Các loại quyết định trong quản trị học

Quyết định quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của quy trình lập kế hoạch. Việc lựa chọn phương án tối ưu trong nhiều phương án đã được xây dựng là thời điểm đánh dấu kế hoạch được chấp nhận. Như vậy việc tìm hiểu những vấn đề liên quan tới quyết định quản lý ở đây là sự cụ thể hoá của một bước trong quá trình lập kế hoạch. Điều đó có nghĩa là quyết định quản lý được tiếp cận theo nghĩa hẹp.

Quyết định quản lý là việc ấn định hay tuyên bố lựa chọn của chủ thể quản lý về một hoặc một số phương án để thực hiện những công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

2. Đặc điểm của quyết định quản lý

* Quyết định quản lý là hạt nhân của hệ thống quản lý

Quyết định quản lý liên quan tới tất cả các yếu tố của hệ thống quản lý. Quyết định quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý. Bất cứ nhà quản lý nào cũng phải thông qua quyết định quản lý để thực hiện chức năng của mình. Nhiều nhà tư tưởng quản lý đồng nhất quản lý với việc ra quyết định. Điều đó là hợp lý ở chỗ khi thực hiện nguyên tắc quản lý, quy trình quản lý, phương pháp quản lý, phong cách quản lý… mục đích cuối cùng hướng tới là để có các quyết định quản lý đúng đắn. Tuy nhiên, ra quyết định chỉ mới là một điều kiện cần của hoạt động quản lý. Quản lý là một chỉnh thể bao gồm nhiều nhân tố trong đó ra quyết định và thực thi quyết định là hạt nhân quan trọng nhất của nó.

* Quyết định quản lý vừa có tính tối ưu vừa có tính hạn định

Tính tối ưu của quyết định quản lý thể hiện ở chỗ khi nhà quản lý đã ấn định và lựa chọn một phương án nào đó thì họ đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng để phân công đúng người đúng việc và cung cấp những điều kiện vật chất, tài chính phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Tuy nhiên, khi hoàn cảnh thay đổi [mà điều này diễn ra thường xuyên] thì phương án đã lựa chọn có thể không còn phù hợp. Mặt khác, khi thực hiện tốt phương án đã lựa chọn có thể xảy ra tình trạng ảnh hưởng không tốt tới phương án khác hoặc công việc khác của tổ chức.

* Quyết định quản lý vừa mang tính chắc chắn vừa mang tính rủi ro

Quyết định quản lý là một hàm biến số, bao gồm: con người thực hiện, công việc, công cụ, phương tiện và hoàn cảnh.

Tính chắc chắn của quyết định quản lý chỉ có thể có được khi nhà quản lý nhận thức được bản chất của các biến số và kết hợp chúng một cách phù hợp.

Tính rủi ro của quyết định quản lý có thể xảy ra nếu như nhà quản lý không thấy được một hoặc một số biến số đã thay đổi hoặc lệch pha nhau mà vẫn kết hợp chúng lại một cách chủ quan.

Như vậy, quyết định quản lý với tư cách là những phương án lựa chọn tối ưu của chủ thể trong một điều kiện hoàn cảnh nhất định là biểu hiện rõ nét nhất của cái gọi là quản lý “theo tình huống”. Dưới góc nhìn khoa học và nhãn quan thực tiễn,  chúng ta không nên phủ nhận hoàn toàn trường phái quản lý “theo tình huống” bởi vì nó vốn tồn tại thực sự trong thực tế. Chỉ có điều thực tiễn quản lý là hết sức đa dạng và phong phú mà quản lý theo tình huống là một trong những biểu hiện của sự đa dạng đó.

* Quyết định quản lý phản ánh quan hệ lợi ích nhất định

Quyết định quản lý có nhiều loại hình và tính chất khác nhau. Nhưng dưới góc độ lợi ích có thể thấy rằng việc ban hành và thực thi những quyết định quản lý cụ thể thường liên quan tới quan hệ lợi ích trong tổ chức. Có những quyết định mang lại lợi ích chung cho mọi người, cũng có thể có những quyết định mang lại lợi ích cho một nhóm người, có những quyết định mang lại lợi ích cho một cá nhân, hoặc có những quyết định chỉ có lợi cho chủ thể quản lý mà ảnh hưởng tới lợi ích của đối tượng quản lý. Rõ ràng các loại quyết định quản lý đó có ảnh hưởng khác nhau đối với sự phát triển của tổ chức.

Các nhà quản lý có vai trò quyết định đối với việc giải quyết các xung đột về lợi ích trong tổ chức thông qua việc xây dựng và thực thi các quyết định quản lý đúng đắn và phù hợp. Muốn vậy, họ phải tuân theo “quy luật hoàn cảnh” trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý. Chỉ có những quyết định quản lý mang lại lợi ích chung, lợi ích tập thể thì mới đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả cho tổ chức.

* Quyết định quản lý vừa mang dấu ấn của chủ thể, vừa phản ánh văn hoá tổ chức

Thông qua việc ra quyết định và thực thi quyết định, có thể nhận biết được chủ thể quản lý đang lựa chọn phương pháp và phong cách quản lý nào. Nói cách khác, quyết định quản lý là sản phẩm của cách thức sử dụng quyền lực của chủ thể. Quyết định quản lý có thể được tạo ra bởi một người, một nhóm người hay một tổ chức. Việc lựa chọn cách thức nào cho việc ra quyết định là biểu hiện của văn hoá tổ chức.

3. Phân loại quyết định

Tuỳ vào các căn cứ khác nhau mà có thể phân chia thành nhiều loại quyết định quản lý:

– Căn cứ vào phạm vi của quyết định:

+ Quyết định chiến lược: Đây là những quyết định mang tính định hướng phát triển trong thời gian tương đối dài và có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong hệ thống tổ chức.

+ Quyết định chiến thuật hay các quyết định tác nghiệp. Đây là những quyết định mang tính định lượng, liên quan tới nội dung và cách thức thực hiện những nhiệm vụ và công việc cụ thể. Những quyết định tác nghiệp thường căn cứ vào những quyết định chiến lược để triển khai.

– Theo mức độ ổn định hay không ổn định của quyết định

+ Quyết định chương trình hoá: Là dạng quyết định về một vấn đề thường xuyên nảy sinh, quy trình thực hiện rõ ràng, có tính ổn định và lặp lại. Đây là những quyết định dễ ban hành và thường tốn ít thời gian.

+ Quyết định phi chương trình hoá: Đây là loại quyết định về những vấn đề chưa có tiền lệ, hay là một vấn đề phức tạp và quan trọng. Nội dung của loại quyết định này thường là mới và không có cấu trúc.

– Theo chủ thể ra quyết định:

+ Quyết định cá nhân: Là quyết định do một cá nhân ban hành

+ Quyết định tập thể: Là quyết định do tập thể ban hành

+ Quyết định hỗn hợp: Là hình thức quyết định kết hợp cả hai phương thức ra quyết định tập thể và cá nhân

Hoặc là:

+ Quyết định của người quản lý cấp cao

+ Quyết định của người quản lý cấp trung

+ Quyết định của người quản lý cấp thấp

– Theo nội dung quyết định:

+ Quyết định về nhân sự

+ Quyết định về tài chính

+ Quyết định về cơ sở vật chất

+ Quyết định về lĩnh vực chuyên môn

– Theo hình thức ban hành quyết định:

+ Quyết định bằng văn bản: Là quyết định được ban hành dưới dạng văn bản

+ Quyết định bằng lời nói: Là quyết định được ban hành dưới dạng lời nói

– Theo cách thức tác động tới đối tượng thực hiện

+ Quyết định cưỡng chế

+ Quyết định hướng dẫn

+ Quyết định tuỳ nghi

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Các loại quyết định quản trị?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về. quản trị là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Các loại quyết định quản trị?

- Theo tính chất của vấn đề ra quyết định:

+ Quyết định chiến lược: Là những quyết định xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp. Những quyết định có tầm quan trọng này thường sẽ được ra bởi các nhà quản trị cấp cao.

+ Quyết định chiến thuật: Để giải quyết những vấn đề lớn bao quát một lĩnh vực hoạt động nhà quản trị cấp cao thực hiện các quyết định chiến thuật.

+ Quyết định tác nghiệp: Quyết định tác nghiệp được các nhà quản trị cấp thấp thực hiện để giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn nghiệp vụ trong các bộ phận.

- Theo thời gian thực hiện:

+ Quyết định dài hạn: Là những quyết định được đưa ra trước nhưng chưa được thực hiện ngay lập tức mà phải một thời gian sau mới được thực thi.

+ Quyết định trung hạn: Thời gian để thực hiện quyết định này ngắn hơn quyết định dài hạn nhưng cũng phải đợi thời gian khá dài

+ Quyết định ngắn hạn: Là những quyết định có thể thực thi tức thì, nhanh chóng. Thường là những quyết định mang tính chuyên môn cho các hoạt động nghiệp vụ

- Theo phạm vi thực hiện:

+ Quyết định toàn cục: Là những quyết định ảnh hưởng tới công việc của toàn bộ nhân viên trong các bộ phận. Đây thường là quyết định hướng tới mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

+ Quyết định bộ phận: Là những quyết định có phạm vi hẹp hơn, chỉ ảnh hưởng tới một hay một số bộ phận liên quan tới nhau trong tổ chức còn những bộ phận khác không bị ảnh hưởng công việc.

- Theo chức năng quản trị:

+ Quyết định kẽ hoạch: Là những quyết định được đưa ra khi trả lời các câu hỏi cần làm gì? Làm khi nào? Làm trong bao lâu? Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng bản kế hoạch với phương án phù hợp với vấn đề.

+ Quyết định về vấn đề tổ chức: Các quyết định liên quan đến xây dựng cơ cấu tổ chức hay vấn đề nhân sự

+ Quyết định điều hành: Chính là những mệnh lệnh, khen thưởng, động viên hay cách giải quyết vấn đề được đưa ra bởi nhà quản trị còn người thực hiện là nhân viên

+ Quyết định về kiểm tra: Liên quan đến đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân hay biện pháp điều chỉnh hoạt động

Kiến thức tham khảo về quản trị

1. Quản trị là gì?

- Có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một vài cách hiểu:

+ Cách hiểu thứ nhất, Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được. Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức.

+ Cách hiểu thứ hai, Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường. Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị.

+ Cách hiểu thứ ba, Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định.

=> Tóm lại, có thể hiểu đơn giản quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung với hiệu quả cao. Quản trị là hoạt động hướng đến mục tiêu trên cơ sở sử dụng nguồn lực, con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị và hoạt động quản trị thường bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường.

2. Bản chất của quản trị

- Bản chất quản trị là việc tìm ra phương hướng phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc. Dù có nhiều khái niệm về quản trị nhưng bản chất quản trị thì chỉ có một. Quản trị cần có 3 yếu tố cơ bản sau:

+ Phải có chủ thể quản trị:Đó là yếu tố tạo ra các tác động quản trị, đối tượng quản trị tiếp. Đối tượng bị quản trị phải chịu sự tiếp nhận các tác động đó. Tác động có thể diễn ra một hoặc nhiều lần.

+ Phải có mục tiêu đặt ra cho các chủ thể quản trị và đối tượng:Là các căn cứ để chủ thể tạo ra các nhân tố tác động. Chủ thể quản trị có thể là một hoặc nhiều người. Đối tượng có thể là một tổ chức, tập thể hoặc máy móc, thiết bị

+ Phải có một nguồn lực:Nguồn lực sẽ giúp chủ thể quản trị hoạch định, khai thác trong quá trình quản trị.

3. Tại sao nói quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là một nghề?

* Tính khoa học của quản trị thể hiện:

-Khoa họcquản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách tư duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và cáckỹ thuậtđể giải quyết vấn đề phát sinh.

+ Quản trị học là khoa học nghiên cứu phân tích về công việc quản trị trong tổ chức thành các nguyên tắc, lý thuyết có thể áp dụng cho các tình huống quản trị.

- Khoa học quản trị cung cấp cho các nhà quản trị:

+ Những phương pháp khoa học nhằm giải quyết các vấn đề quản trị

+ Những quan niệm, ý niệm nhằm phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất vấn đề

+ Những kỹ thuật đối phó với các vấn đề trong công việc

- Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luậnkhoa họcđể giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân.

* Tính nghệ thuật của quản trị thể hiện:

- Tính nghệ thuật: là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, từng tình huống

-Nghệ thuậtlà sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống.

- Ví dụ trong một số lĩnh vực sau:

+ Nghệ thuật sử dụng người.

+ Nghệ thuậtquảng cáo.

+ Nghệ thuậtgiao tiếp, ứng xử.

+ Và trong bất cứ một lĩnh vực nào khác.

- Quản trị là một nghề được thể hiên:

+ Quản trị là một nghề được đào tạo một cách hệ thống thông qua các chương trình hoàn chỉnh trong các hệ thống giáo dục trên thế giới.

+ Nghề quản trị mang tính chuyên nghiệp.

+ Thu nhập từ việc thực hiện nghề có khả năng đảm bảo cuộc sống cho người thực hiện nó.

Video liên quan

Chủ Đề