Cách làm tan mật ong bị đóng đường

Thực tế khi sử dụng và bảo quản mật ong bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng mật ong bị đóng đường. Nhất là trong điều kiện thời tiết đang vào đông thì tình trạng mật bị kết tinh càng dễ xảy ra. Do vậy mà biết cách xử lý mật ong bị đóng đường là điều cần thiết cho bạn.

Cách xử lý mật ong bị đóng đường

Cách xử lý mật ong bị đóng đường vô cùng đơn giản. Mật ong bị kết tinh thường là do để lâu ở nhiệt độ thấp. Do vậy mà bạn cần cho mật ong tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn là có thể giải quyết vấn đề này.

Cách làm:

Chuẩn bị nước ấm tầm 60 – 90 độ C và 1 cái thau.

  • Trường hợp mật ong bị kết tinh ở đáy chai: Bạn đặt lọ mật ong vào thau nước ấm sao cho nước ấm dâng cao hơn phần mật ong bị kết tinh.
  • Trường hợp mật ong bị kết tinh ở miệng hoặc thân chai: Bạn đặt chai mật ong nằm trong thau nước ấm. Nhớ vặn chặt nắp và cho nước ấm ngập chai. Thỉnh thoảng xoay, trở chai để hơi ấm tác động khắp chai và phần mật bị kết tinh.

Sau khi nước đã nguội nhưng phần mật bị kết tinh vẫn chưa tan hết. Bạn tiếp tục thay nước ấm mới. Thực hiện vài lần như vậy là mật ong sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

Lưu ý:

  • Nếu mật ong bạn cất trữ trong chai nhựa thì nên cho mật ong ra tô sứ. Sau đó mới thực hiện các bước về cách xử lý mật ong bị đóng đường như trên. Vì nước ấm có thể làm ảnh hưởng, biến dạng chai nhựa và sinh ra một số chất độc hại khác.
  • Không nên đun mật ong hay cho mật ong vào lò vi sóng. Đặc biệt là không nên phơi mật ong dưới ánh nắng mặt trời. Các cách này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mật ong.

Mật ong sau xử lý cần được bảo quản

Mật ong sau xử lý cần được bảo quản ở nhiệt độ thường, để nơi khô ráo. Cất trữ mật ong trong hủ thủy tinh hoặc hủ nhựa rộng miệng. Trường hợp mật ong lại tiếp tục bị đóng đường bạn không nên xử lý thêm lần nữa. Xử lý quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng mật. Dinh dưỡng trong mật bị giảm đi và thậm chí mật ong sẽ bị biến chất nếu ngâm thường xuyên trong nước ấm.

Mật ong bị kết tinh có dùng được không

Mật ong bị kết tinh có dạng đặc sệt. Một điều lạ là các nước phương Tây lại thích mật ong ở dạng “kem” này. Nói đến đây thì bạn cũng biết câu trả lời cho câu hỏi mật ong bị kết tinh có dùng được không rồi đấy. Hoàn toàn có thể dùng được mà không gây hại đến sức khỏe bạn nhé!

Trường hợp bạn đựng mật ong trong hủ miệng rộng và bị đóng đường. Bạn có thể dùng muỗng để lấy phần kết tinh này ra sử dụng trước mà không cần phải xử lý. Sử dụng pha nước ấm để uống như bình thường hoặc dùng nấu ăn đều được.

Từ nay bạn sẽ không còn lo ngại vì đã bỏ túi được cách xử lý mật ong bị đóng đường rồi. Chọn mật ong nguyên chất để hiệu quả làm đẹp và cải thiện sức khỏe của bạn được nhanh chóng hơn nhé!

Trong quá trình sử dụng mật ong chúng ta rất hay gặp phải trường hợp mật ong bị đóng đường, hay còn gọi là mật ong bị kết tinh. Dẫu biết rằng mật ong kết tinh là mật tốt, các bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân vì sao mật ong lại bị kết tinh và vì sao mật kết tinh lại là mật tốt ở bài viết:

⇒ Xem thêm: Vì sao mật ong bị KẾT TINH [đóng đường]?

Thế nhưng mật bị kết tinh làm chúng ta cảm thấy bất tiện khi dùng. Mật ong ở dạng lỏng dĩ nhiên dùng thuận tiện hơn rất nhiều khi nó ở dạng kết tinh rồi. Để thuận tiện hơn, Mật ong Hưng Yên xin mách bạn cách xử lý mật ong bị đóng đường đơn giản tại nhà mà vẫn đảm bảo giữ nguyên được các dưỡng chất quý giá có trong mật ong nhé!

Tóm tắt nội dung

Cách xử lý mật ong bị đóng đường [kết tinh] giữ nguyên các dưỡng chất quý giá

Đối với mật ong đựng trong chai thủy tinh:

– Cho nước vào một chiếc nồi cao, đặt lên bếp đun nóng khoảng 45-50 độ

– Ngâm chai mật vào trong nồi nước nóng

– Các tinh thể đường kết tinh sẽ tan chảy dần trở về dạng lỏng.

– Khi nước nguội rồi mà đường chưa tan hết thì lại bật bếp đun nóng nước ở nhiệt độ 45-50 độ rồi ngâm tiếp cho tới khi mật ong trở về dạng lỏng hoàn toàn.

 

⇒ Xem thêm: [BẬT MÍ] Cách dùng mật ong hiệu quả nhất, đúng cách nhất

– Tuyệt đối không được ngâm mật ong trong nước ở nhiệt độ cao. Tuy đường nhanh tan nhưng các dưỡng chất trong mật ong sẽ bị phân hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng của mật ong.

Đối với mật ong đựng trong can nhựa:

Với số lượng mật ong lớn bắt buộc chúng ta phải bảo quản trong can nhựa vì chai thủy tinh khó lòng đựng được hết. Lúc này các bạn cần lọc các mảng đường kết tinh chuyển sang các chai miệng rộng. Có thể dùng chiếc rây lọc cua hoặc khăn xô để lọc kết tủa. Sau đó tiến hành làm như các bước ở trên để các tinh thể đường tan hết.

Với các lại chai coca như ảnh trên, các bạn có thể ngâm chúng trong nước ấm vừa phải để kết tủa tan bớt trước khi lấy ra ngoài. Bởi miệng can nhỏ, nếu kết tủa to, đóng thành mảng lớn sẽ khó ra được.

Cách bảo quản để hạn chế mật bị đóng đường:

– Nên đựng mật ong trong các chai hoặc can đã rửa sạch.

– Không nên đựng mật mới trong các can/lọ mật cũ bởi mật cũ nhanh bị kết tinh hơn mật mới. Khi mật cũ kết tinh sẽ làm mật mới nhanh bị kết tinh theo.

– Nên lọc sạch các sáp vụn, bụi bẩn, bọt nhỏ có trong mật trước khi cất giữ để hạn chế mật bị kết tinh

⇒ Xem thêm: Ăn phấn hoa trộn mật ong, hiệu quả tăng lên GẤP BỘI

– Trộn thêm một chút phấn hoa vào mật ong để các hạt phấn lên men, tạo khí ga, giúp hạn chế kết tinh. Bởi khi mật lên men, sinh khí ga sẽ làm nhiệt độ trong chai mật tăng lên, giúp ngăn ngừa kết tinh.

– Đậy nắp chai mật thật kín sau khi dùng để mật không bị bay hơi nước, làm mật đặc hơn nên dễ kết tinh hơn.

Chủ Đề