Các từ in đậm trong câu Non xanh nước biếc có quan hệ với nhau như thế nào

Ai đã từng một lần thoảng nghe những câu thơ ấm như nắng, xanh như màu mắt em; ai đã từng một lần đắm mình trong những điệu ví dặm ngọt vị quê nhà… hẳn không thể nguôi ngoai nhớ về một xứ Nghệ khô cằn sỏi đá mà vẫn đượm nghĩa nặng tình.

Về với Nghệ An là về với cố hương, về nơi chôn nhau cắt rốn vị Cha già kính yêu của dân tộc. Có về, có sống trong những ánh mắt ấm nồng, những vòng tay siết chặt… mới thấu hiểu hết nỗi nhớ mong quê nhà cuả một người con xa xứ đi tìm đường cứu nước. Có về, có sống trong những điệu ví câu hò thiết tha lịm ngọt… mới vỡ òa ra rằng dòng thơ bất tận nơi ngòi bút Bác là bởi chắt chiu từ  nguồn sữa quê hương.

 

Về với Nghệ An là về với một vùng đất sơn thủy hữu tình để thỏa chí ngao du. Ở đấy có Sông Lam “biết khi mô cho cạn” tắm mát một thời trẻ thơ tinh nghịch để khi đi xa vẫn luôn nhớ về, khổ đau lại càng muốn về. Ở đấy có Núi Hồng Lĩnh [đợt cuối chót của dãy núi Pu Lai Leng – Tây Bắc Nghệ An] sừng sững hiên ngang bao bọc lấy quê hương mặc bom đạn kẻ thù. Và ở đấy còn có cả biển Cửa Lò [trước đây thuộc huyện Nghi Lộc] sóng xanh như màu mắt của em để mỗi mùa lễ hội vẫn thu hút hàng ngàn du khách. Bạn bè đến với Cửa Lò vừa để tận hưởng những ngày nghỉ nhẹ nhàng cùng biển đảo quê hương vừa để thưởng thức những món ăn đặc sắc và không gian nghệ thuật có một không hai trong mùa lễ hội. Đặc biệt là đêm hội “Cửa Lò biển gọi” vừa qua, chương trình văn nghệ không chỉ tái hiện lại lịch sử vùng đất Cửa Lò cùng những bước vươn mình biến chuyển mà còn giới thiệu được những giá trị truyền thống, tiềm năng du lịch của vùng đất địa linh, nhân kiệt.

Về với Nghệ An còn là về với những món đặc sản thưởng thức một lần nhớ mãi ngàn sau như Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, cá mát sông Giăng, cháo lươn Vinh, cam xã Đoài… Trong đó, Cam xã Đoài [xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An] đã đi vào cả ngòi bút của Phạm Tiến Duật làm lung lay lòng hàng triệu người đọc Việt Nam: “Cam xã Đoài mọng nước. Giọt vàng như mật ong. Bổ cam ngoài cửa trước. Hương bay vào nhà trong”. Thưởng thức cam xã Đoài, chuyện trò cùng người Nghi Lộc và nghe những câu ví dặm xứ Nghệ quê mình mới hiểu hết cái tình níu chân khách và làm dạt dào ngòi bút của những con người quê hương; mới hiểu hết vì sao mỗi nghệ sỹ qua đây đều để lại cho mình một chấm son nghệ thuật với từ truyện, thơ, hò vè cho đến những bản tình ca làm lay động trái tim hàng triệu người dân từ đời này sang đời khác…

Không chỉ có thế, về với Nghệ An là về với những con người chân chất, mộc mạc, lam lũ một nắng hai sương mà vẫn vang danh sử sách, để lại cho con cháu không chỉ những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị tinh thần, những chiến công oai hùng vang danh năm châu bốn bể mà còn là những cái tên đi vào cả chốn văn hóa tâm linh, làm nên những mùa lễ hội như Lễ hội đền Hồng Sơn [thành phố Vinh], lễ hội đền Ông Hoàng Mười [huyện Hưng Nguyên], lễ hội Vua Mai [huyện Nam Đàn], lễ hội đền Nguyễn Xí [huyện Nghi Lộc]… Đặc biệt, lễ hội đền Nguyễn Xí không chỉ là dịp để du khách và nhân dân hội tụ, gặp gỡ mà còn là dịp để ôn lại lịch sử dân tộc, nhớ về công lao của ngài Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí –  người có công lớn trong việc phế bỏ Nghi Dân, đưa Lê Thánh Tông lên ngôi, mở ra thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Ông không chỉ là một vị tướng có công lao to lớn trong phong trào giải phóng dân tộc mà còn có công lớn trong công cuộc kiến thiết phát triển đất nước ở buổi đầu của thời đại Lê Sơ; trở thành niềm tự hào của những người con quê hương Nghi Lộc khi nhắc về truyền thống lịch sử nước nhà.

Mai này, dù có đi xa, trong tôi vẫn luôn đau đáu nỗi niềm quay về để lại được một lần tắm nước sông Lam, nghe kể chuyện Núi Hồng, ăn cam xã Đoài và dự lễ hội đền Nguyễn Xí… để những câu hát “Nếu không có sông Lam. Núi Hồng buồn biết mấyNúi Hồng không đứng đó. Sông Lam xanh cũng thừaVà bao câu đò đưaThả neo vào lịch sửBao buồn vui buồn vuiNghĩa tình ơi chan chứa” [Sông Lam – Núi Hồng] không bao giờ ngớt lịm ngọt trên môi… 

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

non xanh nước biếc có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu non xanh nước biếc trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ non xanh nước biếc trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ non xanh nước biếc nghĩa là gì.

Phong cảnh núi sông đẹp đẽ, nên thơ.
  • yêu thanh chuộng lạ là gì?
  • ai biết ngứa đâu mà gãi là gì?
  • ném tiền xuống ao không được xem tăm là gì?
  • chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng là gì?
  • tay xách nách mang là gì?
  • giấu như mèo giấu cứt là gì?
  • mèo khen mèo dài đuôi là gì?
  • giật đầu cá, vá đầu tôm/giật gấu vá vai là gì?
  • có thực mới vực được đạo là gì?
  • lấp sông lấp giếng, ai lấp được miệng thiên hạ là gì?
  • một kho vàng chẳng bằng một nang chữ là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "non xanh nước biếc" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

non xanh nước biếc có nghĩa là: Phong cảnh núi sông đẹp đẽ, nên thơ.

Đây là cách dùng câu non xanh nước biếc. Thực chất, "non xanh nước biếc" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ non xanh nước biếc là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

MÃ ĐỀ 14803

Bài 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau:

1.       Đồng ………. hợp lực.

Đáp án: tâm

2.       Đồng sức đồng ………….

Đáp án: lòng

3.       Một miếng khi ……….. bằng một gói khi no

Đáp án: đói

4.       Đoàn kết là ……………, chia rẽ là chết. 

Đáp án: sống

5.       Thật thà là …….quỷ quái. 

Đáp án: cha

6.       Cây ………….không sợ chết đứng. 

Đáp án: ngay

7.       Trẻ cậy cha, già cậy………..

Đáp án: con

8.       Tre già ……….mọc

Đáp án: măng

9.       Trẻ người………..dạ

Đáp án: non

10.     Trẻ trồng na, già trồng ………..

Đáp án: chuối

Bài 2.          Điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu dưới đây.

1.       ……….từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. 

Đáp án: Tính từ

2.       Đường vô xứ ………quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. 

Đáp án: Nghệ

3.       Từ “nhưng” trong câu “Bạn ấy học giỏi nhưng lười.” là ………… 

Đáp án: quan hệ từ

4.       Từ “tư duy” trong câu: “Đây là bài tập phát triển tư duy.” là ………..từ. 

Đáp án: danh

5.       Bài thơ “Hành trình của bầy ong” của tác giả………………………….

Đáp án: Nguyễn Đức Mậu

6.       ………………………..là những từ có khả năng thay thế cho các từ, các cụm từ, cho người, vật hoặc sự việc nào đó được nhắc đến ở trước để tránh lặp từ, dài dòng.

Đáp án: Đại từ

7.       Từ “vui” trong câu “Tôi rất vui” là ………..từ. 

Đáp án: động

8.       Cặp quan hệ từ “vì – ………” thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. 

Đáp án: nên

9.       Cặp quan hệ từ “tuy – nhưng” thể hiện quan hệ ………….

Đáp án: tương phản

10.     Từ “bay” trong câu: “Giôn – xơn/ Tội ác bay chồng chất/Nhân danh ai/ Bay mang B52/ Những na pan hơi độc/ Đến Việt Nam.” là ……….từ. 

Đáp án: đại từ

Bài 3.  Chọn một đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

1.       Câu thơ: “Bầy chim đi ăn về/ ………vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc” [Đồng Xuân Lan]. Từ nào dưới đây được tác giả sử dụng ở chỗ trống trong câu thơ?

A.      Trút

B.      Đổ

C.      Thả

D.      Rót

Đáp án: D
2. Từ “tựa” trong câu thơ: “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc/ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” là từ loại nào dưới đây?

A.      Quan hệ từ

B.      Động từ

C.      Tính từ

D.      Danh từ

Đáp án: B

3. Bài thơ nào dưới đây không phải của Định Hải?

A. Bài ca về trái đất

B. Cửa sông

C. Gọi bạn

D. Nếu chúng mình có phép lạ

Đáp án: B

4. Cấu tạo của tiếng “huyền” là?

A. Âm đầu, âm chính, thanh.

B. Âm đầu, âm đệm, âm chính, thanh điệu.

C. Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu.

D. Âm đầu, âm chính, âm cuối, thanh điệu.

Đáp án: C

5. Câu nào dưới đây có từ “bà” là đại từ?

A. Bà của Lan năm nay 70 tuổi.

B. Bà ơi, bà có khỏe không?

C. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê thăm bà tôi.

D. Tiếng bà tôi nói rất vui vẻ, dịu dàng và trầm bổng.

Đáp án: B

6. Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ dưới đây?

“Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể

Núi dựng cheo leo, hồ lặng im”

[Hoàng Trung Thông]

A. 2 danh từ

B. 3 danh từ

C. 4 danh từ

D. 5 danh từ

Đáp án: C

7. Xét về mặt từ loại, nhóm từ: “quốc kì, quốc ca, quốc lộ, quốc gia“ có điểm gì chung?

A. Đều là tính từ

B. Đều là danh từ

C. Đều là động từ

D. Đều là đại từ

Đáp án: B

8. Trái nghĩa với từ “ căng” trong “bụng căng” là ?

A. Phệ

B. Nhỏ

C. Yếu

D. Lép

Đáp án: D

9. Từ gạch chân trong câu thơ “Những vạt nương màu mật” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

Đáp án: B [Nghĩa chuyển]

10. Từ nào không thuộc nhóm trong những từ: “Chậm, thong thả, từ từ, muộn”?

A. Chậm

B. Thong thả

C. Muộn

D. Từ từ

Đáp án: C

Xem đầy đủ và tải về file word  TẠI ĐÂY

=> Xem thêm :

Đề ôn luyện phần luyện từ và câu lớp 5 [Mã đề 14804] – Ôn tập Tiếng Việt 5 tại đây. 

Related

Video liên quan

Chủ Đề