Các test đánh giá thể thao cơ bản năm 2024

Ứng dụng các test đánh giá trình độ kỹ thuật, thể lực cho nam sinh viên chuyên sâu bắn súng, ngành Huấn luyện thể thao, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Ứng dụng các test đánh giá trình độ kỹ thuật, thể lực vào nam sinh viên chuyên sâu bắn súng theo từng học kỳ qua một năm học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư cho thấy, ở các chỉ tiêu kiểm tra về thể lực và kỹ thuật, nam sinh viên chuyên sâu bắn súng ngành Huấn luyện thể thao các khóa đều có sự tăng trưởng tốt về thành tích sau mỗi học kỳ. Trong đó, sinh viên K35 có mức tăng trưởng cao nhất cả thể lực đạt W = 0,86 - 12,6%, kỹ thuật có W = 0,68 - 6,1%; sinh viên K34 có mức tăng trưởng về thể lực đạt W = 0,69 - 4,1%, kỹ thuật có W = 1,12 - 7,55%; sinh viên khóa K33 có mức tăng trưởng về thể lực có W = 0,5 - 3,65%, kỹ thuật có W = 0,93 - 3,27%; sinh viên K32 có mức tăng trưởng về thể lực đạt W = 1,12 - 6,72%, kỹ thuật có W = 0,8 - 3,62%, chứng tỏ các chỉ tiêu được ứng dụng là phù hợp với trình độ của khách thể nghiên cứu, đảm bảo tính logic, thống nhất và xuyên suốt trong đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật cho sinh viên chuyên sâu bắn súng chuyên ngành Huấn luyện thể thao Trường Đại họ...

Trong thể thao hiện đại, vấn đề đánh giá trình độ tập luyện một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình huấn luyện, nó giúp cho huấn luyện viên đánh giá một cách khách quan, đúng đắn tác động của lượng vận động tập luyện nhằm điều chỉnh kịp thời kế hoạch và phương pháp huấn luyện, đồng thời cũng giúp cho VĐV có thể tự đánh giá năng lực thể thao của mình.

Tuy nhiên, việc đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV có trình độ khác nhau là không giống nhau. Nếu với các VĐV lớn tuổi có trình độ thành tích thể thao cao thì cần quan tâm đánh giá sự ổn định của thành tích. Nhưng với các VĐV trẻ, thành tích thể thao còn ở mức độ thấp thì cần quan tâm đánh giá kết quả kiểm tra trong quá trình phát triển. Điều đó cho thấy cần phải có hệ thống các Test đánh giá trình độ tập luyện khác nhau. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đề cập trên đối tượng là nam VĐV Cầu lông 12-15 tuổi trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu.

Về tâm lý lứa tuổi thì các em 14-15 tuổi, có khả năng ghi nhớ, tư duy trìu tượng, khả năng chú ý có tính chất ổn định và tương đối bền vững - hơn hẳn các em 12-13 tuổi. Khả năng tư duy và vận dụng chiến thuật trong thi đấu cũng tốt hơn. Nếu xét từ góc độ sinh lý, lứa tuổi 14-15 đã ở cuối thời kỳ phát dục, do vậy chiều cao, hệ xương tiếp tục cốt hoá và phát triển rất mạnh, hệ thần kinh tiếp tục phát triển và đã ở mức cao. Vì thế khả năng chịu đựng lượng vận động ở nam thiếu niên 14-15 lớn hơn nhiều so với các em 12-13 tuổi cúng giới mới bắt đầu vào thời kỳ tiền dậy thì. Xét về thâm niên tập luyện, với 3 năm tập luyện lâu hơn, việc xếp các em ở tuổi 15 cùng nhóm với các em 12 tuổi là không khoa học.

Chính vì các lý do trên, tuy từ 1 đến 15 chỉ có 4 bậc tuổi, để đảm bảo tính khoa học và phục vụ có hiệu quả cho công tác huấn luyện, khi đánh giá trình độ tập luyện, chúng tôi đã chia thành 2 nhóm tuổi 12-13 và 14-15; cho dù hiện tại, trong hệ thống thi đấu Cầu lông ở nước ta thiếu niên từ 12-15 tuổi vẫn thi đấu trong cùng 1 nhóm tuổi!!!

Xác định hệ thống Test đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV cầu lông 12-13 và 14-15 tuổi

Để có được một hệ thống test khả dĩ đánh giá được trình độ tập luyện (TĐTL) của nam VĐV Cầu lông 12-15 tuổi, chúgn tôi đã tiến hành theo các bước sau:

* Bước 1: Thu thập, thống kê các Test đã được sử dụng (cả trong và ngoài nước) để đánh giá TĐTL của đối tượng trên.

Căn cứ vào các tài liệu trong và ngoài nước, qua thực tiễn huấn luyện Cầu lông ở các trung tâm mạnh trong cả nước, chúng tôi đã thống kê được các Test dùng để đánh giá TĐTL của nam VĐV Cầu lông do nhiều tác giả trong và ngoài nước đã dùng.

* Bước 2: Trên cơ sở các test đã có, chúng tôi chủ động lựa chọn để loại bớt các test ít được sử dụng hoặc có tính khả thi kém.

* Bước 3: Dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến các huấn luyện viên, các chuyên gia Cầu lông trong nước. Chúng tôi đã phỏng vấn 28 huấn luyện viên và các chuyên gia đầu ngành ở môn Cầu lông trong toàn quốc, để chỉ giữ lại các test có tỉe lệ đồng ý từ 75% trở lên - với từng nhóm tuổi.

Kết quả phỏng vấn cho thấy hệ thống test đánh giá TĐTL cho nhóm tuổi 12-13 gồm 28 test, trong đó có: 5 test tâm lý, 8 test kỹ thuật, 6 test về chiến thuật và 9 test thể lực; 29 test cho nhóm tuổi 14-15 gồm: 5 test tâm lý, 7 test kỹ thuật, 6 test chiến thuật và 11 test thể lực.

* Bước 4: Kiểm nghiệm tính thông báo và độ tin cậy của test.

Chúng tôi đã kiểm nghiệm tính thông báo và độ tin cậy của test đã được chọn để loại bớt các test không đạt yêu cầu. Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 20 nam VĐV Cầu lông thiếu niên, mỗi nhóm tuổi 10 VĐV. Chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 đợt, thời gian giữa 2 đợt cách nhau 7 ngày, với điều kiện kiểm tra 2 lần là như nhau. Ở mỗi lần kiểm tra còn cho VĐV mỗi nhóm thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn 1 lượt để xếp hạng.

Để kiểm tra tính thông báo của test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan (r) giữa kết quả thực hiện test với thành tích thi đấu. Nếu hệ số tương quan r>0,7 ở cả hai lần kiểm tra thì test được công nhận có tính thông báo tốt và có độ tin cậy. Khi tính toán, chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc của Spirmen:

Trong đó: n là số lượng đối tượng của mẫu quan sát.

Ai là kết quả thực hiện các Test.

Bi là số thứ tự xếp hạng qua thi đấu.

Sau 4 bước trên, chúng tôi đã xác định được hệ thống test đánh giá TĐTL của nam VĐV Cầu lông theo 2 nhóm tuổi 12-13 và 14-15 được trình báy ở bảng 1.

Bảng 1. Hệ thống test đánh giá TĐTL cho nam VĐV Cầu lông theo 2 nhóm tuổi.

Test

Lứa tuổi 12-13

Lứa tuổi 14-15

Tâm lý

1. Tapping (lần)

+

+

2. Năng lực xử lý thông tin (bít/s)

+

+

3. Phản xạ đơn (ms)

+

4. Phản xạ lựa chọn (ms)

+

+

Kỹ thuật

1. Đánh cầu cao sâu thẳng sân 10 quả (quả)

+

2. Đánh cầu cao sâu chéo sân 10 quả (quả)

+

3. Phát cầu thấp gần 10 quả (quả)

+

4. Phát cầu thấp gần 10 quả (quả)

+

5. Chém cầu góc nhỏ theo đường chéo 10 quả (quả)

+

6. Bỏ nhỏ theo đường chéo 10 quả (quả)

+

7. Phòng thủ thấp tay đẩy cầu trên lưới 1 phút (lần)

+

8. Đập cầu dọc biên 10 quả (quả)

+

Chiến thuật

1. Phát cầu lao nhanh vào ô trái tay 10 quả (quả)

+

+

2. Phát cầu thấp gần, lùi đập dọc biên 10 quả (quả)

+

3. Chém cầu góc nhỏ, lùi đập dọc biên 10 quả (quả)

+

4. Di chuyển lên xuống đập cầu bỏ nhỏ 10 quả (quả)

+

5. Phát cầu cao sâu, lùi đánh cao sâu 10 quả (quả)

+

Thể lực

1. Chạy 30m XPC (s)

+

2. Tại chỗ ném quả cầu lông xa (cm)

+

3. Chạy 5 x 60m XPC (s)

+

+

4. Di chuyển lên xuống 15 lần (s)

+

5. Di chuyển nhặt cầu 6 điểm trên sân (s)

+

6. Lăng tạ Ante 1,5kg trong 1 phút (lần)

+

+

7. Nhảy dây đơn 2 phút (lần)

+

8. Bật xa tại chỗ (cm)

+

Σ

17

14

Thay cho kết luận

Qua 4 bước sàng lọc, kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được một hệ thống test đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Cầu lông 12-15 tuổi:

- Cho nhóm tuổi 12-13 gồm 17 test (4 test về tâm lý, 4 test về kỹ thuật, 3 test về chiến thuật và 6 test về thể lực).

- Cho nhóm tuổi 14-15 gồm 14 test (3 test về tâm lý, 4 test về kỹ thuật, 3 test về chiến thuật và 4 test về thể lực).

Đây là những test đặc trưng, có độ tin cậy và tính thông báo cao, có ý nghĩa lớn trong đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Cầu lông ở mỗi nhóm tuổi..

Lời bàn: Bài viết này giới thiệu một phần kết quả nghiên cứu của tác giả. Các bước tác giả đã thực hiện là đúng đắn, có tính khoa học. Tuy nhiên kết quả có sức thuyết phục chưa cao:

- Những người được phỏng vấn có thể cho ý kiến đúng về các test để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cầu lông nói chung, nhưng đi vào cụ thể VĐV là nam và chia theo 2 nhóm tuổi thì không phải ai cũng đủ kiến thức và thực tiễn để trả lời đúng.

- Một trong các điều kiện để test được chọn là tính ổn định; nhưng với các test kỹ thuật và chiến thuật cần có người giúp - sẽ rất khó ổn định.

- Bước 4 thực chất là 2 bước: Sau khi loại các test không ổn định mới kiểm tra tính thông báo để chỉ giữ lại các test có hệ số tương quan với kết quả thi đấu từ 0,7 trở lên.

- Mặc dù đã qua nhiều bước sàng lọc có cơ sở khoa học. Nhưng trong các test được chọn vẫn có những test cần xem xét tiếp:

* Test phản xạ đơn có thực cần không? khi đã có 3 test tâm lý còn lại.

* Test "phát cầu lao nhanh vào ô trái tay" có thể coi là test kỹ thuật.

* Trong 3 test "Chạy 5 x 60m"; "Di chuyển lên - xuống 15 lần" và "Di chuyển nhặt cầu 6 điểm trên sân" chỉ nên chọn 1 hoặc 2.

- Tuy các test được chọn có thể đã phổ biến trong tất cả huấn luyện viên và VĐV cầu lông. Tuy nhiên vẫn có những test cần phải nêu chi tiết về quy cách để thống nhất khi sử dụng, mới đảm bảo sự so sánh, đánh giá được chính xác.

- Ngoài ra, tầm vóc cơ thể của VĐV cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thi đấu của họ. Dù ít hay nhiều, dù bằng cách đặt vấn đề nào? vẫn không nên bỏ qua.

Mặc dù vậy, bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin bổ ích (nhất là với các huấn luyện viên và VĐV cầu lông); xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.