Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Số người bị tai nạn và tử vong do nguyên nhân từ điện ở nước ta mỗi năm đang có xu hướng tăng lên. Đáng chú ý, hầu hết các tai nạn chết người xảy ra là do chính người dùng bất cẩn trong việc sử dụng điện. Vậy những nguyên nhân gây tai nạn điện là do đâu? Làm thế nào để hạn chế được tình trạng đó?

Nguyên nhân gây tai nạn do điện thường gặp

- Do tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện

- Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện

- Sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại

- Sửa chữa điện không đóng ngắt nguồn điện

- Do vị phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến thế. Đối với những đường dây cao áp hay điện áp cao. Điện phóng ra ngoài không khí, khi đến gần cho dù chưa tiếp xúc trực tiếp nhưng với khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ thì sẽ có hiện tượng phóng điện. Dòng điện qua cơ thể lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

- Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các máy cắt điện, cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch… Các tia hồ quang điện sinh ra có nhiệt độ rất lớn. Nếu người ở trong phạm vi ảnh hưởng của hồ quang điện sẽ bị bỏng nặng và bỏng sâu. Rất khó có thể chữa trị khỏi.

- Một nguyên nhân nữa đó là do tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn tích điện.

Các biện pháp phòng tránh tai nạn do điện

Để hạn chế tai nạn do điện và đảm bảo an toàn cho người dùng, chúng ta cần phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện như:

1. Lựa chọn và sử dụng những thiết bị điện an toàn. Các loại như ổ cắm điện, thiết bị điện dân dụng… nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt, phù hợp với dòng điện của gia đình. Ưu tiên những sản phẩm của công ty có thương hiệu và uy tín trên thị trường.

2. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện.

3. Đảm bảo chắc chắn là nguồn điện đã ngắt hoàn toàn trước khi lắp đặt sửa chữa điện dân dụngđiện lưới.

4. Tuân thủ tuyệt đối an toàn hành lang lưới điện. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và các trạm biến thế.

5. Không sử dụng dây điện trần làm đường dây dẫn điện.

6. Sử dụng các aptomat chống giật cho hệ thống điện gia đình, hộ dân, cơ quan, xí nghiệp…

7. Tìm hiểu những kiến thức về an toàn điện và cách xử lý khi xảy ra tai nạn điện giật./.

Hồng Nhung (t/h)

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Tìm thợ điện từ ứng dụng Rada sẽ giúp bạn tìm được những người thợ tin cậy với thời gian ngắn nhất thông qua cơ chế xác định vị trí hoạt động của thợ và khoảng cách đến bạn khi bạn gửi yêu cầu. Nếu thợ điện tiếp nhận yêu cầu của bạn, họ sẽ gọi lại cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận và trao đổi chi tiết về dịch vụ cần triển khai.

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Đang xử lý yêu cầu...

Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại. Địa chỉ chi tiết nên để ở phần ghi chú.

MÃ ĐƠN HÀNG của bạn: #57487

Rada đã chuyển yêu cầu của bạn tới dịch vụ gần bạn nhất, họ sẽ gọi điện để xác nhận nếu sẵn sàng sau vài phút nữa.

⚠️ Hãy lưu lại MÃ ĐƠN HÀNG của bạn để "Yêu cầu thợ xác nhận MÃ ĐƠN HÀNG" nhằm tránh trường hợp giả mạo. Nếu nhà cung cấp không xác nhận đúng mã đơn, hãy ngưng sử dụng dịch vụ và báo ngay cho chúng tôi đến: 0395.911.911

Mời bạn tải app Rada để theo dõi và giám sát thực hiện ở những yêu cầu tiếp theo.

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

  • 1. Không dùng dây nối bị hư hỏng
  • 2. Không dùng thiết bị điện bị lỗi
  • 3. Rút phích cắm điện đúng cách
  • 4. Tắt đèn trước khi thay bóng mới
  • 5. Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường
  • 6. Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm
  • 7. Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt
  • 8. Không cắt đi chấu thứ 3 của phích cắm
  • 9. Không dùng nước khi ổ cắm bị cháy

Bạn cảm thấy lo lắng vì ngày càng nhiều người bị tai nạn điện dẫn đến tử vong? Nếu áp dụng các biện pháp phòng tránh tai nạn điện, bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng các thiết bị trong nhà.

Hiện nay, hầu hết các trường hợp xảy ra tai nạn điện là do chính người dùng bất cẩn khi sử dụng các thiết bị. Do đó, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh tai nạn điện sau đây để có thể an tâm khi dùng các thiết bị trong gia đình nhé.

1. Không dùng dây nối bị hư hỏng

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Ngay cả khi dây nối chỉ bị hư hỏng một chút cũng có thể khiến bạn bị điện giật. Do đó, bạn cần bỏ chúng đi càng sớm càng tốt. Bạn cần sửa lại những chỗ nối bị hở và đặc biệt là không bao giờ để dây điện nằm trên thảm, sàn nhà vì chúng có thể bị rách, bị hở.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra tất cả các phích cắm điện, dây điện, ổn áp trong nhà xem có hư hỏng không. Đồng thời đảm bảo chúng tránh xa tầm tay của trẻ em.

2. Không dùng thiết bị điện bị lỗi

Khi bạn phát hiện ra thiết bị lỗi thì rất có thể bạn sẽ thấy tiếc mà muốn tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, đừng bao giờ làm vậy khi rủi ro do tai nạn điện là rất cao. Bạn cần phải bỏ thiết bị ấy đi hoặc mang chúng đi sửa ngay. Nếu bạn quyết định tự sửa chữa thiết bị điện thì phải luôn luôn nhớ rút phích cắm ra trước. Nếu không thì một sự sai sót trong quá trình sửa cũng có thể gây ra tai nạn điện.

Khi không có hiểu biết rõ về điện thì bạn hãy gọi thợ chuyên sửa điện để vừa phòng tránh tai nạn vừa giúp thiết bị điện được sửa chữa đúng cách.

3. Rút phích cắm điện đúng cách

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Một số người thay vì cúi xuống để cầm đúng đầu phích cắm rồi mới rút điện thì lại kéo đường dây điện cho đến khi phích cắm rớt ra khỏi ổ cắm điện. Tuy nhiên, nếu muốn rút thiết bị ra khỏi ổ cắm thì không nên cầm nắm dây của thiết bị mà phải rút ở đầu phích cắm điện.

Bạn nên cầm đầu phích cắm để rút dây điện ra nhằm tránh làm hỏng đường dây dẫn, chính là nguyên nhân khiến tai nạn điện có thể xảy ra.

4. Tắt đèn trước khi thay bóng mới

Trước khi thay đổi bóng đèn mới thì bạn cần tắt đèn trước hoặc rút phích cắm điện đối với bóng đèn có phích cắm. Nhiều người còn kỹ tính hơn bằng cách ngắt luôn cầu dao điện cho đến khi thay xong để đảm bảo tránh mọi rủi ro.

Bạn cần ghi nhớ không bao giờ được xử lý bất kỳ thiết bị điện nào bằng đôi tay ướt át. Nước và điện khi kết hợp sẽ dẫn đến sự nguy hiểm cho bạn.

5. Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Thỉnh thoảng có thể bạn sẽ muốn khoan tường để treo đồ vật nhưng không biết làm thế nào để tránh đường dây điện đi âm tường. Khi đó, bạn cần sử dụng đến máy dò điện để đảm bảo an toàn. Lý do là nếu bạn khoan trúng dây sẽ rất nguy hiểm. Đây là biện pháp phòng tránh tai nạn điện mà nhiều người thường không quá để ý nhưng vô cùng cần thiết.

Nếu bạn định khoan tường thì luôn luôn kiểm tra các mạch dây điện ngầm trong tường trước khi khoan. Nếu vô tình khoan phải dây dẫn điện có điện thì nguy cơ tử vong rất cao.

6. Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm

Một ổ cắm không nên cắm quá nhiều thiết bị điện có công suất cao, hệ thống quá tải sẽ gây hỏng hóc, thậm chí gây cháy. Do đó, bạn không nên cắm các thiết bị điện có công suất hoạt động lớn vào cùng một ổ cắm điện nhằm tránh dẫn đến tình trạng ổ cắm điện bị quá tải và dần dần nóng lên gây ra hiện tượng cháy nổ nhé.

Bạn cần cắm các thiết bị khác nhau vào nhiều ổ cắm khác nhau, hãy rút bớt các phích cắm của bất kỳ thiết bị nào mà bạn không sử dụng.

7. Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Những tai nạn điện trong phòng tắm thường tiềm ẩn sự nguy hiểm cao hơn bởi độ ẩm da người là khá cao, bên cạnh đó là các yếu tố trơn, trượt có thể xảy ra khi người sử dụng bị giật mình do điện giật.

Vì vậy, bạn không nên lắp đặt ổ cắm trong phòng tắm, trường hợp bắt buộc phải có ổ cắm dành cho máy cạo râu thì bạn nên đặt nó ở vị trí cao, khô ráo, tránh xa bồn tắm, vòi hoa sen để nước không bắn vào. Hãy sử dụng loại ổ cắm có nắp đậy bảo vệ khi không sử dụng. Nếu muốn sử dụng máy sấy tóc thì bạn nên lau khô người và đi đến một căn phòng khác để dùng.

Bạn không nên mang bất cứ thiết bị sử dụng điện cầm tay nào vào phòng tắm và hãy tắt hết các thiết bị điện trong phòng khi không sử dụng.

8. Không cắt đi chấu thứ 3 của phích cắm

Phích cắm điện 3 chấu là dòng sản phẩm được nhiều người sử dụng để kết nối các thiết bị điện với nguồn điện của gia đình. Tuy nhiên nhiều người cho rằng phích cắm 3 chấu rườm rà và gây phức tạp khi sử dụng so với phích cắm 2 chấu. Đôi khi cũng có thể vì nhiều gia đình có ổ cắm không phù hợp nên họ chọn cách cắt bỏ đi 1 chấu. Điều này rất không nên vì chấu thứ 3 sẽ giúp bạn được đảm bảo an toàn hơn. Tương tự, với các bộ phận khác của thiết bị điện thì bạn cũng cần tuân thủ theo thiết kế của nhà sản xuất thay vì tự sửa chữa lại.

Việc bẻ chấu tiếp mát có thể gây hỏng hóc cả bộ phích cắm điện. Bạn nên sử dụng thêm đầu cắm 2 chấu khác nối phích cắm 3 chấu với nguồn điện để đảm bảo an toàn.

9. Không dùng nước khi ổ cắm bị cháy

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Khi thấy ổ cắm bị cháy, bạn có thể hoảng hốt và hành động sai lầm trong khi vội vã. Do đó, hãy luôn ghi nhớ rõ: “Nước + Lửa = Nguy hiểm”. Nếu không may xảy ra trường hợp này thì bạn cần bình tĩnh để đi ngắt cầu dao ngay lập tức.

Bạn có thể sử dụng bình chữa cháy chuyên dụng nếu thấy khói lửa vẫn còn. Tuy nhiên, hãy rời khỏi nhà ngay nếu thấy không ổn và gọi đến trung tâm dịch vụ sửa chữa điện nhờ giúp đỡ.

Trên đây chỉ là một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện cơ bản mà bạn cần ghi nhớ. Điều quan trọng là bạn phải luôn cẩn thận mỗi khi đụng đến các thiết bị điện. Ngoài ra, bạn cũng nên bảo trì và kiểm tra hư hỏng thường xuyên với các thiết bị này để đảm bảo sự an toàn tối đa cho cả gia đình nhé.

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi làm việc

Đặt trực tiếp từ form tìm thợ điện tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động xác định dịch vụ mà bạn cần thì bỏ qua bước 1 và bước 2)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn khi yêu cầu được gửi đi.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng; Bạn có thể bấm nút đỏ phía dưới màn hình (trong trường hợp bạn truy cập web bằng điện thoại), hệ thống sẽ tự xác định loại điện thoại mà bạn đang sử dụng để chuyển đến kho cài đặt tương ứng. Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện

Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 và được Facebook tài trợ trong chương trình FBStart