Sau khi mổ đẻ bao lâu hết sản dịch

Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nó gây ra sự khó chịu cho chị em nhất là khi sản dịch kéo dài. Và điều làm rất nhiều sản phụ băn khoăn là sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch.

1. Sản dịch sau sinh là gì?

Sau khi sinh xong, tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn, tử cung co hồi giúp khả năng cầm máu, hạn chế mất máu sau sinh. Những ngày tiếp theo khả năng co hồi tử cung giảm đi. Sau ngày tử cung co hồi là sự thoát chất dịch từ lòng tử cung ra ngoài theo đường âm đạo, đó chính là sản dịch.

Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám. Phần sót lại nước ối chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do sự sinh đẻ gây ra. Ra sản dịch sau sinh còn gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người có biểu hiện khác nhau, có người ra nhiều và có người ra ít, dài này hay ít ngày, tùy theo cơ địa của mỗi người.

2. Mẹ bầu sinh sau bao lâu thì hết sản dịch?

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì ngày sau khi sinh con xong sản dịch cũng đều xuất hiện. Hiện tượng sản dịch thường sẽ thay đổi màu sắc từ đỏ sang nâu và thường kéo dài trong một tuần. Sau đó, khoảng 10 ngày sẽ chuyển dần sang màu vàng hoặc màu trắng.

Tùy theo cơ địa của mỗi người sẽ có thời gian ra sản dịch khác nhau, thường sẽ kéo dài từ 2 - 4 tuần. Nếu ở thời điểm này sản dịch vẫn chưa giảm bớt thì chứng tỏ bạn đang hoạt động quá nhiều. Lúc này sẽ hoàn toàn biến mất sau khoảng 2 tháng đối với bất cứ phương pháp sinh nào. Sau sinh, các mẹ nên chịu khó đi lại nhẹ nhàng như vậy sẽ tạo điều kiện cho tử cung co bóp đẩy sản dịch ra nhanh hơn và sớm khôi phục lại kích thước ban đầu.


Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường

3. Sản dịch sau sinh khi nào là bất thường:

Rất nhiều phụ nữ sau sinh có dấu hiệu bất thường về sản dịch, đặc biệt là hiện tượng bế sản dịch sau sinh. Sau đây là một vài dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh:

  • Dịch âm đạo có mùi hôi, mùi khó chịu

  • Sản dịch bình thường sẽ không có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể sẽ bị các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, trực khuẩn, liên cầu...Khi đó, sản dịch sẽ có mùi tanh và độ pH kiềm. Sản dịch sẽ có mùi hôi khi bị nhiễm khuẩn.

  • Sản dịch có màu đỏ tươi và nhiều như tuần đầu tiên sau sinh.

  • Hiện tượng kéo dài hoặc hết màu đỏ sẫm lại ra máu cần theo dõi sót rau sau khi sinh.

  • Chảy máu nhiều hơn.

  • Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, máu vẫn chảy nhiều hơn và màu đỏ tươi sau 4 ngày sinh.

  • Xuất hiện nhiều cục máu.

  • Khi ấn vào đáy tử cung, sản dịch có màu đen kèm theo mùi hôi.

  • Khi ấn vào bụng thấy có cục ở trong và bụng cứng.

  • Nhịp tim không đều.

  • Bị sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh.

  • Phụ nữ sẽ cảm thấy chóng mặt, người mệt mỏi.

  • 6 tuần sau sinh, tình trạng chảy máu âm đạo trở lại, nếu không quá nhiều và không kèm các triệu chứng gì khác thì có thể là ra kinh non. Tuy nhiên, cần đi kiểm tra để xác định không có gì bất thường xảy ra.

4. Những lưu ý trong thời gian ra sản dịch:


Nên sử dụng băng vệ sinh và không nên sử dụng tampon quá sớm vì nếu sử dụng trong 6 tuần đầu tiên có thể sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào tử cung.

  • Luôn giữ vệ sinh tuyệt đối: nên tắm rửa và làm sạch cơ thể. 

  • Thường xuyên băng vệ sinh mỗi giờ.

  • Lựa chọn quần áo rộng rãi

  • Cần để ý tới các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau bụng hoặc sốt... các dấu hiệu này đều là những biến chứng nguy hiểm. Cần đến ngày các cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra.

  • Khi thấy dấu hiệu chậm hết dịch và bị sốt cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của chính bản thân, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh những ảnh hưởng sau sinh để bảo về sức khỏe của chính mình. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói và chương trình khuyến mãi tháng tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Ra sản dịch là một quá trình sinh lý bình thường của chị em phụ nữ sau hành trình vượt cạn, nhưng điều này tiềm ẩn nhiều vấn đề gây lo lắng. Quá trình này diễn ra như thế nào là bình thường? Sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch? Đây có thể là những câu hỏi cần tìm lời giải đáp ngay trước khi mẹ bầu vượt cạn đấy.

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề hậu sản này, hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi qua bài viết dưới đây nhé!

Sản dịch sau sinh mổ là gì?

Tiết dịch âm đạo khi sinh con hay mổ bắt thai là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể phụ nữ. Sau khi mang thai và sinh con, cơ thể bạn sẽ đào thảo chất nhầy, máu và mô còn sót lại qua âm đạo ở dạng như dịch tiết. Dịch tiết này chính là sản dịch sau sinh mà chúng ta thường nhắc đến.

Sản dịch sau sinh mổ là một phần hậu sản. Tùy vào mỗi người mà dịch tiết âm đạo này có thể nhiều hay ít và kéo dài bao lâu. Thông thường, sản dịch sau sinh mổ ít hơn so với sinh thường trong 24 giờ sau khi sinh con.

Sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Quá trình ra máu hay tiết dịch âm đạo sau sinh theo sinh lý bình thường thì diễn ra trong vòng 2-6 tuần. Trong quá trình đó, màu sắc và lượng sản dịch sẽ giảm dần theo thời gian. Với những phụ nữ sinh mổ, ra máu ở vị trí mổ cũng có thế gặp trong giai đoạn hậu sản.

Trong những ngày đầu sinh mổ, sản dịch ra nhiều như máu loãng hay từng cục máu đông nhỏ có màu đỏ sẫm, thậm chí nhiều chị em phụ nữ quan sát thấy sản dịch màu nâu. Đến khoảng 1 tuần về sau, lượng sản dịch giảm dần và màu nhạt hơn từ đỏ hồng đến hồng nhạt. Cho đến khoảng tối đa 6 tuần sau sinh, lượng sản dịch chỉ còn lại rất ít và thường không chứa máu hay có màu trắng kem, nhầy như dịch tiết âm đạo thông thường.

Nếu tình trạng ra máu âm đạo kéo dài quá 6 tuần sau sinh mổ có thể là do kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh bắt đầu trở lại, gây ra tình trạng ra máu âm đạo liên tục. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt dễ gây nhầm lẫn là sản dịch kéo dài.

Cách chăm sóc hậu sản

Với những trường hợp phụ nữ sinh mổ, khác với sinh thường rằng ngoài sản dịch tiết ra ở âm đạo, mẹ có thể chảy máu tại vị trí mổ bắt con. Do đó, những lưu ý sau đây dành cho các mẹ đang trong giai đoạn ra sản dịch sau sinh mổ ở cả 2 vị trí trên.

Dịch tiết âm đạo

Dùng băng vệ sinh lót thấm sản dịch trong những ngày đầu sau sinh. Lưu ý chị em phụ nữ không nên sử dụng tampon hay cốc nguyệt san trong ít nhất 6 tuần sau sinh, sau khi có kết quả kiểm tra và ý kiến từ bác sĩ sản phụ khoa.

Việc cho con bú được đánh giá là làm giảm lượng sản dịch sau sinh mổ hay sinh thường. Bởi vì khi cho con bú cơ tử cung và các cơ xung quanh co thắt lại, giảm tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, ở những ngày đầu, cơn co thắt này sẽ gây đau đớn cho mẹ khi cho con bú. Nếu cơn đau này làm mẹ cảm thấy khó chịu hay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, hãy trình bày với bác sĩ điều trị để được kê đơn thuốc giảm đau thích hợp khi đang cho con bú.

Các mẹ bỉm ở thời gian hậu sản cũng lưu ý tránh vận động mạnh hay căng thẳng sau khi sinh, nhằm giúp hạn chế lượng sản dịch.

Chảy máu tại vị trí mổ bắt con

Thông thường sau cuộc phẫu thuật nào, vị trí mổ cũng để lại cảm giác đau và đôi khi chảy máu. Những ngày đầu sau sinh mổ, một số trường hợp mẹ cũng có thể ra máu nhưng không nhiều tại vết thương mổ bắt con.

Theo hướng dẫn chung từ bác sĩ, bạn cần giữ vết thương mổ sạch sẽ và khô ráo. Các bác sĩ hoặc các nhân viên y tế sẽ thăm khám vết thương và có thể vệ sinh vết thương nếu thấy cần thiết. Nếu có bất kỳ dấu hiệu của nhiễm trùng nào ở vết mổ, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến bác sĩ sản phụ khoa để kịp thời thăm khám và xử lý.

Ra sản dịch sau sinh mổ: Nên đi khám khi nào?

Sản dịch sau sinh mổ là sinh lý bình thường nhưng đôi lúc vẫn có những bất thường tiềm ẩn dưới dạng sản dịch mà các mẹ sau sinh nên lưu ý. Nếu bạn rơi vào trường hợp dưới đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám và đưa ra hướng xử trí:

  • Sản dịch ra nhiều đến mức bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Ra máu âm đạo trở nên nhiều hay nặng hơn, sẫm màu hơn.
  • Dịch tiết âm đạo có mùi bất thường.
  • Xuất hiện những cục máu đông lớn bất thường.
  • Các triệu chứng giống như cúm: sốt, ớn lạnh.
  • Ngất xỉu hay chóng mặt, buồn nôn.
  • Chuột rút.
  • Đau khi đi tiểu.

Ngoài sản dịch sau sinh, giai đoạn hậu sản còn có thể bao gồm nhiều vấn đề gây rắc rối khác cho các mẹ bỉm. Do đó, bạn hãy quan sát các dấu hiệu của cơ thể để kịp thời can thiệp nhé! Hy vọng với những thông tin này của Hello Bacsi có thể giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về sản dịch sau sinh mổ để vững vàng vượt qua thời gian hậu sản an toàn và khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề