Cách cho gà uống kháng sinh

I / NGUYÊN TẮC 3 BƯỚC ĐÚNG TRONG ĐIỀU TRỊ BNH HIỆU QUẢ

Bước 1: Vệ sinh

Vệ sinh môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống, chất thải. Đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý và thông thoáng chuồng nuôi.

Phun thuốc sát trùng định kỳ 2 ngày 1 lần

Bước 2: Dùng thuốc

Dùng thuốc cần tuân thủ 5 đúng như sau:

  1. Đúng thuốc
  2. Đúng thời gian [dung ngay khi có dấu hiệu của bệnh]
  3. Đúng liều: dùng liều tấn công vào ngày đầu tiên [gấp 1,5 lần liều điều trị] dùng liều điều trị vào các ngày tiếp theo
  4. Đúng lượng: nên chia lượng thuốc của cả ngày, cho uống 2 lần/ ngày
  5. Đúng liệu trình: dùng thường liên tục 3-5 ngày

Bước 3: Bổ trợ

Bổ xung chất vitamin, điên giải, đặc biệt là men vi sinh và thuốc giải độc gan thận để giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột và tăng hiệu quả điều trị

II/ PHƯƠNG PHÁP CHO GÀ UỐNG THUỐC

Sáng sớm pha thuốc kháng sinh [3-5 giờ], Trưa pha thuốc bổ điện giải

Chiều mát cho uống kháng sinh, Đêm: cho uống nước trắng

III/ CÁCH TÍNH LIỀU KHÁNG SINH THEO THỂ TRỌNG GÀ

1gam/2 lít [ml] điều trị cho 10kg gà/ ngày. 1gam/1 lít điều trị cho 5kg gà/ ngày. 2gam/1 lít điều trị cho 2,5kg gà/ngày.

IV/ CÁCH PHUN THUỐC SÁT TRÙNG HIỆU QUẢ

Trong truồng nuôi:

 AMONIUM phun đúng liều 1ml/ 2,5lít nước, 2-4 lít nước đã pha / 100m2 chuồng nuôi. Phun sương vào không khí, lối đi lại và nền chuồng. Phun vào thời điểm khô và ấm nhất trong ngày. Phun định kỳ 1-2 lần/ tuần

Ngoài chuồng nuôi:

Dùng Formol phun với liều 10ml/2,5 lít nước/ 100m2 [ phun định kỳ 1-2 lần/ tuần] Phun vào vách, bạt, môi trường, đặc biệt là phun vào các bụi cây, các ngóc ngách,.. [không hạn chế diện tích phun]

Sau khi xuất bán, vệ sinh sạch sẽ truồng trại, Phun Formol lên tường, vách, nền, tiêu diệt triệt để mần bệnh. Để chuồng nuôi ít nhất 15 ngày trước khi cho đàn mới vào

V/ PHƯƠNG PHÁP CHỦNG VACCINE

Phương pháp cho uống:

Trước khi cho gà uống vaccine nên để gà nhịn khát 2-3h [thời gian tùy thuộc vào thời tiết] nếu thời tiết nóng nên để gà nhịn khát tối đa là 1h. Máng uống phải đủ cho toàn bộ gà uống cùng 1 lúc. Máng uống rải đều khắp khu vực nuôi gà để gà dễ uống và tránh tập trung nhiều gà vào 1 máng, gây đổ nước ra ngoài và gà uống không đều. Nước uống cho gà 48h trước và 24h sau khi làm vaccine không được cho chất sát trùng

Nước uống dùng để pha không có Chlorin hoặc cặn kim loại. tốt nhất trước khi pha vaccine 30 phút, pha nước với bột sữa gầy theo tỷ lệ 40g/10 lít nước. Lượng nước cần để đủ pha vaccine tương đương với lượng nước đủ để gà uống hết tối đa trong 2h

Máng uống nên để trong bong râm mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Phương pháp nhỏ mắt và nhỏ mũi:

Tốt nhất hòa tan vaccine với nước pha của nhà sản xuất. Lắc cho vaccine tan hoàn toàn nhưng tránh tạo bọt. Dung dịch vaccine đã pha nên dùng hết trong vòng 1-1h30 phút. Vaccine đã pha không sử dụng hết phải tiêu hủy bằng thuốc sát trùng hoặc đốt bỏ.

Nhiệt độ nước pha nên tương ứng với nhiệt độ vaccine để tránh sốc cho virus vaccine

Bắt gà nằm nghiêng, nhỏ 1 giọt vaccine vào mắt hoặc vào mũi, đợi gà chớp mắt cho giọt vaccine giàn đều hoặc gà hít hết vào mới thả gà ra [đối với bệnh Gumboro nên nhỏ vào miệng]

Bài viết liên quan:

1. Kháng sinh tự nhiên là gì?

Đối với vật nuôi, khi sử dụng thuốc kháng sinh được sản xuất tổng hợp để tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của vật nuôi sẽ gặp phải hai vấn đề sau:

Thứ nhất, bên cạnh việc giết chết các vi khuẩn có hại, đồng thời thuốc kháng cũng giết chết các vi khuẩn tốt có hỗ trợ hệ thống miễn dịch của vật nuôi.

Thứ hai, vi khuẩn sẽ kháng thuốc theo thời gian, và sau đó thuốc kháng sinh sẽ không còn hiệu quả [hiện tượng kháng kháng sinh].

Thay vì chờ đợi cho đến khi vật nuôi bị ốm và phải dùng thuốc kháng sinh tổng hợp, hãy thêm vào chế độ ăn uống của chúng những thuốc kháng sinh tự nhiên. Thuốc kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi bằng cách giết chết các vi khuẩn có hại và bảo vệ các vi khuẩn có lợi.Và một lợi thế nữa là, các vi khuẩn có hại không thể phát triển sức đề kháng với thuốc kháng sinh tự nhiên. Bạn vẫn có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh khi vật nuôi bị bệnh [sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ thú y], nhưng tiêu thụ những thực phẩm chứa thuốc kháng sinh tự nhiên sẽ giúp vật nuôi của bạn khỏe mạnh và ít bị ốm hơn.

2. Nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đây là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tết bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn bông các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống. Bao gồm có các loại miễn dịch sau: Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu được, miễn dịch chủ động và thụ động.

Nhằm giúp cho vật nuôi khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng như trứng, thịt, sữa, nuôi làm cảnh, thú cưng… với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bênh, bà con cần dành thời gian chăm sóc chu đáo, nắm vững những nguyên tắc trong chăn nuôi. Để thực hiện được điều này, bà con cần chú ý đến các vấn đề như: dinh dưỡng, không gian nuôi nhốt, mật độ vật nuôi, khí hậu thời tiết và yếu tố riêng biệt về giống loài…

Ví dụ như để phòng bệnh cảm cúm cho vật nuôi, bà con cần chuẩn bị chỗ ở, xây dựng chuồng trại kín đáo, thoáng khí vào mùa hè, có cửa che chắn hoặc có thêm hệ thống sưởi ấm khi đông về…

3. Kết hợp các loại thảo dược để cho ra các loại kháng sinh tự nhiên

Một số loại quen thuộc như hàng, tỏi, gừng, riềng, quế, nghệ, mật ong, dầu dừa, kinh giới, húng quế ta thường biết còn phải kể đến các loại như Kim ngân hoa, bồ công anh, cây kim vàng, cóc mẳn, ký ninh, lá lốt, hương nhu, mơ lông ngải cứu, sả, bột ngô công [rết]…

Để nâng cao hệ miễn dịch, phòng bệnh cho vật nuôi, và sử dụng thảo dược thiên nhiên tốt nhất, bà con cần xác định thời điểm nào trong vòng đời của vật nuôi là yếu nhất, dễ bị bệnh nhất. Xác định thời điểm nào trong năm có yếu tố thời tiết bất lợi nhất. Từ đó xác định thời điểm bổ sung dinh dưỡng và thảo dược để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi. Thời điểm vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh nhất là lúc còn nhỏ, lúc thay đổi môi trường sống, thay đổi thời tiết, lúc vật nuôi sản xuất ra sản phẩm mạnh nhất.

Bà con hãy viết ra lịch trình chăn nuôi trong khoảng thời gian 1 năm, chia ra các giai đoạn. Tùy vào đặc điểm từng vật nuôi, thời tiết khí hậu từng vùng miền mà áp dụng. Trước khi vật nuôi bước vào giai đoạn trọng yếu đó, bà con cần quan tâm chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung thảo dược vào thức ăn, nước uống.

4. Nguyên tắc công thần tá sứ, có công có bổ

Một bài thuốc nam hay phải có các vị chủ lực [công], vị tương trợ [thần], vị phụ tá [tá], vị dẫn đường [sứ]… cũng âm dương ngũ hành đầy đủ cả. Ngoài ra phải có công có bổ. Tức là ngoài sử dụng các chất kháng sinh tự nhiên thì ta cần bổ sung các vitamin, axit amin quan trọng để cơ thể vừa khỏe vừa chiến đấu.

Bà con bổ sung vitamin và axit amin bằng cách sử dụng các loại như bột cà rốt, cà ri [không nhầm với hạt methi Ấn Độ nha], mầm rau sống, bột khoáng…

Để chim cảnh có màu lông đẹp, bà con nên sử dụng hạt cà ri nguồn gốc từ Nam Mỹ. Hạt cà ri này có hàm lượng caroten [tiền vitamin A] gấp 100 lần so với cà rốt. Quan trọng hơn nó làm cho bộ lông của gia cầm, chim cảnh rất nổi, quyến rũ. Bời vì caroten rất cần thiết cho sự tạo ra các sắc tố trong lông.

5. Dầm sương dải nắng

Ở đời hễ là có mặt trong vũ trụ này không có một sinh vật nào mà sung sướng hưởng thụ cuộc sống một cách như tiên cả. Quy luật cho thấy “gian nan rèn luyện mới thành công", “chặng đường nào trải bước trên đường dầu bàn chân cũng thấm đau vì những viên sỏi". Thú cưng hay chim kiểng đều phải phơi nắng, nằm sương mới tốt. Đặc biệt là chim mới thuần hóa từ rừng về. Cứ làm chuồng ngoài trời, có mái che mái hở, có nắng có gió thì cái đó mới đẹp [cái lông]. Giống như con người có phong ba bão táp, có từng trải thì mới trưởng thành được.

6. Sử dụng vacxin hợp lý

Các bệnh nào đã có vacxin thì nên sử dụng. Quan trọng là khâu mua, vận chuyển và bảo quản. Vì vacxin có loại là những vi khuẩn, virus được làm yếu đi, cần bảo quản ở nhiệt độ mát [4 - 8oC]. Đường tiêm thì chủ yếu là tiêm qua da. Tiêm lúc vật nuôi đang khỏe mạnh, đang còn nhỏ là tốt nhất; nhỏ mắt nhỏ mũi, chủng… do đó bà con cần chú ý và tìm hiểu kỹ để hiệu quả chăn nuôi có kết quả tốt.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Video liên quan

Chủ Đề