c v m trong kinh tế chính trị là gì

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Kinh tế chính trị Mác-Lênin là gì? Hoàn cảnh ra đời kinh tế chính trị Mác- Lênin như thế nào?….

Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung chia sẻ dưới đây của chúng tôi. Mời Quý vị theo dõi:

Kinh tế chính trị là một trong ba bộ phận cấu thành của lý luận Mác – Lênin, là khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng; nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội. Mặc dù ra đời tương đối muộn hơn so với các môn khoa học khác như triết học, sử học…, nhưng kinh tế chính trị có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.

Sự ra đời kinh tế chính trị Mác- Lênin

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập hoàn toàn ở nhiều nước Tây Âu, những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản ngày càng lên cao và chuyển từ tự phát sang tự giác, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, đòi hỏi phải có lý luận cách mạng làm vũ khí tư tưởng cho giai cấp vô sản chủ nghĩa Mác đã ra đời.

Các Mác [1818-1883] và Phriđrích Ăngghen [1820-1895] là người sáng lập chủ nghĩa Mác với ba bộ phận cấu thành là triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên cơ sở kế thừa có tính phê phán và chọn lọc những lý luận khoa học của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

Mác và Ph. Ăngghen đã làm cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong kinh tế chính trị trên tất cả các phương diện về đối tượng và phương pháp nghiên cứu, nội dung, tính chất giai cấp… của kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản. C. Mác đã xây dựng học thuyết giá trị thặng dư – hòn đá tảng của học thuyết kinh tế mác xít. C. Mác đã vạch rõ sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản với những tiến bộ, hạn chế, mâu thuẫn của nó và luận chứng khoa học về chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi một phương thức sản xuất mới, cao hơn và tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong điều kiện lịch sử mới, V.I. Lênin [1870-1924] đã tiếp tục bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới. V.I. Lênin đã sáng tạo ra lý luận khoa học về chủ nghĩa đế quốc; khởi thảo lý luận mới về cách mạng xã hội chủ nghĩa; tính tất yếu khách quan, đặc điểm và nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời V.I. Lênin còn vạch ra những quá trình có tính quy luật trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chính sách kinh tế mới [NEP] có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển của nhân loại.

Ý nghĩa nghiên cứu môn Kinh tế Chính trị

Kinh tế Chính trị có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Học tập môn Kinh tế Chính trị giúp cho người học hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển kinh tế; phát triển lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế, hành động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan, giáo điều, duy ý chí.

Kinh tế Chính trị cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho sự hình thành đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kỳ nhất định.

Học tập Kinh tế Chính trị, nắm được các phạm trù và các quy luật kinh tế, là cơ sở cho người học hình thành tư duy kinh tế, không những cần thiết cho các nhà quản lý vĩ mô mà còn rất cần cho quản lý sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp của mọi tầng lớp dân cư, ở tất cả các thành phần kinh tế.

Nắm vững kiến thức Kinh tế Chính trị, người học có khả năng hiểu biết một cách sâu sắc các đường lối và chính sách kinh tế cụ thể của Đảng và Nhà nước ta, tạo niềm tin có cơ sở khoa học vào đường lối, chiến lược, chính sách đó.

Học tập Kinh tế Chính trị, hiểu được sự thay đổi của phương thức sản xuất, các hình thái kinh tế xã hội là tất yếu khách quan, là quy luật của lịch sử, giúp người học có niềm tin sâu sắc vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn, là phù hợp với quy luật khách quan, đi với dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mong rằng những chia sẻ liên quan đến Kinh tế chính trị Mác-Lênin là gì? đã giúp cho Quý độc giả có thêm những thông tin hữu ích, đồng thời hỗ trợ trong việc học tập môn Kinh tế chính trị. Bài viết rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp từ Quý vị.

Chi phí sản xuất của tư bản chủ nghĩa chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Đối với tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động.

Kinh tế chính trị Mác – Lênin hay kinh tế chính trị học Mác – Lênin là một lý thuyết về kinh tế chính trị do Mác, Engels và sau này là Lênin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đó, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là một khái niệm kinh tế chính trị Mác – Lênin. Vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì? Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì?

Chi phí sản xuất của tư bản chủ nghĩa chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Đối với tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động. Chi phí này được định nghĩa là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là k.

Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Sự xuất hiện khái niệm này đã xóa đi ranh giới giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến, che dấu đi nguồn gốc của giá trị thặng dư [đó là tư bản khả biến].

Ngoài việc hiểu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì, công thức liên quan đến chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là thông tin Quý bạn đọc cần biết khi tìm hiểu chủ đề này. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến thông tin này.

Công thức tính chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì ta có công thức: W = c + v + m. Đó chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất [c] và mua sức lao động [v]. Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, được ký hiệu là k. Theo đó, k = c + v. Nếu dùng k để chỉ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức W = c + v + m sẽ chuyển hoá thành: W = k + m.

Về mặt lượng: Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa

Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hóa:

[c + v] < [c + v + m]

Tuy nhiên, với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất [ c] và mua sức lao động [v]. Do đó nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội.

Về mặt vật chất: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, trong khi đó chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa [k] chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản, nó không tạo ra giá trị hàng hóa. Do vậy, C.Mác đã chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ với quá trình làm cho tư tưởng thêm tăng giá trị.

Chính ở dây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản [k], lao động là thực thể, nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất và khi đó không ít người lầm tưởng hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.

Trên đây chúng tôi đã đưa tới cho Quý bạn đọc những thông tin liên quan đến Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, Quý bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề