Các dịch vụ của công ty du lịch

Vì vậy, để thực hiện được những hoạt động này, doanh nghiệp lữ hành cần có chuỗi cung ứng các dịch vụ và hàng hóa. Chuỗi cung ứng  dịch vụ  cho hoạt động lữ hành được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: 

- Theo đặc thù của dịch vụ: Các dịch vụ cung ứng cho hoạt động lữ hành rất đa dạng và phong phú. Bao gồm: Dịch vụ về thông tin du lịch; dịch vụ quảng cáo, xúc tiến du lịch, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường;..v.v

- Theo quy trình mua và bán hàng: Dịch vụ cung ứng cho hoạt động lữ hành bao gồm hai nhóm chính:

+ Dịch vụ mua trước: Để tổ chức các chương trình du lịch thông thường các doanh nghiệp lữ hành đặt mua trước vé máy bay, mua trước toàn bộ số buồng tại một khách sạn hoặc tại một khu du lịch nào đó… Sau đó họ sẽ thiết kế các chương trình du lịch để bán cho khách hàng. Khách hàng ở đây có thể là các đại lý bán lẻ hoặc trực tiếp bán cho khách du lịch.

+ Dịch vụ mua trong quá trình phục vụ khách: Đây là các dịch vụ theo yêu cầu của khách, có thể là các dịch vụ đơn lẻ như: mua vé máy bay, đặt chỗ tại các khách sạn và cũng có thể là một chuyến du lịch theo yêu cầu của khách bao gồm cả vé máy bay, đặt chỗ tại khách sạn, vận chuyển tại điểm đến…

Các dịch vụ của công ty du lịch

Nguồn: Du lịch bền vững, Dự án ESRT

- Theo mức độ trực tuyến; dịch vụ của hoạt động lữ hành được chia thành hai nhóm:  + Các dịch vụ trực tuyến online: Các dịch vụ này được cung cấp thông qua công cụ web. Các dịch vụ này ngày càng phát triển cho phép doanh nghiệp lữ hành rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian với khách hàng. Một loạt các công cụ như hỗ trợ thông tin và kỹ thuật trực tuyến, tư vấn trực tuyến, thanh toán trực tuyến… đã và đang phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ với rất nhiều hình thức và các phương tiện sử dụng khác nhau.

+ Các dịch vụ trực tiếp (offline): Các dịch vụ này được triển khai thông qua các kênh truyền thống, thường là có sự tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và các doanh nghiệp lữ hành. 

-Theo chủ thể cung ứng dịch vụ cho hoạt động lữ hành bao gồm: + Dịch vụ cung ứng bán buôn trong hoạt động lữ hành: Đó là các nhà cung ứng như hàng không, khách sạn thường bán buôn cho các doanh nghiệp lữ hành một số chỗ ngồi nhất định trên các chuyến bay hoặc một số buồng khách sạn trong một khoảng thời gian nhất định để các doanh nghiệp lữ hành chủ động xây dựng các chương trình du lịch thu hút khách hàng.  

+ Dịch vụ bán lẻ của doanh nghiệp lữ hành. Đó là các dịch vụ theo yêu cầu của khách, các đại lý lữ hành thực hiện như: bán các chương trình du lịch, đăng ký vé máy bay, thuê xe ô tô, đặt chỗ trong khách sạn…  Các dịch vụ này cung cấp trực tiếp đến tay người tiêu dùng và không thông qua bất kỳ một trung gian nào.

Chất lượng của các dịch vụ và hàng hóa trong hoạt động lữ hành đều phụ thuộc  vào chất lượng dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị cung ứng. Vì thế, khi bàn đến chất lượng dịch vụ du lịch hoặc chất lượng “sản phẩm” du lịch cần xem xét đến chất lượng dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị cung ứng.

C.A.

Ngày hỏi:03/08/2017

Dịch vụ du lịch khác gồm những loại nào? Quy định về phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Gần đây, khi theo dõi tin tức, báo chí, tôi được biết Nhà nước vừa ban hành Luật Du lịch mới sẽ được áp dụng từ năm 2018. Một số bài viết có đề cập đến các dịch vụ du lịch khác. Vậy theo nội dung của luật mới thì dịch vụ du lịch khác gồm những loại nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong Ban biên tập dành thời gian giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn rất nhiều! Đình Tuấn (tuan***@gmail.com)

  • Từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

    Từ năm 2018, các loại dịch vụ du lịch khác được quy định tại Điều 54 Luật Du lịch 2017. Cụ thể bao gồm:

    1. Dịch vụ ăn uống.

    2. Dịch vụ mua sắm.

    3. Dịch vụ thể thao.

    4. Dịch vụ vui chơi, giải trí.

    5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

    6. Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

    Quy định về phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào?

    Theo Điều 55 Luật trên có quy định phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như sau:

    Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:

    1. Đầu tư, xây dựng các chuỗi nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực, lễ hội ẩm thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, tiếp thu tinh hoa ẩm thực thế giới;

    2. Đầu tư, xây dựng các khu phố mua sắm, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ trong nước, cửa hàng miễn thuế; tổ chức các chương trình khuyến mại hằng năm;

    3. Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch gắn với thể thao trên cơ sở tài nguyên du lịch và lợi thế về địa hình của Việt Nam; tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách du lịch;

    4. Xây dựng và tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại; kết nối hệ thống bảo tàng, nhà hát với hoạt động du lịch; khai thác trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm giải trí;

    5. Cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại;

    6. Cung cấp các dịch vụ có liên quan khác theo nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các loại dịch vụ du lịch khác từ năm 2018. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Du lịch 2017.

    Trân trọng!


Một trong những vấn đề quan trọng doanh nghiệp không thể bỏ qua khi thành lập công ty dịch vụ du lịch chính là điều kiện kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng những yêu cầu sau:

– Người đại diện, chủ công ty, giám đốc của công ty du lịch phải là người có bằng cấp về lữ hành, tối thiểu là bằng trung cấp. Còn nếu chỉ có những bằng khác thì cần có chứng chỉ tối thiểu ở trình độ trung cấp của nghiệp vụ du lịch lữ hành trong nước. Cụ thể theo thông tư 6/2017 của Bộ VHTT& DL thì các loại bằng cấp sau sẽ được chấp nhận: Du lịch lữ hành; Quản trị lữ hành; Quản lý, kinh doanh du lịch; Du lịch; Điều hành tour; Marketing du lịch hoặc Quản trị du lịch và lữ hành.

– Doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng hợp lệ với hướng dẫn viên. Công ty du lịch lữ hành quốc tế phải tiến hành mua bảo hiểm cho du khách ra nước ngoài du lịch.

– Công ty du lịch phải có ký hợp đồng với hướng dẫn viên; Hướng dẫn viên công ty lữ hành phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc quốc tế theo đúng quy định. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; hướng dẫn viên nội địa chỉ được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam.

– Người trực tiếp điều hành phải có bằng cấp tối thiểu cao đẳng trở lên đối với các ngành nghề liên quan đến lữ hành quốc tế và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lữ hành tối thiểu là 4 năm. Có tối thiểu 3 hướng dẫn viên phải có thẻ, chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

– Doanh nghiệp phải chuẩn bị tiền ký quỹ ở ngân hàng. Mức ký quỹ đối với du lịch lữ hành quốc tế là 500 triệu VNĐ. Mức ký quỹ của du lịch nội địa là 100 triệu VNĐ.

– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc thì trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hợp lệ. Thông thương, doanh nghiệp có thể xin một trong 3 loại giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch ra nước ngoài, Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách Việt Nam và Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách vào Việt Nam và du khách đi nước ngoài du lịch.

II/ Những thủ tục cần chuẩn bị khi thành lập công ty dịch vụ du lịch

Để thành lập công ty dịch vụ du lịch thành công thì bên cnahj điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin cơ bản về công ty như sau:

Người đại diện pháp luật của công ty dịch vụ du lịch:

– Công ty dịch vụ du lịch có thể có 1 hay nhiều người đại diện pháp luật nếu chọn loại hình cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Người đại diện pháp luật có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty, là người quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp cần chọn một người đại diện có kinh nghiệm cũng như đủ năng lực, đảm bảo có thể giải quyết những công việc quan trọng của doanh nghiệp khi thành lập công ty dịch vụ du lịch. Người đại diện theo pháp luật của một công ty có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, người quản lý…

>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

Loại hình công ty dịch vụ du lịch:

– Loại hình phù hợp với công ty dịch vụ du lịch sẽ do doanh nghiệp căn cứ vào số lượng thành viên, người góp vốn, tỉ lệ vốn, mong muốn của chủ doanh nghiệp…để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Mỗi loại hình có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng doanh nghiệp, do đó, hãy cân nhắc kỹ và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

– Doanh nghiệp dịch vụ du lịch có thể chọn một trong 5 loại hình sau để làm hình thức cho doanh nghiệp của mình như công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty hợp danh.

>>> Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

Tên công ty dịch vụ du lịch:

– Công ty dịch vụ du lịch cần có một tên riêng, khác biệt với những công ty khác, đặc biệt, tên công ty phải là duy nhất, không được giống hay trùng lặp với bất cứ tên của doanh nghiệp khắc đã đăng ký kinh doanh trước đó.

– Tên của công ty dịch vụ du lịch có thể được viết bằng tiếng anh hoặc tiếng việt, nhưng phải đảm bảo là tên không chứa ký tự, từ ngữ cấm hay ký tự, từ ngữ thiếu văn hóa. Hơn nữa, tên không được gây nhầm lẫn với công ty khác.

– Tên công ty có thể viết tắt. Doanh nghiệp không sử dụng tên lực lượng vũ trang hay tên của bất cứ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào để làm tên cho công ty dịch vụ du lịch. Để tránh các trường hợp tên không hợp lệ, doanh nghiệp nên tra cứu tên cần thận trước khi đăng ký kinh doanh.

>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty

Địa chỉ công ty dịch vụ du lịch

– Công ty dịch vụ du lịch cần có địa chỉ bên trong lãnh thổ Việt Nam, như vậy mới có thể thuận lợi đăng ký kinh doanh. Địa chỉ công ty dịch vụ du lịch phải chính xác, không được sử dụng địa chỉ giả.

– Chung cư và khu tập thể là những khu vực không thể đặt địa chỉ kinh doanh, do đó, doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh địa chỉ công ty ở những khu vực này. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của cá nhân, gia đình, bạn bè… để đăng ký trụ sở công ty.

- Nếu trường hợp thuê văn phòng làm địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền thuê và sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật và một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau.

>>>Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

Vốn tối thiểu và vốn điều lệ công ty dịch vụ du lịch

– Doanh nghiệp dịch vụ du lịch khi đăng ký kinh doanh thì cần chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ. Vốn tối thiểu khi thành lập công ty dịch vụ du lịch thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của ngành nghề đăng ký kinh doanh. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?)

– Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai vốn điều lệ phù hợp cho công ty dịch vụ du lịch. Mức vốn này cũng phụ thuộc vào điều kiện về vốn của doanh nghiệp và quy định từng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).

+ Nếu doanh nghiệp dịch vụ du lịch đăng ký kinh doanh ngành nghề không có điều kiện liên quan đến vốn, thì có thể thực hiện kê khai vốn điều lệ theo mong muốn cũng như khả năng của doanh nghiệp. Vốn điều lệ ở trường hợp này không bị giới hạn ở mức tối đa hay tối thiểu.

+ Nếu doanh nghiệp dịch vụ du lịch đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu liên quan đến vốn, ví dụ như ngành nghề đó yêu cầu về vốn ký quỹ, vốn pháp định thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ ở mức tối thiểu ngang bằng với mức vốn pháp định, như vậy mới được đăng ký kinh doanh. Trường hợp này tuy không giới hạn về mức vốn điều lệ tối đa nhưng lại giới hạn về mức tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.(Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).

Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty dịch vụ du lịch

– Công ty dịch vụ du lịch cần thực hiện đăng ký kinh doanh ngành nghề cũng như mã ngành phù hợp đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch thì mới được hoạt động kinh doanh. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

– Trường hợp này, khi thành lập công ty dịch vụ du lịch, doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề cụ thể như sau:– Các ngành nghề cùng mã ngành tương ứng doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh gồm:

Ngành nghề

Mã ngành

Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành quốc tế nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế

7912

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

8230

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

5510

Vận tải hành khách đường bộ khác

4932

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

5229

Đại lý du lịch

7911

Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

7920

– Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng những điều kiện ngành nghề liên quan khi kinh doanh dịch vụ dịch vụ du lịch.

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì ngay sau khi có giấy phép thành lập công ty dịch vụ du lịch có thể đi vào hoạt động ngay.

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được yêu cầu theo quy định và tiến hành kiểm đinh, xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, sau đó mới được phép đi vào hoạt động kinh doanh.

III/ Hồ sơ đăng ký mở công ty dịch vụ du lịch

Để có thể giúp công ty dịch vụ du lịch đi vào hoạt động đúng pháp luật thì doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ nộp lên Sở KH & ĐT để xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Hồ sơ cụ thể gồm những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp cấp giấy phép đăng ký công ty dịch vụ du lịch.

– Điều lệ cụ thể và đầy đủ của công ty dịch vụ du lịch

– Danh sách cổ đông sở hữu cổ phần hay danh sách thành viên góp vốn vào công ty.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân (nếu là cá nhân), kèm theo giấy đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập (nếu là tổ chức)… ( Bản sao, công chứng).

>>> Hồ sơ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

>>> Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Nam Việt Luật soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh để có thể nhận giấy phép thành lập công ty dịch vụ du lịch sau 3 – 5 ngày.

IV/ Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập công ty, có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh:

Sau khi đáp ứng đủ điều kiện, doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch từ Sở Du lịch. Cụ thể như sau:

+ Tài liệu về chứng chỉ hành nghề, thẻ hướng dẫn viên.

+ Tài liệu xác minh vốn ký quỹ tại ngân hàng.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

+ Nội dung các chương trình du lịch và phương án kinh doanh dịch vụ du lịch.

+ Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc của người điều hành doanh nghiệp.

+ Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đúng thời hạn cho phép:

– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty dịch vụ du lịch. Nếu quá thời gian trên mà doanh nghiệp không thực hiện việc công bố thông tin công ty thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.

Doanh nghiệp cần treo bảng hiệu công ty dịch vụ du lịch:

– Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty dịch vụ du lịch và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…

Tiến hành thuê kế toán viên và dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết những sổ sách, tài chính và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn theo quy định:

– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn quy định là 90 ngày.

– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

Đóng thuế sau khi thành lập công ty dịch vụ du lịch

– Sau khi thành lập công ty dịch vụ du lịch thì doanh nghiệp sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế cơ bản như: Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi kết thúc năm tài chính; Thuế giá trị gia tăng theo quý báo cáo của doanh nghiệp; Thuế môn bài (Thuế môn bài (đóng trong vòng 30 ngày sau khi mở công ty). Mức thuế môn bài phải đóng sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai. Cụ thể là trên 10 tỷ VNĐ thì đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm, dưới 10 tỷ VNĐ thì đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm).

– Ngoài ra, công ty cần nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh trong vòng 30 ngày, nêu không sẽ bị xử phạt hành chính.

Khắc con dấu cho doanh nghiệp và công khai mẫu dấu:

– Doanh nghiệp phải đặt khắc con dấu của công ty, số lượng và hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần phải đảm bảo con dấu thể hiện được những thông tin cần thiết như tên công ty hay mã số doanh nghiệp.

– Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

Công ty dịch vụ du lịch thông báo phát hành hóa đơn:

– Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.

Công ty dịch vụ du lịch cần mua chữ ký số:

– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.

– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và báo số tài khoản:

– Công ty dịch vụ du lịch sau khi đi vào hoạt động cần tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty. Đại diện pháp luật hoặc chủ công ty mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở KH & ĐT.

Trên đây là những thông tin đầy đủ chi tiết về vấn đề thành lập công ty dịch vụ du lịch. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, doanh nghiệp hãy liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn nhé!