Bí tích rửa tội là gì

Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để sinh ta lại làm con Ðức Chúa Trời và con Hội Thánh.

Ai có thể ban bí tích Rửa Tội?

Linh Mục và [giáo dân cũng được khi trong trường hợp khẩn cấp].

Có mấy cách Rửa Tội?

Có 3 cách: bằng nước, bằng máu, bằng lòng muốn.

Phải Rửa Tội như thế nào?

Phải đổ nước trên trán người chịu phép Rửa Tội và đọc: “Tôi rửa …….. nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

Ai có thể nhận Bí Tích Rửa Tội?

– Bất cứ ai chưa được rửa tội.

– Nếu là người lớn thì phải: Có lòng muốn, phải có lòng tin và cải thiện đời sống, phải học giáo lý.

Chúng ta lãng nhận gì khi chịu bí tích Rửa Tội?

Chúa ban cho ta ơn Thánh sủng, các nhân đức đối thần: tin, cậy, mến.

Trong Bí Tích Rửa Tội, Chúa Giêsu tha tội nào cho chúng ta?

Tha tội nguyên tổ và tội riêng ta phạm.

Trong Bí Tích Rửa Tội, ta hứa sự gì?

a. Từ bỏ ma quỷ, những quyến rũ của ma quỷ, và những cám dỗ.

b. Hữa sống theo giáo huấn của Chúa Kitô và Giáo Hội.

Bí Tích Rửa Tội có cần thiết không?

Bí Tích Rửa Tội cần thiết vì tha tội nguyên tổ mà tổ tông đã truyền lại cho chúng ta để ta vào thiên đàng.

Mô thể của bi tích Rửa Tội là gì?

– “Tôi rửa …. nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

– Lời đọc nói lên rằng con người đang bước vào sự thông hiệp vĩnh cửu với Ba Ngôi Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.

Chất thể của bí tích Rửa Tội là gì?

Nước: nói lên sự rửa sạch tội và ban cho đời sống mới tức là ơn thánh.

Tại sao phải lấy tên Thánh khi chịu phép Rửa Tội?

Ðể người chịu phép Rửa Tội có thể noi gương đấng Thánh của mình và được Người bảo hộ cách riêng.

Tại sao phải cần người đỡ đầu khi chịu phép Rửa Tội?

Ðể người đỡ đầu có thể giúp đỡ kẻ đã chịu phép Rửa Tội về đàng thiêng liêng.

Trẻ em chết khi chưa được Rửa Tội sẽ ra sao?

Những trẻ em này chết khi chưa phạm tội thì được sống nơi hạnh phúc tự nhiên gọi là “Lâm Bô”.

Cha mẹ phải lo liệu cho con cái mình được lãnh bí tích Rửa Tội càng sớm càng hay.

Bí Tích Rửa Tội ban gì cho ta?

Bí Tích Rửa Tội xoá bỏ tội tổ tông bằng cách cho ta đời sống ân sủng. Nó làm ta trở nên con cái Chúa và phần tử của Giáo Hội Ngài.

Tại sao phép Bí Tích Rửa Tội là một tái sinh đối với ta?

Bí Tích là một tái sinh vì nó cho ta thông phần vào đời sống của Ðức Kitô phục sinh.

Ấn tín bí tích làm gì cho ta?

Ấn tín Bí Tích ghi dấu trên ta để ta trở nên phần tử của Giáo Hội, ban cho ta khả năng lãnh nhận các bí tích khác và thông phần vào đời sống của Giáo Hội.

Ðức tin ban cho ta khả năng nào?

Ðức tin ban cho ta khả năng tin Thiên Chúa phán dạy ta qua Con Ngài, và dâng hiến ta cho Ngài.

Bí Tích Rửa Tội kêu gọi ta làm gì?

Bí tích kêu gọi ta sống như con Chúa.

Ðức cậy cho ta khả năng gì?

Ðức cậy cho ta khả năng hướng về Chúa với lòng trông cậy sẽ được thiên đàng và những gì ta cần đến để tới thiên đàng.

Ðức ái cho ta khả năng gì?

Ðức ái cho ta khả năng yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự vì Ngài rất tốt lành, và yêu mọi người vì Ngài.

Bí tích Rửa tội là Bí tích Chúa Giêsu đã lập. Trong đó, nhờ sự đổ nước và kêu cầu Thiên Chúa Ba Ngôi, người lãnh nhận được tái sinh cách thiêng liêng.

Bí tích Rửa tội còn có những tên gọi khác là:

  • Phép dìm: Thời xưa, người lãnh Bí tích này được dìm ba lần trong nước. Hành vi này tượng trưng cho việc được dìm vào trong sự chết của Đức Kitô và sống lại với Người như một thụ tạo mới.
  • Phép rửa ban ơn Thánh Thần để được tái sinh và đổi mới: Bởi Bí tích này biểu lộ việc được sinh ra bởi nước và Thánh Thần. Nếu không có việc đó thì “không ai có thể vào Nước Thiên Chúa”. Ơn soi sáng: Vì người được Rửa tội trở thành “con cái ánh sáng”
  • Là cửa ngõ để dẫn vào các Bí tích khác.
  • Là điều kiện cần thiết để lãnh các Bí tích khác.
  • Là yếu tố cần thiết để được cứu độ.
  • Giải thoát khỏi tội [Tội nguyên tổ và tội riêng].
  • Được tái sinh làm con Thiên Chúa.
  • Được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong mầu nhiệm vượt qua. Đồng thời tham dự quyền lợi và bổn phận thi hành ba chức năng của Đức Kitô [Ngôn sứ, Tư tế, Vương đế].
  • Là thành viên trọn vẹn của Giáo hội với đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi.
  • Ý nghĩa và ân sủng của bí tích Rửa tội hiện ra rõ ràng nơi các nghi thức cử hành. Bằng một sự tham dự chăm chú và theo dõi các cử chỉ và các lời của việc cử hành, các tín hữu sẽ được khai tâm về các sự phong phú mà bí tích này nói lên và thực hiện nơi mỗi người được rửa tội.
  • Dấu Thánh giá lúc bắt đầu cử hành, ghi dấu ấn của Chúa Kitô trên con người sắp thuộc về Ngài, và nói lên ân sủng của ơn cứu chuộc mà Chúa Kitô đã thực hiện cho chúng ta trên thập giá.
  • Việc loan báo Lời Thiên Chúa thì soi sáng các ứng viên và cộng đoàn bằng chân lý mạc khải, và khơi dậy sự đáp lời của niềm tin là điều không thể tách rời phép Rửa tội. Đúng thế, phép Rửa tội là “bí tích của đức tin” một cách đặc biệt, bởi vì đây là bí tích để bước vào sự sống của đức tin.
  • Bởi vì phép Rửa tội giải thoát ta khỏi tội lỗi và ma quỷ là kẻ cám dỗ, cho nên người ta đọc một hoặc nhiều lời trừ tà trên con người của ứng viên. Người này được xức Dầu Dự tòng, hoặc được vị cử hành đặt tay lên đầu, và người dự tòng phát biểu tỏ tường rằng mình từ bỏ Satan. Được chuẩn bị như thế rồi, người dự tòng có thể tuyên xưng đức tin của Giáo Hội, vì phép Rửa tội sẽ uỷ thác người dự tòng cho Giáo Hội.
  • Khi đó nước Rửa tội được thánh hiến bằng một lời kêu cầu Chúa Thánh Thần xuống [hoặc chính lúc này, hoặc đã làm trong đêm Phục Sinh]. Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa, nhờ Con của Ngài, hãy sai Thánh Thần xuống trên nước này, để những ai được rửa trong nước này sẽ được “sinh ra bởi nước và Chúa Thánh Thần”.
  • Sau đó là nghi thức chủ yếu của phép Rửa tội, tức phép Rửa tội theo nghĩa chặt, nói lên và thực hiện sự chết cho tội lỗi và bước vào sự sống của Chúa Ba ngôi, thông qua việc nên giống hình ảnh Chúa Kitô trong Mầu nhiệm Phục Sinh. Phép Rửa tội được thực hiện một cách đầy ý nghĩa qua ba lần dìm mình xuống trong nước rửa tội. Nhưng từ thời thượng cổ, phép này cũng có thể được ban bằng cách rót nước ba lần trên đầu người dự tòng.
  • Trong Giáo Hội La-tinh, việc đổ nước ba lần như thế được kèm theo bằng những lời sau đây của thừa tác viên: “[tên]… cha rửa tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
  • Việc xức dầu thánh, dầu có pha hương liệu và đã được giám mục thánh hiến, nói lên sự ban Chúa Thánh Thần cho người vừa được rửa tội. Nay người này trở thành một Kitô hữu, nghĩa là đã “được xức dầu”, gia nhập vào Thân Thể Chúa Kitô là Đấng đã được xức dầu để làm tư tế, ngôn sứ và vương đế.
  • Y phục trắng tượng trưng cho sự người lãnh nhận phép Rửa tội “đã mặc lấy Chúa Kitô”: người đó được sống lại với Chúa Kitô.
  • Trao cây nến sáng, được thắp lên từ cây nến Phục Sinh, nói lên sự Chúa Kitô soi sáng người tân tòng. Trong Chúa Kitô, những người đã được rửa tội là “ánh sáng thế gian”
  • Bây giờ người được rửa tội là con của Thiên Chúa trong Ngôi Con duy nhất. Người đó có thể đọc kinh của các con cái Thiên Chúa: Kinh Lạy Cha.

Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa tội là việc dìm ứng viên xuống nước hay đổ nước trên đầu họ [ba lần] trong khi thừa tác viên đọc: “T…, cha [tôi] rửa con [anh/chị], nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Nước phải đổ trên đầu, vì đầu tượng trưng cho toàn cơ thể. Đối với những người có tóc dày, Giáo hội khuyên nên đổ nước trên trán, nghĩa là nước phải chạm đến da. Khi đổ nước, phải đổ sao cho chảy thành dòng để chỉ sự tẩy rửa; nếu đổ chỉ vài giọt thôi thì chưa đủ.

Là nước tự nhiên như: nước mưa, nước sương, nước lọc, nước khoáng, nước sông, nước suối, nước biển. Những loại khác như nước trái cây, nước dừa, máu… nếu dùng trong Bí tích Rửa tội sẽ không thành sự.

Thừa tác viên thông thường của Bí tích Rửa tội là các giám mục, linh mục và phó tế. Trong trường hợp thật cần thiết, mọi người [kể cả người chưa được rửa tội] đều có thể ban Bí tích này, miễn là họ có ý làm theo điều Hội thánh làm.

1. Điều kiện chung: Người chưa được rửa tội bao giờ.

2. Điều kiện riêng:

– Đối với người lớn:

  • Là người có trí khôn bình thường [từ 7 tuổi trở lên].
  • Có khả năng tự tuyên xưng đức tin.
  • Muốn lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
  • Phải học biết giáo lý. Nhưng trong trường hợp nguy tử, chỉ cần có dấu tuyên xưng niềm tin là đủ.
  • Lãnh Bí tích Thêm sức và Thánh thể liền ngay sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội.

– Đối với ấu nhi: [tuổi từ 0 – 6]

  • Do cha mẹ xin cha xứ.
  • Cử hành sau khi em được sinh một vài tuần.
  • Không rửa tội cho chúng khi cha mẹ không muốn [chỉ rửa tội khi có một trong hai người muốn]. Nhưng với trẻ trong trường hợp nguy tử thì rửa tội ngay, dù cha mẹ không muốn.

Người đỡ đầu là bắt buộc và họ phải giúp con thiêng liêng sống tốt đời đẹp đạo.

  • Người trưởng thành sẽ tự chọn người đỡ đầu.
  • Nếu là trẻ em, cha mẹ sẽ là người chọn thay con cái.
  • Người đỡ đầu phải đủ 16 tuổi trở lên.
  • Đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể.
  • Không mắc vạ tuyệt thông, cấm chế.
  • Không phải là cha mẹ ruột của đương sự.
  • Là nam hay nữ hoặc có cả “cha mẹ” đều được.

Ðể người chịu phép Rửa Tội có thể noi gương đấng Thánh của mình và được Người chuyển cầu cách riêng trước nhan Thiên Chúa.

Rửa tội hồ nghi được cử hành cho:

  • Những người từ các Giáo hội Kitô giáo khác [Tin Lành, Anh giáo] mà ta không biết phép rửa họ đã lãnh nhận trong Giáo hội của họ có thành sự hay không
  • Các trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, ta không chắc chúng đã được Rửa tội.
  • Với các bào thai bị sẩy.

Trong các trường hợp này, Giáo hội sẽ cử hành phép Rửa tội hồ nghi với mẫu thức như sau:

  • Nếu con chưa được rửa tội, thì cha [ta] rửa con…
  • Nếu con còn sống thì cha [ta] rửa con…

Lưu ý: Với các bào thai bị sẩy, khi cử hành, ta cần xé bọc nhau thai, đổ nước trên đầu thai nhi đó.

Những người sau đây dù chưa lãnh Phép rửa nhưng vẫn được cứu rỗi:

  • Đã Rửa tội bằng máu: là những người chết vì đức tin.
  • Đã Rửa tội bằng lòng ước ao: là những người dự tòng và cả những người, dưới tác động của ân sủng, dù không biết Đức Kitô cũng như Hội thánh của Người, nhưng đã thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và cố gắng chu toàn thánh ý người.

Riêng với trẻ em chết mà không được Rửa tội, Hội thánh phó thác các em cho lòng nhân từ của Chúa.

Tìm kiếm liên quan:

  • Câu hỏi trắc nghiệm về bí tích Rửa tội
  • Nghi thức Bí tích Rửa tội
  • Sống Bí tích Rửa tội

Video liên quan

Chủ Đề