Các loại đơn vị dự toán đặc biệt

Phân loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại Kho bạc Nhà nước được quy định tại hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

Tùy theo yêu cầu quản lý và nội dung sử dụng kinh phí, các loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tại KBNN được phân loại cụ thể như sau:

1. Tài khoản dự toán

Tài khoản dự toán được mở cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí của ngân sách nhà nước (NSNN), các tổ chức ngân sách theo hình thức cấp bằng dự toán gồm: tài khoản dự toán chi thường xuyên, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXĐCB), dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi kinh phí ủy quyền, dự toán chi chuyển giao, dự toán chi bằng lệnh chi tiền,...

2. Tài khoản tiền gửi

Tài khoản tiền gửi được mở cho các đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS), đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân, bao gồm mã tài khoản kế toán thuộc Nhóm 37 - Phải trả tiền gửi của các đơn vị, cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: Tiền gửi dự toán, Tiền gửi thu sự nghiệp, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của xã: Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của dự án.

- Tài khoản tiền gửi có mục đích.

- Tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.

- Tài khoản tiền gửi của các quỹ.

- Tài khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.

3. Tài khoản có tính chất tiền gửi

Tài khoản có tính chất tiền gửi mở cho các đơn vị, tổ chức bao gồm mã tài khoản kế toán cụ thể như sau;

- Tài khoản tiền gửi thuộc "Nhóm 35 - Phải trả về thu ngân sách" được mở cho các cơ quan thu (Tài chính, Thuế, Hải quan, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền khác) để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí trước khi trích nộp ngân sách nhà nước, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản phải trả theo kiến nghị, các khoản thu chờ xử lý, phải trả về thu ngân sách năm sau và các khoản tạm thu khác.

- Tài khoản tạm giữ chờ xử lý mở cho các cơ quan, thu để phản ánh tài sản tạm giữ chờ xử lý theo quy định của pháp luật và được mở chi tiết theo cơ quan Tài chính, cơ quan Hải quan và các cơ quan khác.

- Tài khoản phải trả khác được mở để phản ánh các khoản phải trả khác ngoài nội dung các tài khoản đã mở theo nội dung nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về phân loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại Kho bạc Nhà nước. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 61/2014/TT-BTC.

Đơn vị bà Ngô Thúy Hằng là đơn vị sự nghiệp loại 2 (tự chủ chi thường xuyên). Theo Điều 35 Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ: "Căn cứ phương án tự chủ tài chính do các đơn vị sự nghiệp công đề xuất (không bao gồm phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công tại điểm a khoản 2 Điều này), cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định và xác định kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp tại thời điểm thẩm định phương án tự chủ tài chính xác định được kinh phí đặt hàng cho đơn vị); dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công, có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính, cơ quan tài chính ở địa phương theo phân cấp) xem xét, có ý kiến.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính: "đơn vị sự nghiệp công lập dự toán theo quy định tại khoản 1 điều này, gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước".

Bà Hằng hỏi, từ năm thứ 2 trở đi của thời kỳ ổn định 5 năm đơn vị bà có phải trình dự toán cấp có thẩm quyền phê duyệt không hay đơn vị tự duyệt dự toán?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Việc lập dự toán của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 12 Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16/09/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:

"1. Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu, chi ngân sách và cung cấp hoạt động dịch vụ thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và Điều 32 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP"

"2. Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước"

Căn cứ quy định trên, việc lập dự toán của đơn vị sự nghiệp công phải được thực hiện hàng năm, gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Do đó, đề nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Các đơn vị dự toán cấp 3 là gì?

Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cơ sở của hệ thống đơn vị dự toán, nhận hạn mức kinh phí thông qua đơn vị dự toán cấp l hoặc đơn vị dự toán cấp II. Các đơn vị dự toán cấp II, nếu không có đơn vị dự toán cấp III trực thuộc thì đồng thời cũng là đơn vị dự toán cấp IIl.

Các đơn vị dự toán là gì?

Đơn vị dự toán là Tổ chức được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động theo năm ngân sách, được trao quyền phân phối, sử dụng các khoản tiền do ngân sách nhà nước cấp phát.

Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp là gì?

Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán ...

Đơn vị dự toán cấp 1 là gì?

Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách. 10. Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.