Cách giâm cành cây lan hạt dưa

Cây Lan hạt dưa, hay còn được gọi là lan đô la, là loài cây được sử dụng rất phổ biến để trồng treo trang trí cho ban công, sân vườn, treo cửa sổ, văn phòng hay trong các nhà hàng, quán cafe, hiệu sách….

Loài cây này có ưu điểm là lá đẹp, lạ mắt, dễ trồng, dễ chăm sóc và ít thay lá nên rất được yêu thích sử dụng.

Trong bài viết này, cảnh quan Thành Phố Xanh xin giới thiệu đến bạn cây Lan hạt dưa - Lan Đôla - Cách chăm sóc cây treo chậu đẹp, hãy theo dõi nhé.

Thông tin về cây: 

- Tên thông thường: Cây Lan hạt dưa, cây lan dollar 

- Tên khoa học: Dischidia sp

- Họ thực vật: Asclepiadaceae [họ Thiên lý]

Đặc điểm hình thái của cây: 

- Tuy cây được ứng dụng trồng rũ, nhưng cây cũng thuộc dạng cây dây leo hoặc có thân thảo sống phụ thuộc, cây thường mọc thành bụi với phần thân mỏng manh mềm mại.

- Lá lan hạt dưa có hình bầu dục, nhìn sơ giống hình đồng tiền, cũng bởi vì thế mà cây còn có tên là lan Đola.

- Mép lá là mép lá nguyên với phần gân chính nổi rõ, chia lá thành 2 phần đều đặn, lá thường mọc thành cặp đối nhau.

- Điểm đáng tiếc nhất của loài cây này chính là không có hoa, bù lại cây có nhiều cành lá nhỏ mọc tua tủa xung quanh thân nhìn rất mướt mắt, do đó chiếm được cảm tình của người dùng rất nhiều.

Cách trồng cây lan hạt dưa:

Lan hạt dưa rất dễ nhân giống, các 2 phương pháp chủ yếu để nhân giống cây là:  

1. Tách bụi: chọn ra những cây con khỏe mạnh, tách chúng ra khỏi thân cây mẹ và trồng xuống như những cây khác. Cuối cùng ta tưới nước giữ ẩm để cây phát triển tốt nhất.

2. Giâm cành: chọn những cành giâm già, có rễ, bố trí phần gốc và thân ở tư thế nằm ngang và lấp đất lên. Phần đất lấp chỉ cần qua mép trên của thân chúng là được. Sau đó cần giữ ẩm vừa phải cho đất để cành phát triển nhanh chóng thành cây con.

Cách chăm sóc cây lan hạt dưa

- Ánh sáng: cây thích nghi được với mọi điều kiện ánh sáng, kể cả khi không có ánh sáng mặt trời thì cây vẫn sẽ phát triển tốt. Tuy nhiên, hãy mang cây ra nơi có ánh sáng nhẹ vài lần 1 tuần để cây quang hợp.

- Tưới nước: vào mùa hanh khô, hãy tưới 1 - 2 lần/ngày, tới mùa mưa thì giảm xuống còn 2 ngày tưới 1 lần. Khi tưới cần tưới phun sương nhẹ nhàng lên bề mặt lá.

- Bón phân: để sinh trưởng một cách tốt nhất đương nhiên không thể thiếu việc bón phân cho cây. Bạn có thể mua các loại phân bón có sẵn trên thị trường hiện nay để bón cho cây.

- Cắt tỉa: khi xuất hiện hiện tượng các lá bị vàng úa, cần cắt bỏ ngay để tránh lây lan. Việc cắt tỉa thường xuyên này cũng sẽ kích thích cây mọc cành non nhiều hơn và ngăn ngừa sâu bệnh một cách hiệu quả.

Ứng dụng của cây lan hạt dưa

Cây cảnh đương nhiên sẽ có tác dụng trang trí rất cao. Cây lan hạt dưa rất phù hợp để trang trí ban công, cửa sổ hoặc trên bàn làm việc, mang lại hiệu quả trang trí vô cùng cao.

Cây có khả năng thích nghi rất tốt với nhiều môi trường sống, thích hợp để trang trí cảnh quan quán cafe, nhà hàng hay trang trí cho các văn phòng công ty. Các chậu lan hạt dưa treo sẽ góp phần làm giảm sự đơn điệu nhàm chán của không gian.

Mặc khác, cây cũng có ý nghĩa phong thuỷ vô cùng tốt. Nếu bạn là người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa, trồng cây lan hạt dưa sẽ giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho bạn đấy.

Trên đây chính là những thông tin cơ bản về loài cây lan hạt dưa, hi vọng sẽ giúp bạn một phần trong việc trang trí không gian một cách đẹp mắt nhất có thể.

Mọi thông tin về “Lan Hạt Dưa - Lan Đô La - Cách chăm sóc cây treo chậu đẹp” xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

>> Địa chỉ văn phòng:  Số 36/70/4 Đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

>> Địa chỉ vườn ươm: số 81 đường số 18, khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, HCM.

>> Điện thoại : 0936 979 303 - 0338 425 917 - 0367 853 627

>> Email :

Bạn cần tìm một loại cây dễ sống, độc đáo, để treo cửa sổ, ban công, trên tường để trang trí thì không thể bỏ qua cây Lan Hạt Dưa hay còn có tên gọi khác là cây Lan Đô La giúp mang đến tiền bạc cho gia chủ.

Cây Lan Hạt Dưa Treo

Đặc điểm của cây Lan Hạt Dưa

Cây Lan Hạt Dưa hay còn có tên gọi khác là Lan Đô La, Lan Hạt Dưa Cẩm Thạch…Cây có tên khoa học: Dischidia oiantha Schltr. Thuộc họ thực vật: Asclepiadaceae [họ Thiên lý]. Lá cây mọc đối xứng nhau và có nhiều phiên bản khác nhau như lá bản nhỏ như cúc áo, to như đồng xu, hình bầu dục, lá cũng có nhiều màu xanh đậm, xanh nhạt, hoặc xanh nhạt viền trắng [cẩm thạch].

Lá cây Lan Hạt Dưa có nhiều kiểu khác nhau

Cây Lan Hạt Dưa thuộc loại cây xanh tốt quanh năm, thuộc loại rủ nhưng có thể leo bằng rễ, rễ cây mọc nhiều ở phần lá giao với thân, để có thể bám trên các bề mặt nhám. Cây Lan Hạt Dưa không có hoa

Cách chăm sóc cây Lan Hạt Dưa

Cây Lan Hạt Dưa thuộc loại dễ chăm sóc và dễ sống, ưa mát, thoáng gió vì cây phát triển rễ nhiều nên cũng cần cung cấp nhiều nước cho cây để cây phát triển.

Đất

Đất trồng cây Lan Hạt Dưa cần được giữ ẩm, nhưng không bị đọng nước nhiều dễ làm cây bị thối, để có loại đất phù hợp đó to lên trộn vào đất 2 thành phần. Phần 1: Tạo độ ẩm mùn và xơ dừa, trấu…Phần 2: Tạo độ thoáng tránh giữ nước như xơ dừa, sỉ than, đá perlite..

Để cây nơi thoáng và giữ ẩm cho đất

Nước

Hãy giữ ẩm cho đất nhưng không để bị úng nước, tùy vào điều kiện môi trường mà ta tưới nước phù hợp nếu cây để trong nhà nên 1 tuần tưới 2 lần, cây để ngoài trời thì có thể ngày nào cũng tưới.

Ánh sáng, nhiệt độ

Cây ưa ánh sáng nhẹ buổi sáng đến khoảng 8h và buổi chiều muộn từ 17h trở ra vào mùa hè, còn mùa đông ở miền bắc bạn có thể để cây ở ngoài cả ngày.

Nhân giống

Cây rất dễ nhân giống chỉ cần cắt cành có phần rễ mọc, đặt trên đất là cây có thể tự phát triển

Cây lan hạt dưa nổi bật bởi bộ lá và thân leo rũ nên rất được ưa chuộng trồng trang trí cho nhà cửa, ban công, văn phòng hay quán cafe đều được

Không những thế, trong phong thủy nó còn có thể giúp thu hút tiền tài, may mắn cho gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu loài cây này nhé.

Thông tin về cây:

- Tên thông thường: Lan hạt dưa, lan dola

- Tên khoa học: Dischidia oiantha Schltr.

- Họ thực vật: Asclepiadaceae [họ Thiên lý]

- Chiều cao cây: 20 - 30cm.

- Giá tham khảo: 80.000đ

Đặc điểm hình thái của cây lan hạt dưa:

- Cây lan hạt dưa nổi bật bởi bộ lá và thân leo rủ, là cây thân thảo sống phụ, thường được trồng trong các chậu treo, có cành nhánh mềm.

- Cây có lá đơn hình bầu dục, mọc đối, dày, mập, màu xanh pha trắng khô khi ở các lá non còn có màu trắng sữa. Mép lá nguyên, gân chính nổi chia lá làm hai phần rõ rệt, lá cong và mọc đối theo từng cặp với nhau.

- Khi chạm vào lá có cảm giác mát lạnh, lá dày và mọng, càng gần ngọn màu lá càng nhạt dần.

- Cây lan hạt dưa không có hoa.

Cách trồng cây lan hạt dưa:

Cây được trồng bằng phương pháp tách bụi hoặc giâm cành đều được.

- Phương pháp tách bụi: chọn những cây con khỏe, tách cây con khỏi thân cây mẹ và trồng xuống như những cây khác. Tiếp theo đó tưới giữ ẩm cho cây để cây phát triển là được.

- Phương pháp giâm cành: chọn những giống già, có rễ, để phần gốc và thân ở tư thế nằm ngang và lấp đất lên. Phần đất lấp chỉ cần qua mép trên của thân chúng là được. Sau đỏ giữ ẩm vừa phải thì cành lan hạt dưa đó sẽ nhanh  chóng phát triển thành cây con.

Cách chăm sóc cây lan hạt dưa:

- Ánh sáng: cây ưa sáng nhưng không chịu được nắng gắt, chịu bóng bán phần, nên thường xuyên cho cây tiếp xúc với ánh sáng nhẹ.

- Tưới nước: phun nhẹ lên bề mặt lá với lượng nước vừa đủ, tưới thường xuyên. Vào mùa khô có thể tưới 1 - 2 lần/ngày, mùa mưa hạn chế thời gian tưới và lượng nước tưới cho mỗi chậu.

- Phân bón: hàng tháng nên sử dụng phân bón để bổ sung dưỡng chất cho đất, bón phân vi sinh, trùn quế, NPK, phân hữu cơ cho cây.

- Cắt tỉa: nên thường xuyên tỉa xén cho cây để duy trì hình dáng cũng như để cây phát triển tốt hơn. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ ngay để tránh lây lan.

Ngày nay, cây lan hạt dưa được sử dụng khá phổ biến với hình thức chậu treo để trang trí cho các khuôn viên bán cafe, nhà hàng, ban công hoặc hành lang, giúp tô điểm cũng như tạo điểm nhấn cho không gian trở nên xanh mát hơn.

Thông tin liên hệ:

PHƯƠNG TRUNG GREEN

Hotline: 0961.110.546 - 0974.222.759

Email:

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề