Bs phan xuân trung là ai

“Mình là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật ung bướu, ung thư hiện đang công tác tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Mùa dịch này mình sẽ tư vấn miễn phí qua sđt 0776961735. Bà con có thể liên hệ buổi tối vì ban ngày mình đi chống dịch, có khi mặc đồ bảo hộ không thể nghe máy ạ”.

Các bác sỹ tình nguyện công khai số điện thoại để người dân gọi khi cần giúp đỡ

“Xin chào các anh/chị. Tôi là Bác sĩ Hạnh - chuyên khoa Da Liễu. Nếu anh chị nào có vấn đề về da trong những ngày này mà chưa thuận tiện đi khám được thì cứ inbox vào messenger cho tôi. Tôi sẽ tư vấn điều trị miễn phí. Các anh/chị vui lòng inbox riêng cho BS để bảo mật thông tin cho bệnh nhân và cũng tiện tư vấn hơn. Vì số lượng inbox khá nhiều nên đôi khi BS trả lời chậm, anh/chị vui lòng đợi BS chút nha. BS sẽ trả lời tất cả inbox nên mọi người cứ yên tâm”.

“Chào mọi người, mình là điều dưỡng tại Hà Nội. Không thể vào TP.HCM để giúp đỡ mọi người được, mong rằng mọi người nếu cần hỏi về vấn đề gì thuộc chuyên môn điều dưỡng chăm sóc sức khỏe thì cứ inbox mình nhé. Mong rằng mọi người cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, giữ gìn sức khỏe để chiến thắng nhé”.

“Xin chào quý bà con và anh chị em đồng nghiệp! Tôi là Đặng Quỳnh Trang- Ths.Bs chuyên ngành Nhi khoa, làm việc tại Nghệ An với 12 năm kinh nghiệm. Ngoài các bệnh lí thông thường, lĩnh vực chuyên sâu của tôi là Thận tiết niệu trẻ em. Với mong muốn có thể góp chút khả năng nhỏ bé của mình giúp bà con trong vùng dịch, tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các cháu nhỏ bị bệnh, đặc biệt các bé hội chứng thận hư đang điều trị ngoại trú. Xin vui lòng liên hệ Zalo 0979025195. Chú ý ghi thông tin cơ bản: tuổi, cân nặng, thời gian bị bệnh, thuốc đang dùng, tình trạng hiện tại... Tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể”.

Hơn 200 bác sỹ tình nguyện tư vấn miễn phí cho bệnh nhân

Đây chỉ là số ít trong số hàng trăm bác sỹ trong cả nước đã tham gia nhóm “Giúp nhau mùa dịch” do BS Phan Xuân Trung, bác sỹ đa khoa, Trung tâm Y khoa MEDIC TP.HCM và các đồng nghiệp khởi xướng. Nhóm thành lập vào đầu tháng 7 [ngày 4/7/2021], khi TP.HCM bắt đầu thực hiện lệnh giãn cách.

Nhóm lên danh sách các bác sỹ tình nguyện để người dân cần đều có thể dễ dàng tìm kiếm

“Bản thân tôi là bác sĩ đa khoa, khám bệnh cho vài chục bệnh nhân mỗi ngày. Khi có lệnh giãn cách thì các cơ sở y tế hầu như dừng hoạt động, bệnh nhân không đến khám, chữa bệnh được. Mặt khác các dịch vụ y tế tại nhà như truyền dịch, lấy máu xét nghiệm tại nhà… cũng bị dừng lại. Đây là một lỗ hổng lớn về dịch vụ y tế, sẽ gây khó khăn cho rất nhiều bệnh nhân. Từ thực tế đó, tôi muốn kêu gọi lực lượng y tế tham gia giúp đỡ bệnh nhân tại nhà khi có yêu cầu. Tôi thành lập Group “Giúp nhau mùa dịch” để các thầy thuốc và bệnh nhân có chỗ để liên lạc nhau”- Bác sỹ Trung cho biết.

Chỉ sau thời gian ngắn thành lập, nhóm đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm bác sỹ trên khắp mọi miền đất nước. Đến nay, chưa đầy 1 tháng, nhóm đã có gần 400.000 thành viên với hơn 200 bác sĩ, dược sĩ tham gia tư vấn miễn phí.

“Nhóm điều hành là những thiện nguyện viên bao gồm các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên vi tính và các bạn có kinh nghiêm điều phối cùng tham gia. Nhóm hoạt động vì xã hội, ai có thời gian lúc nào thì tham gia duyệt bài từ xa, hoàn toàn tự nguyện”- bác sỹ Trung cho biết.

BS Trung lên đường, mang theo máy nén oxy, máy đo oxy máu, mặt nạ túi khí, ống nghe... khi bệnh nhân cầu cứu

Theo bác sỹ Trung, đây là hoạt động mạng nên không có ảnh hưởng gì đến chuyện lây nhiễm. “Dịch bệnh và giãn cách nên hầu như mọi người đều rảnh. Trừ một số thành viên có con mọn cần phải chăm hay bản thân tôi có mẹ bệnh và sau đó là tang chế nên ít tham gia trực tiếp. Sau khi đã hoàn thành trách nhiệm với gia đình, tôi tiếp tục tham gia với các bạn trong ban điều hành”.

Các bác sĩ khi tham gia hỗ trợ tại nhà đều có kỹ năng tự vệ

Khi nhóm kêu gọi các đồng nghiệp tham gia đến tận nhà bệnh nhân để giúp đỡ thì đã có nhiều bác sĩ và thiện nguyện viên tham gia. “Chúng tôi kêu gọi tham gia nhóm là tư vấn trực tuyến kể cả đến nhà bệnh nhân trực tiếp. Vì là bác sĩ, hiểu rõ đường lây và cách phòng tránh nên chúng tôi biết cách tự bảo vệ cho mình như đeo khẩu trang đúng cách, đeo kính che mắt, nhịn thở khi đến gần bệnh nhân và đứng xa 2m điều khiển cho người nhà tự xử lý một số thao tác đơn giản. Sau khi hoàn thành công việc thì lập tức vệ sinh mũi họng bằng nước muối. Các bác sĩ khi tham gia hỗ trợ tại nhà đều có kỹ năng tự vệ”-bác sỹ Trung chia sẻ.

Bác sỹ Trung cho biết, trong các thầy thuốc tham gia giúp bệnh nhân, có bác sĩ huy động nhân sự, xe cứu thương, bình oxy đến tận nhà bệnh nhân để hỗ trợ bằng hành động chứ không chỉ tư vấn từ xa. “Nhiều bệnh nhân stress, căng thẳng đến mức muốn tự tử, sau khi được tư vấn qua điện thoại thì lấy được sự bình tĩnh. Một số bạn không là bác sĩ nhưng khi nghe có nơi có người bệnh khó thở thì lập tức kéo máy tạo oxy đến tận nhà để trợ giúp bệnh nhân, nhiều ca đã thoát được cơn hiểm nghèo”.

Lời cảm ơn của bệnh nhân sau khi được các bác sỹ giúp đỡ

Khi tạo nhóm, mục tiêu là giúp kết nối thầy thuốc và bệnh nhân, nhưng sau đó mọi người tham gia còn hỗ trợ nhau về thực phẩm, sữa tả cho em bé, thuốc men cho người trong vùng phong tỏa. Trong thời gian này nhiều hình thức hỗ trợ thông tin khác của các tổ chức khác cũng ra đời tạo nên các app, website… để giúp nhau.

Nhiều người tham gia nhóm, sau khi đã được các bác sỹ hay nhận được sự trợ giúp của cộng đồng, đã xúc động gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác sỹ và các nhà hảo tâm. Bạn Mai Vân Anh, ở khu phố Nhị Đồng 1, Dĩ An, Bình Dương bày tỏ: “Lời thứ nhất mình xin được gửi lời cảm ơn tới admin group. Đã duyệt bài ngay sau khi mình xin trợ giúp. Lời thứ hai mình xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các y bác sĩ trong Group đã tư vấn rất nhiệt tình. Đặc biệt là bác sĩ Nguyễn Lê Nhật Anh. Sau một ngày một đêm cùng với sự hướng dẫn tận tình thì sáng nay mình đã cảm thấy khỏe hơn nhiều. Cổ họng đỡ đau rát. Những cơn đau vùng ngực và lưng đã giảm. Các bạn F0 cần trợ giúp cứ mạnh dạn nhé. Các bác sĩ dù chống dịch rất vất vả vẫn không bỏ quên ai lại sau lưng đâu. Xin được tri ân tấm lòng nhân ái của tất cả mọi người, nhất là những y bác sĩ, những chiến binh áo trắng”.

Sau khi hoàn thành công việc và dịch ổn định thì nhóm sẽ tự giải tán

 Bác sỹ Trung chia sẻ, trong quá trình hoạt động thì phát sinh các thành phần tham gia nhóm để trục lợi, tạo hoàn cảnh giả để xin tiền, xin đồ. “Chúng tôi nhận diện được và các thành viên nhóm báo cáo lại nên tiến hành xóa tin và cấm thành viên đó tham gia hoạt động đồng thời cảnh báo luôn trên Group. Về mặt kỹ thuật thì Group chặn các từ khóa như "tài khoản", "tk" để tránh các tin xin tiền. Chúng tôi rất đau lòng khi phải xóa đi các tin nêu hoàn cảnh khó khăn, trẻ em thiếu sữa, nhưng vì loại tin đó quá nhiều nên chỉ giữ lại các tin của nhà từ thiện thông báo về sự trợ giúp của họ để ai cần thì liên lạc trực tiếp”.

“Chúng tôi đang tách dần các nội dung khác nhau vào các nhóm khác nhau. Hiện tại thì xã hội cũng đã xuất hiện khác nhiều các phương tiện hỗ trợ khác và chính quyền đang thay đổi cách chống dịch, tháo gỡ dần các khó khăn nên tôi nghĩ rằng một thời gian sau tình hình sẽ ổn định dần, khi đó các nhóm này sẽ không còn chức năng kết nối xã hội nữa. Sau khi hoàn thành công việc và dịch ổn định thì nhóm sẽ tự giải tán”- bác sỹ Trung cho biết./.

Cẩm nang điều trị covid19 tại nhà của Bs Phan Xuân Trung. Để lưu lại bài viết này cho nhiều người đọc cũng như tìm hiểu thông tin về cách điều trị covid từ Bác sĩ Phan Xuân Trung. Tôi xin được cập nhật thông tin tại bài viết này để lưu lại kiến thức cho mọi người cùng tham khảo.

Khuyến cáo về điều trị covid19 tại nhà

- Mọi xử trí y khoa tốt nhất nên có sự thăm khám và chỉ định của Bác sĩ. Tài liệu này chỉ dùng cho những trường hợp không có được sự trợ giúp nào của y tế trong trường hợp khẩn cấp.

- Tất cả các loại thuốc men hay can thiệp y khoa nào cũng đều có tác dụng phụ và chống chỉ định, do đó cần đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc trước khi dùng. Tài liệu luôn luôn có sẵn trên mạng internet.

Tự điều trị covid19 tùy giai đoạn bệnh

GIAI ĐOẠN 0: chưa nhiễm

- Phòng ngừa nhiễm bằng cách rửa mũi, khò họng bằng nước muối 0,9%, ngày 3 lần.

- Mang khẩu trang.

- Tránh đến gần nhau dù lạ hay quen.

- Luôn luôn bật quạt máy.

- Không vào nơi kín cửa.

Mục đích: Tránh bị virus xâm nhập. Nước muối sẽ làm sạch niêm mạc mũi, họng.

GIAI ĐOẠN 1: giai đoạn Virus, chưa triệu chứng.

Mới nhiễm, chưa triệu chứng [trong 7-10 ngày đầu sau nhiễm]

- Xét nghiệm nhanh hoặc RT CPR dương tính.

- Tích cực khò nước muối PHA MẶN. Rửa mũi bằng nước muối PHA MẶN. Ngày 3 lần. Thời gian áp dụng không quá 5-7 ngày.

- Xông bằng nồi lá xông sả, gừng, tinh dầu... trùm mền hít hơi nóng vào đường phổi ngày 1 lần.

Mục đích: Nước muối pha mặn giúp ức chế tế bào, hạn chế sự sinh sản của virus. Xông tinh dầu giúp làm sạch đường thở, nhiệt độ nóng của hơi nước làm giảm hoạt động của virus.

Sau 10 ngày không thấy có triệu chứng gì xem như thoát nạn. Cần xét nghiệm lại để kiểm tra sau 14 và 21 ngày.

Uống mỗi ngày 1 viên Aspirin 81mg sau khi ăn cho đến hết 2 tuần.

GIAI ĐOẠN 2: giai đoạn Virus có triệu chứng

Bắt đầu có triệu chứng sốt, ho, nhức đầu, tiêu chảy, mất mùi, mất vị giác, đau cơ… [Sau 7-10 ngày kể từ lúc nhiễm]

Nguyên tắc: trị triệu chứng.

- Sốt nhẹ: Uống Paracetamol 500mg khi sốt, đau mình hay nhức đầu. Có thể dùng các thuốc hạ sốt khác như Ibuprofen hoặc Aspirin 500mg.

- Sốt nặng, không hạ nhiệt được bằng thuốc: phun sương rượu trắng hoặc cồn lên ngực, lưng để hạ nhiệt. [Không áp dụng cho trẻ em].

- Ho: uống các loại thuốc ức chế ho như Terpin, Theralene, Sapphire, Dextromethorphan... khi ho nhiều, liều dùng tùy thuốc, tham khảo Google.

- Tiêu chảy: uống Diosmectite [Smecta hoặc các thuốc cùng dạng]  1-2 lần x 1 gói và bù nước bằng gói Oresol.

Điều trị phòng ngừa chuyển giai đoạn

- MethylPrednisolone 16mg [Medrol 16] uống 1 lần 1 viên sau ăn no, tốt nhất lúc 8 giờ. Viên đầu tiên thì uống bất cứ lúc nào cũng được. Thuốc uống không quá 5 ngày, cần giảm dần liều để tránh các tác dụng phụ quan trọng. 

- Aspirin 81mg uống mỗi ngày 1 viên sau khi ăn cho đến hết 2 tuần.

Mục đích: 

  • Chống phản ứng viêm, giảm triệu chứng. 
  • Thuốc Paracetamol 500mg có nhiều tên thương hiệu khác nhau, tất cả đều dùng được.

Sau 14 ngày xét nghiệm lại, nếu âm tính là thoát nạn

GIAI ĐOẠN 3 [giai đoạn bệnh COVID]

Tức ngực, khó thở [virus đã xâm nhập hệ thống hô hấp dưới và tạo phản ứng viêm].

- Gọi y tế đến cấp cứu, nhập viện.

Nếu không gọi được, không có nguồn giúp đỡ y tế nào thì tự xử lý:

- Uống Methylprednisolone [Medrol 16mg], ngày 2 lần, tốt nhất uống vào lúc 8 giờ sáng, tuy nhiên có thể uống bất cứ lúc nào khi phát hiện triệu chứng tức ngực, khó thở. [Không uống quá 5 ngày], gọi bác sĩ để được hướng dẫn GIẢM LIỀU.

- Uống Aspirin 81mg ngày 1-2 lần sau ăn để chống đông máu. Uống nhiều gây loét dạ đày.

- Uống Omeprazol hoặc Lansoprazol 1 viên buổi sáng để hạn chế tác dụng viên dạ dày của 2 loại thuốc trên.

Thuốc Aspirin có nhiều tác dụng: kháng viêm, giảm đau, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu [chống đông máu]. Trước đây được xem như thần dược, tuy nhiên có tác dụng phụ gây xuất huyết dạ dày nên ngày nay hạn chế sử dụng.

- Nằm úp, kê gối dưới bụng.

- Thở oxy và theo dõi SpO2, trên 90% là an toàn.

Mục đích: tự cứu trước khi được y tế cứu giúp.

Lưu ý dùng thuốc khi điều trị covid19 tại nhà

Giai đoạn 2 và 3 có sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

Nếu bệnh nhân có một trong những bệnh thuộc vùng CHỐNG CHỈ ĐỊNH thì phải gọi điện thoại tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Không cần dùng đến các loại kháng sinh như Augmentin, Azithromycin… Chỉ dùng các thuốc kháng sinh này khi có dấu hiệu nhiễm trùng.

- Không cần dùng đến các loại thuốc chống dị ứng.

- Không dần dùng thuốc chống đông máu Xelostad, thuốc này chỉ dùng trong bệnh viện, khi có biến chứng nặng.

- Thuốc Paracetamol uống nhiều có thể gây viêm gan do thuốc, chỉ uống khi có sốt, đau mình, nhức đầu.

CÁCH GIẢM LIỀU MEDROL 16MG

Từ ngày 1 đến ngày thứ 5: uống 2 lần 1 viên sáng và 1 viên chiều

Ngày 6 và 7: dùng 1 viên sáng.

Ngày 8 và 9: dùng 1/2 viên sáng.

CÁCH TỰ PHA NƯỚC MUỐI ƯU TRƯƠNG

Dùng 1 ly nước ấm cỡ ly uống bia 250ml, bỏ vào 1 muỗng [thìa] cà phê vung muối ăn, khuấy cho tan hết muối. Nước muối ƯU TRƯƠNG [PHA MẶN] chỉ dùng để rửa khoang mũi khi xác định có nhiễm virus, có thể gây nồng trong khoang mũi. Sau khi đổ nước muối vào đầy khoang mũi, chờ nửa phút thì đổ ra. Sau đó chất nhầy trong mũi tiết ra rất nhiều, kéo theo các mầm bệnh và virus. Không sử dụng nước muối mặn quá 7 ngày. Sau 7 ngày thì nên chuyển sang dùng Xisat hoặc nước muối sinh lý.

BỆNH COVID XẢY RA SAU KHI KHÔNG CÒN VIRUS

Bệnh do Covid-19 gây ra vẫn tiếp diễn sau khi virus đã giảm tải lượng hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính. Diễn tiến xấu vẫn có thể bất ngờ xảy ra sau khi đã chuyển âm. Do đó người bệnh cần được tiếp tục theo dõi. Nếu có tức ngực, khó thở bất thường sau khi đã chuyển âm thì đến Trung tâm Y Khoa Medic để kiểm soát về tình trạng đông máu và chụng CT, MRI vùng phổi, tim…

Khi cần hỗ trợ từ cộng đồng: Group Giúp Nhau Mùa Dịch

//www.facebook.com/groups/groupgiupnhaumuadich

THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo từ nước ngoài

//www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/resourcespages/select-covid-19-news 

1/ Sử dụng aspirin để phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch góp phần làm giảm tỷ lệ mắc mới của số ca nhiễm COVID-19

Một nghiên cứu quan sát hồi cứu đã phân tích dữ liệu của 10.000 người Israel đã được xét nghiệm về COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng Hai đến ngày 30 tháng Sáu năm 2020 và so sánh những người thường xuyên dùng aspirin liều thấp để ngăn ngừa các bệnh tim mạch với những người không sử dụng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân dùng aspirin liều thấp có khả năng nhiễm vi-rút này thấp hơn 29%.

2/ Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng những bệnh nhân dùng aspirin và nhiễm COVID-19 đã hồi phục nhanh hơn trung bình từ 2 đến 3 ngày và thời gian để có kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút sau khi đã xét nghiệm dương tính ngắn hơn đáng kể.

Nghiên cứu được thiết kế và phân tích nhằm làm giảm khả năng xảy ra các biến số gây nhiễu bằng cách loại trừ những người đang dùng aspirin để điều trị bệnh tim mạch và có thể không hoạt động xã hội nhiều và do đó ít có khả năng tiếp xúc với những người dương tính với COVID-19.

Giáo sư Eli Magen từ Barzilai Medical Center, người dẫn dắt nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí: "Quan sát tác dụng có thể có lợi của aspirin liều thấp đối với nhiễm COVID-19 mới chỉ là kết quả sơ bộ nhưng có vẻ rất hứa hẹn”.

Người ta đã chứng minh rằng aspirin có thể điều chỉnh đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch thích ứng để giúp hệ miễn dịch chống lại một số bệnh nhiễm trùng do vi-rút. Các nhà nghiên cứu đã lưu ý đến khía cạnh này khi chọn thực hiện nghiên cứu.

Nguồn lưu và được Bs Trung update thường xuyên:

//docs.google.com/document/d/1C1L3vIDnBU1XUdyU0i2Ks8K0wcAm6eu0Zw70aaKN4P0/edit?fbclid=IwAR1pZlpIdXw8Cn2ZRaN1ow_CC1ygJqAqk37SnKALK4x5RTRCYhv6HKN-CqU#

Video liên quan

Chủ Đề