan trọng như sau:

4. Sống cuộc sống của riêng mình

Không phải cứ yêu nhau là không cần quan tâm đến thứ gì khác trên đời. Vậy nên, bạn hãy cho phép mình có những dự định riêng khi anh ấy không có thời gian dành cho bạn.

Bạn gái đừng quá chú trọng tại sao bạn trai ít nhắn tin gọi điện, thay vào đó nên thường xuyên dành thời gian cho những sở thích khác.

Nàng biết đấy, người bạn trai sẽ không bao giờ từ bỏ nhu cầu, sở thích của bản thân để tự trói mình vào người yêu dù cô ấy tuyệt vời đến đâu!

Bởi thế, bạn gái cũng không nên biến người yêu thành trung tâm trong thế giới riêng của mình đâu! Thay vì nhắn tin, gọi điện cho chàng, bạn cũng nên có khoảng trời riêng cho mình để cân bằng cuộc sống.

Nếu anh chàng thực sự yêu bạn, anh ấy sẽ chủ động liên lạc lại với bạn.

5. Chấm dứt mối quan hệ

Nếu đối phương vẫn cố gắng quan tâm, gặp gỡ bạn dù ít liên lạc qua điện thoại với bạn, thì bạn nênlà một người bạn gái tâm lý, biết thông cảm cho anh ấy.

Còn nếu bạn đã chờ đợi quá lâu mà anh ấy vẫn không liên lạc với bạn, không đưa ra lý do chính đáng cho sự vô tâm của mình…

Tốt nhất là bạn hãy đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ đã phai nhạt này, vì sự kiên nhẫn và chờ đợi cũng cần có giới hạn.

Bởi bạn sẽ tốn thêm nhiều thời gian để cố gắng níu kéo người ấy, trong khi bạn có thể tìm gặp một ai khác đối xử với bạn tốt hơn.

Tóm lại, nếu bạn trai ít nhắn tin gọi điện nhưng vẫn cho bạn thấy tình cảm của anh ấy là chân thật, bạn nên thấu hiểu, thông cảm cho anh ấy. Còn nếu anh ấy không muốn dành thời gian với bạn nữa, thì bạn cũng chẳng cần phải buồn quá lâu! Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân thật tốt và đón nhận những điều tốt đẹp khác sẽ đến, bạn nhé!

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghĩ đến những món quà ý nghĩa nhằm hâm nóng lại mối quan hệ. Xem bài tặng quà cho bạn trai ngày kỷ niệm

Theo tạp chí Wall Street Journal, tin nhắn thoại có thể đóng một vai trò quan trọng, biến cuộc gọi thoại và tin nhắn văn bản trở thành quá khứ.

Trong nhiều thập kỷ, cách tốt nhất để liên lạc là gọi điện thoại. Nhưng kể từ khi internet ra đời, mọi chuyện đã thay đổi. FaceTime, Instagram, Snapchat và rất nhiều ứng dụng khác đã khiến cuộc gọi thoại và tin nhắn văn bản không còn đóng vai trò chủ đạo.

Về cơ bản, giao tiếp hiệu quả hơn khi có giọng nói [thay vì những đoạn văn bản]. Giọng nói tạo ra cảm xúc, giúp đối tượng dễ dàng cảm nhận và hiểu được thông điệp muốn truyền tải. Có những khi, một câu nói chỉ mang tính đùa vui nhưng nằm trong cửa sổ tin nhắn / email nên người khác không nhận ra và tức giận vì hiểu lầm là mình bị xúc phạm.

Một nghiên cứu thực hiện bởi Trường Quản Lý Yale năm 2016 cho thấy: Chúng ta chỉ có thể chạm đến cảm xúc của người khác khi giao tiếp bằng giọng nói của chính mình. Giọng nói con người tốt hơn hẳn so với từ viết tay, câu chữ gõ trên máy tính [kể cả khi gõ trong lúc chat có hình] hoặc do máy tính nói ra. Ngoài ra, bạn có thể nói với tốc độ nhanh hơn gấp đôi khi bạn gõ.

Mặt khác, khi gọi điện, bạn phải đợi điện thoại ở đầu dây bên kia đổ chuông, không biết có nhận được câu trả lời hay không. Nếu có người nhấc máy, bạn bắt đầu với lời chào, giới thiệu bản thân và một số thông tin liên quan trước khi bắt đầu vào chủ đề chính – lý do bạn thực hiện cuộc gọi. Sau đó, nhiều cuộc nói chuyện nhỏ nữa diễn ra, rồi 2 bên nói lời tạm biệt.

Điều này có nghĩa là, một câu hỏi kéo dài 3 giây “Chúng ta nên đi ăn tối ở đâu” có thể trở thành một cuộc trò chuyện kéo dài 5 phút.

Ban đầu, tin nhắn văn bản là giải pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng trên. Với giới hạn chỉ 160 ký tự không dấu và 70 ký tự có dấu cho một tin nhắn SMS, người gửi không thể lãng phí một chữ nào. Nhưng như đã đề cập, giao tiếp bằng văn bản thiếu đi sự gần gũi. Đây chính là lúc tin nhắn thoại lên ngôi, bởi nó làm quá trình giao tiếp trở nên tiện lợi hơn và tạo ra sự thân thiện.

Thao tác đối với tin nhắn thoại rất đơn giản. Bạn nhấn một nút để nói cũng như hoàn tất mẩu tin, khi kết thúc, đoạn âm thanh vừa ghi vang lên ở thiết bị của người khác. Họ lắng nghe và làm điều tương tự theo chiều ngược lại.

Tin nhắn thoại không phải là không có nhược điểm. Nếu không đeo tai nghe, bạn phải chọn điểm kín đáo hoặc chấp nhận để người xung quanh có thể nghe được tin nhắn. Nó cũng không mang tính tức thời.

Nhưng tin nhắn thoại vẫn là một cải tiến giá trị, vì giao tiếp theo cách này mang tính con người nhiều hơn và làm tăng sự ấm áp của một cuộc trò chuyện so với tin nhắn văn bản. Nếu cả 2 cùng online, cuộc trò chuyện sẽ diễn ra gần như theo thời gian thực như cuộc gọi thông thường. Bạn cũng không phải đợi tiếng chuông reo như trước, qua đó loại bỏ quãng thời gian chờ vô ích.

Hơn thế nữa, những ứng dụng hiện đại ngày nay cho phép người dùng gửi tin nhắn thoại trong cùng một chuỗi với văn bản, hình ảnh lẫn biểu tượng cảm xúc, giúp bạn tùy ý lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp trong từng hoàn cảnh. Chúng cũng mang lại cho bạn cảm giác thích thú giống như đang sử dụng bộ đàm chỉ với chiếc điện thoại nhỏ gọn.

Dù đang sử dụng thiết bị Android hay iOS, mọi người đều có thể tìm thấy một công cụ gửi – nhận tin nhắn thoại phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể cài đặt xóa tin nhắn sau hai [hoặc nhiều phút] kể từ khi nó được phát ra để bảo mật và tiết kiệm dung lượng lưu trữ. Bật chế độ phát tin nhắn thoại mới khi nâng điện thoại lên ngang tai cũng là một trong nhiều tính năng hữu ích mà bạn được cung cấp.

Với tin nhắn thoại, người nhận không phải phân vân kiểu “có nên nghe cuộc gọi này không” khi đang bận việc mà có thể nghe và trả lời bất cứ lúc nào họ cảm thấy thoải mái.

Cuối cùng, tin nhắn thoại còn giúp người dùng trò chuyện mọi lúc, mọi nơi với sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh khác như tai nghe, loa, kính hay đồng hồ.

Bạn có hay dùng tin nhắn thoại? Bạn nghĩ gì về sự phát triển của tin nhắn thoại trong tương lai? Cùng chia sẻ quan điểm thông qua phần bình luận ở phía dưới nhé.

Xem thêm:

  • Dùng smartphone Android, có nên cài đặt ứng dụng quản lý RAM?
  • Bạn có biết: Ứng dụng sử dụng GPS sẽ làm pin smartphone nhanh hết hơn?

Video liên quan

Chủ Đề