Trẻ đi tướt mọc răng trong bao lâu

Đi tướt mọc răng là một trong số những tình trạng thường gặp ở trẻ trong thời kỳ mọc răng. Với những bật phụ huynh chưa có kinh nghiệm thì đây quả là điều lo lắng.

Hiểu được nỗi lo này, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những vấn đề liên quan của việc đi tướt mọc răng ở trẻ cụ thể là nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu là gì? Và cách điều trị tình trạng đi tướt như thế nào cho hiệu quả? Cùng theo dõi để nắm rõ câu trả lời cho những thắc mắc này nhé.

Trẻ mọc răng đi tướt bao lâu thì khỏi? Tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ mọc răng đi tướt chính là tình trạng đi ngoài thường xuyên của trẻ trong một ngày và thường gặp khi trẻ mọc răng. Đây được cho là hiện tượng rất bình thường và là phản ứng của cơ thể để đánh dấu quá trình phát triển của trẻ. 

Tùy vào cơ địa của từng trẻ mà tình trạng đi tướt có thể nhiều hay ít trong một ngày.

Thông thường với những trẻ có sức khỏe yếu thì trung bình mỗi ngày trẻ có thể đi tướt từ 5 – 7 lần.

Với những trẻ bình thường thì số lần đi tướt sẽ ít hơn chừng khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Hầu hết khi trẻ mọc răng đều xuất hiện tình trạng trẻ đi tướt nhiều lần trong một ngày. Tuy nhiên, chưa có một chứng cụ thể nào cho thấy mối quan hệ giữa mọc răng và tiêu chảy cả.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong thời gian răng nhú lên khỏi nướu sẽ xuất hiện tình trạng trẻ đi tướt.

  • Do trẻ nuốt nước miếng nhiều

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nước bọt tiết ra nhiều khiến trẻ nuốt nhiều, điều này đã làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của dạ dày ở trẻ nên đã gây nên tình trạng trẻ đi tướt. Tuy nhiên, đây vẫn chưa là nguyên nhân chính xác nhất. 

Trong giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ sẽ bị nứt để răng mọc lên điều này khiến trẻ cảm thấy ngứa, đau nhức, khó chịu khiến trẻ luôn đưa đồ vật vào miệng để cắn vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đường ruột.

Trẻ bị đi tướt mọc răng khiến bé đau nhức nứu

Chính vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên không có đủ khả năng để chống lại vi khuẩn một trong số những tác nhân gây hại khiến trẻ đi tướt nhiều lần.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong giai đoạn đầu đời trẻ rất dễ gặp phải các tình trạng như nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng tai. Do đó, việc xuất hiện tình trạng trẻ đi tướt nhiều lần trong một ngày cũng là triệu chứng thường gặp.

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ đang bị nhiễm trùng hoặc gặp phải vấn đề nguy hiểm hơn thế.

Vậy nên, nếu bạn không phân biệt được đâu là tiêu chảy do mọc răng và tiêu chảy do nhiễm khuẩn thì hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho con của mình.

Bất kỳ dấu hiệu nào của trẻ xuất hiện nếu cha mẹ không theo dõi kịp có thể sẽ để lại những hậu quả lớn cho sức khỏe của con. Bởi sức đề kháng của trẻ còn khá non nớt. 

Bé mọc răng đi tướt mấy ngày?

Trường hợp trẻ đi tướt nếu không biết cách xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột. Vậy nên, cha mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi con.

Nếu bé bị đi tướt nhiều lần trong một ngày, có mùi hôi tanh khó chịu, phân có nhầy/máu thì có nghĩa trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Lúc này cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Để biết được con của bạn có phải đi tướt mọc răng hay là không thì điều quan trọng và cần thiết là bạn phải nắm rõ những dấu hiệu đi tướt mọc răng là gì? Đối với trẻ mọc răng đi tướt các dấu hiệu giúp bạn nhận biết dễ dàng như:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân thường lỏng, có mùi chua.
  • Phân không kèm nhầy, máu 
  • Thời gian đi tướt không quá 4 ngày 
  • Miệng hay chảy nước dãi, hay cho tay hoặc đồ vật vào miệng để cắn
  • Vui chơi, ngủ nghỉ bình thường và không có dấu hiệu mệt mỏi hay mất nước
  • Đôi khi đi tướt do mọc răng còn kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ dưới 38,5 độ C do lợi bị nứt và sưng

Với những trường hợp trẻ sốt trên 39 độ C, trẻ sốt cao trở lại cho dù đã uống thuốc hạ sốt, thời gian trẻ đi tướt kéo dài tới 1 tuần, thậm chí là cả tháng, phân lỏng, có mùi tanh hoặc chua, sủi bọt, có nhầy, đôi khi có kèm theo máu.

Do đó, khi trẻ bị tiêu chảy lâu hơn 4 ngày bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhanh chóng để tìm ra nguyên nhân khắc phục. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn sẽ mất nước nhiều, cơ thể mệt mỏi, hay quấy khóc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa đi tướt cho trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên để biết chắc chắn rằng bé nhà bạn đi ngoài nhiều lần có phải do mọc răng hay không cần dựa vào các dấu hiệu của trẻ đi tướt.

Để biết chắc bạn cần quan tâm màu phân, độ lỏng của phân, nhiệt độ cơ thể và thời gian trẻ đi tướt trong bao lâu. 

Ngoài ra, bạn có thể phân biệt giữa tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa với đi tướt mọc răng quá các dấu hiệu nhận biết để chắc chắn con mình đang gặp phải vấn đề gì.

Trường hợp không phân biệt được cần nhờ bác sĩ tư vấn giúp để đảm bảo con có sức khỏe tốt trong giai đoạn đầu phát triển. 

Thời gian trẻ mọc răng đi tướt sẽ diễn ra trong vòng từ 3 đến 4 ngày trước khi mọc răng. Tùy vào cơ địa của từng trẻ, nếu sức đề kháng trẻ cao chỉ 1, 2 ngày khỏi còn không vài ngày sau đó, khi đã khỏe cơ thể trẻ sẽ hồi phục lại như bình thường. 

Nếu trẻ đi tướt nhiều lần trong một ngày thì cha mẹ không nên tự chăm sóc bé mà phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Đảm bảo con được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Trẻ mọc răng đi tướt là gì? Bao lâu thì hết và cách xử lí – //giadinh.tv/tre-di-tuoc-moc-rang/

Nếu trẻ đi tướt mọc răng ở độ tuổi chưa ăn dặm thì mẹ cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết để con bú, đây là cách tốt nhất để điều trị tình trạng đi tướt của trẻ.

Còn trường hợp trẻ đang ở trong độ tuổi ăn dặm thì mẹ nên nấu những món ăn loãng, nhừ, kết hợp với nước ép hoa quả cho bé ăn.

Cách chăm sóc khi trẻ đi tướt mọc răng

Một số món ăn dinh dưỡng mà trẻ bị đi tướt nên ăn mà cha mẹ có thể áp dụng:

  • Yến mạch: Những món ăn được chế biến từ yến mạch như cháo, bột, sữa tươi hoặc sữa chua có thành phần từ yến mạch,… sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được cải thiện một cách hiệu quả.
  • Trứng, cá, thịt bò, thịt heo và những món có chứa nhiều protein mẹ có thể xay nhuyễn để bé dễ nuốt hơn.
  • Một số loại ra xanh như: cải bó xôi, súp lơ, cải chíp, khoai tây,.. có nhiều vitamin giúp cho hệ tiêu hóa của con được cải thiện hiệu quả.
  • Ngoài ra có nước dừa một trong những thực phẩm dinh dưỡng chữa đi tướt cực kỳ hiệu quả cho trẻ khi mọc răng mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Để tăng chất điện giải mẹ có thể thêm một ít muối nhưng không nên lạm dụng, tốt nhất nên cho trẻ uống vào buổi sáng, không quá 2 quả 1 ngày.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn mẹ cũng cần chú ý tránh những loại thực phẩm nhiều đường, đồ uống có ga, chất kích thích,.. để giúp bảo vệ hệ tiêu hóa cho bé.

Các mẹ cần chú ý không nên lạm dụng các thực phẩm chức năng, thực phẩm không nên ăn để đảm bảo con có sức khỏe tốt, từ đó thiết lập chế độ ăn uống phù hợp giúp con khỏe mạnh, nhanh chóng phục hồi cơ thể.

Gặm nướu cho bé trong giai đoạn mọc răng có thể giảm ngứa lợi cho bé đấy. Click xem Gặm nướu Ange Hàn Quốc cho bé tại đây

Trẻ bị đi tướt mọc răng có nhiều cách điều trị khác nhau, tùy vào tình trạng của từng bé mà cách điều trị sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, trước khi điều trị cha mẹ cần kiểm tra và đảm bảo chắc chắn rằng con mình đi tướt là do mọc răng hay do bé ăn các thực phẩm không phù hợp.

Để điều trị tình trạng bé đi tướt mọc răng cho trẻ bạn cần chú ý đến việc sữa của bé có đảm bảo hay không, được pha đúng công thức hay chưa, nước có đủ nhiệt độ pha theo yêu cầu của nhà sản xuất hay không.

Nếu đã ăn dặm bột mẹ cần thử cho bé ngừng ăn hoặc giảm lượng bột ăn dặm xuống khoảng chừng 2 ngày để xem tình trạng đi tướt của trẻ có được cải thiện hay không. Nếu có thay đổi hãy thay bột ăn dặm cho bé.

Trường hợp cho trẻ ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc kết hợp không đúng cách cũng khiến bé bị đi tướt.

Vậy nên mẹ cần cho bé ăn chín, sạch sẽ và khoa học để đảm bảo sức khỏe và chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con của mình.

Khi trẻ đi tướt mẹ không nên cho con ăn những thực phẩm lạnh, không sử dụng khăn hoặc đá chườm vào lợi của trẻ.

Ngoài ra, đồ chơi của trẻ cũng phải được làm sạch sẽ để vi khuẩn không tấn công gây hại cho đường ruột của bé.

Cần quan tâm theo dõi sức khỏe của bé

Bài viết trên chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về việc trẻ đi tướt mọc răng từ đó giúp cho cha mẹ biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tình trạng này. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con của mình.

Bài viết tham khảo:

  • Does My Baby Have Teething Diarrhea? [1]
  • Are Infant Teething And Diarrhea Related? [2]

Video liên quan

Chủ Đề